Bỏ sổ hộ khẩu, cơ hội tuyển sinh theo nơi cư trú
Khi chuyển quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân, theo nhiều chuyên gia, đây cũng là cơ hội để chuyển từ tuyển sinh theo hộ khẩu sang theo nơi cư trú với sự tiến bộ của công nghệ.
Có thể áp dụng công nghệ định vị địa điểm cư trú của học sinh để tuyển sinh – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An, cho biết ông từng đọc tài liệu, trao đổi với nhiều người ở nước ngoài thì các nước đa số đều tuyển sinh theo địa bàn, dựa vào chỗ ở thực tế. Học sinh (HS) ở đâu thì sẽ học trường gần đó. “Nếu không muốn học trường này mà đăng ký học trường khác thì phải ra học trường tư. Rất sòng phẳng và không có thân quen gì cả”, ông Hoàng nói.
Nhưng cũng theo ông Hoàng, nếu tuyển sinh theo chỗ ở thì sẽ nảy sinh một vấn đề: HS quận này vào học tại trường gần nhà ở quận khác. “Muốn phân học theo chỗ ở thì “ nhạc trưởng” giải quyết phải là Sở GD-ĐT. Lúc này cần phải xác định lại về vai trò quản lý nhà nước. Lâu nay, vai trò quản lý trong việc phân chỗ học cho trẻ thuộc về UBND các quận, huyện. Sở GD-ĐT cần có toàn quyền khi phân bố chỗ học theo chỗ ở.
Bộ trưởng Bộ Công an trình quốc hội việc bỏ sổ hộ khẩu
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, với mã số định danh, rất dễ dàng áp dụng công nghệ để phân chỗ học cho HS. Cơ quan quản lý sẽ áp dụng công nghệ khảo sát để định vị vị trí của trẻ trên toàn thành phố. Từ đó, phần mềm sẽ xác định trẻ học ở đâu dựa vào vị trí chỗ ở của trẻ ứng với vị trí của trường học. Việc chuyển hộ khẩu bằng giấy sang mã số định danh là cơ hội để thực hiện thay đổi cách tuyển sinh theo hộ khẩu lâu nay. Vì chỉ cần đưa mã số định danh vào một phần mềm là có thể phân chỗ học theo chỗ ở dễ dàng.
Ông Trần Việt Quân, Giám đốc Công ty ứng dụng điện thoại Di động xanh, sở hữu phần mềm chấm công Tanca, cho biết ứng dụng này xác định vị trí của nhân sự công ty qua thiết bị di động. Mỗi người hiện nay đều sử dụng điện thoại nên rất dễ biết được họ đang ở đâu, làm việc thế nào… để chấm công. Áp dụng công nghệ để phân chỗ học cho HS càng đơn giản hơn vì dữ liệu cư trú của HS đã nằm ở một đơn vị quản lý là công an. Cơ quan quản lý về giáo dục sẽ kết hợp cùng công an để đưa phần mềm vào quét, xác định một trường học cụ thể gọi bao nhiêu HS. Việc tuyển sinh các lớp đầu cấp sẽ đơn giản hơn nhiều và không xảy ra những bất cập như hiện nay chúng ta đang thấy.
Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc điều hành VietAI ( Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt), cũng cho rằng xét về ứng dụng công nghệ, để thực hiện việc phân chỗ học cho trẻ theo địa điểm cư trú rất đơn giản. Một người sử dụng điện thoại, không cần có internet thì nhà mạng cũng có thể truy xuất IP, xác định được địa điểm người đó chính xác. Xác định địa điểm cư trú của HS thì càng đơn giản hơn nhiều với ứng dụng công nghệ.
Sổ hộ khẩu: Bạn có bị ám ảnh không? – Video tư liệu
Nửa đêm nhận được cuộc gọi từ số điện thoại của người chồng quá cố, tôi thót tim nghe máy và câu chuyện phía sau khiến tôi sửng sốt
Sau khi về chịu tang chồng, tôi dẫn con đi và thề sẽ không bao giờ quay lại ngôi nhà đó, nhưng cuộc điện thoại đêm hôm ấy kéo lại tất cả.
Tôi kết hôn cách đây 5 năm. Ngày ấy, vợ chồng tôi đến với nhau bằng tình yêu, mặc cho hai bên bố mẹ cấm cản (do hai gia đình từng có mâu thuẫn trong quá khứ). Chúng tôi kết hôn mà không có đám cưới nào, chỉ mời bạn bè thân thiết đến nhà hàng để chứng hôn. Ngay cả sổ hộ khẩu để đăng ký, chúng tôi cũng không thể lấy. Thành ra trên giấy tờ, tôi và anh vẫn chưa phải vợ chồng.
Suốt 5 năm qua, vợ chồng tôi đã trải qua rất nhiều chuyện. Kết hôn xong, tôi có thai và sinh con, hoàn cảnh gia đình thiếu thốn vô cùng. Những lúc ấy, mẹ đẻ tôi xót con gái nên lui tới thăm nom hoặc cho chút tiền. Còn nhà chồng thì chẳng bao giờ thăm hỏi. Thậm chí khi tôi sinh con, họ cũng không hề đến.
Có một lần gặp mẹ chồng ở siêu thị, nhìn thấy con tôi trong chiếc xe đẩy, bà vẫn làm thinh không nói câu nào và lặng lẽ bước qua. Tôi đã từng hy vọng mẹ chồng nhận cháu nên mở lời chào trước, nhưng bà thẳng thừng nói: "Cô đã cưới con tôi mà không nhận được sự đồng ý thì đứa cháu này cũng chẳng là gì". Sau hôm ấy, mẹ chồng còn gọi điện tạo áp lực để chồng tôi bỏ vợ con về với gia đình. Khi chồng tôi từ chối, bà tuyệt tình nói từ mặt con trai.
Mẹ chồng tôi muốn nhận cháu, vì con trai bà đã qua đời. (Ảnh minh họa)
Mấy năm đầu khó khăn, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua. Bây giờ kinh tế khá hơn một chút, chồng tôi lại đột tử qua đời. Ngày chồng mất, tôi báo tin cho bố mẹ anh. Một lúc sau, cả nhà anh có mặt, họ thu xếp đưa chồng tôi về, đồ đạc của anh cũng bị mang đi hết.
May mắn là lúc ấy có một người bác đứng ra khuyên nhủ, mẹ chồng mới cho tôi và con về chịu tang. Sau 3 ngày, tôi đưa con về lại thành phố và không có ý quay lại. Đêm ấy, tôi thót tim khi nhận được cuộc điện thoại được gọi từ máy chồng. Đầu dây bên kia là giọng mẹ chồng tôi, bà sụt sùi: "Con ra mở cửa cho mẹ vào".
Có lẽ mọi người cũng đoán được chuyện đã xảy ra. Mẹ chồng tôi muốn nhận cháu vì con trai đã qua đời, giờ chỉ có mình con tôi là giọt máu để lại. Thú thật tôi không muốn mang tiếng khó khăn nhưng những gì mẹ chồng đã làm khiến tôi thấy khiên cưỡng.
Nói cho cùng thì nếu chồng tôi vẫn sống khỏe mạnh, bà sẽ chẳng bao giờ có ý định chào đón mẹ con tôi. Theo mọi người, tôi có nên cho mẹ chồng nhận cháu vì thằng bé là máu mủ của gia đình bên đó không?
Trình Quốc hội bỏ sổ hộ khẩu từ năm 2021 Chính phủ chính thức trình Quốc hội dự án luật Cư trú (sửa đổi), trong đó đề xuất bỏ sổ hộ khẩu từ năm 2021 khi luật có hiệu lực. Sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân Ngày 23/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình Quốc hội dự án luật Cư...