Bổ sung vitamin C như thế nào cho đúng?
Bạn bè tôi khuyên uống thêm vitamin C trong thời điểm dịch bệnh để tăng đề kháng phòng bệnh, xin hỏi bác sĩ nên bổ sung như thế nào cho đúng? (Hằng, 40 tuổi, TP HCM).
Trả lời:
Vitamin C là một chất tan trong nước có nhiều ích lợi cho sức khỏe, song không phải uống vitamin C càng nhiều là càng tốt.
Vitamin C có tác dụng chính là chất xúc tác trong nhiều phản ứng oxy hóa khử quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chuyển hóa acid folic thành acid folinic giúp tổng hợp tế bào hồng cầu, ức chế hyaluronidase làm bền vững thành mạch.
Bên cạnh đó, chất này giúp tổng hợp hormone tuyến thượng thận, tổng hợp các thành phần hữu cơ khác ở răng, xương và nội mô mạch máu. Giúp tăng hấp thu sắt ở ruột, kết hợp với vitamin E, beta- caroten, selen ngăn cản sự tạo thành gốc tự do gây độc tế bào.
Ngoài ra, vitamin C còn tăng tổng hợp interferon chống virus, giảm nhạy cảm với histamine (một loại hóa chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng. Có thể đây là lý do mọi người khuyến cáo bổ sung vitamin C trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vitamin C giúp phòng ngừa Covid-19. Ngược lại nếu bổ sung quá liều sẽ gây nên các tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày…
Do đó trước khi bổ sung, bạn cần xem cơ thể có đang thiếu vitamin C không, lượng thực phẩm hàng ngày có đủ vitamin C chưa?
Nếu thiếu vitamin C nặng có thể gây chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, rụng răng, dầy sừng nang lông. Nhẹ hơn gây viêm miệng, viêm lợi, thiếu máu, giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng.
Ngược lại khi dùng vitamin C liều cao trên 1000 mg/ngày kéo dài có thể gây thừa vitamin C, dẫn đến mất ngủ, kích động, tiêu chảy, viêm bàng quang, loét dạ dày – ruột, giảm sức bền hồng cầu gây tan máu. Ngoài ra còn gây sỏi thận, thậm chí tăng huyết áp, cản trở hấp thu vitamin A, B12. Nếu dừng đột ngột còn gây phản ứng ngược.
Video đang HOT
Liều lượng vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày để dự phòng thiếu đối với người ở từng nhóm tuổi cụ thể như sau:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 15 mg.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 25 mg.
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 45 mg.
- Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi: 75 mg (với nam) và 65 mg (với nữ).
- Người lớn trên 19 tuổi: 90 mg (với nam) và 75 mg (với nữ).
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung thêm vitamin C như: Người hút thuốc lá nên bổ sung thêm 35mg/ ngày so với liều khuyên dùng; phụ nữ khi mang thai nên bổ sung 85 mg vitamin C mỗi ngày; phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 120 mg vitamin C mỗi ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như rau cải xoong, cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua. Việc bổ sung vitamin C nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất.
Khi chế độ ăn không đa dạng, thiếu chất, thiếu vitamin C thì có thể bổ sung bằng chế phẩm uống. Tuy nhiên khi bổ sung bằng viên uống mỗi ngày, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nhân viên y tế. Vì ngoài lợi ích, vitamin C cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như dị ứng gây khó thở, phát ban; sưng môi, lưỡi, họng hoặc mặt; tiêu chảy, co rút dạ dày; ợ nóng, buồn nôn.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Thọ
Phòng khám Minh Trí – Hà Nội
4 loại vitamin tốt cho sức khoẻ và làn da
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin thiết yếu không chỉ giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ mà còn giúp làm đẹp da từ bên trong.
Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam, quýt.
Vitamin C có đặc tính chống oxy hoá, giúp tăng cường hệ miễn dịch và là thành phần chủ chốt trong việc hình thành collagen. Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ khoẻ khoắn, ít ốm vặt, đồng thời làn da sẽ tươi sáng, tràn đầy sức sống, giảm các dấu hiệu lão hoá sớm.
Bổ sung vitamin C bằng viên uống hoặc thông qua chế độ ăn uống. Hàm lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày là 1.000 mg. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C là trái cây họ cam, quýt, bưởi, dâu tây, bông cải xanh, rau mồng tơi...
Vitamin D
Trứng, sữa, phô mai giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể.
Vitamin D được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời và được hấp thụ qua da rồi vận chuyển khắp cơ thể, giúp tạo ra các tế bào khoẻ mạnh. Vitamin D giúp tăng cường hấp thụ canxi, củng cố kết cấu xương, giúp tăng cường kết cấu da, ngăn ngừa chảy xệ.
Bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng 10 - 15 phút hàng ngày vào buổi sáng, tránh khung giờ từ 10 - 16 giờ hoặc bổ sung thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên như trứng, sữa, phô mai, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết... hoặc qua viên uống bổ sung.
Vitamin E
Cá hồi giàu vitamin D và E, rất tốt cho làn da.
Giống như vitamin C, vitamin E là một chất chống oxy hoá, có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa đốm nâu, nám và nếp nhăn da. Đồng thời, vitamin E còn giúp bảo vệ hệ thần kinh, hệ da cơ - xương và võng mạc mắt. Thông thường, cơ thể sản xuất vitamin E thông qua bã nhờn. Ở trạng thái cân bằng, bã nhờn giúp giữ ẩm cho làn da, ngăn ngừa da khô, lão hoá. Hàm lượng vitamin E khuyến nghị mỗi ngày là 15 mg.
Bổ sung vitamin E cho cơ thể thông qua viên uống hoặc các loại thực phẩm như hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu ô liu, bơ thực vật, kiwi, cá hồi, bông cải xanh...
Vitamin K
Vitamin K có nhiều trong các loại rau lá xanh.
Vitamin K là loại vitamin rất cần thiết trong việc hỗ trợ đông máu, giúp chữa lành tổn thương như vết bầm tím hay các khu vực bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật. Vitamin K giúp cải thiện một số tình trạng da như nám, tàn nhang, vết rạn, tĩnh mạch mạng nhện, sẹo, đốm nâu, quầng thâm... Hàm lượng vitamin K khuyến nghị mỗi ngày là 65 - 80 mg.
Vitamin K có nhiều trong các loại thực phẩm như rau muống, cải xanh, cải xoong, bắp cải, rau diếp...
Những sai lầm khi uống nước chanh mà ai cũng nên biết Nước chanh rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm căn bản khi pha chế loại đồ uống này gây hại cho cơ thể. Nước chanh là một loại nước giải khát quen thuộc đối với mọi người. Uống nước chanh có rất nhiều công dụng như tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa,...