Bỏ quy định xử phạt sinh viên bình luận dung tục trên mạng
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã ký văn bản đính chính Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy về hành vi sinh viên không được làm.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đính chính điều 6 chương II của Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016 của Bộ trưởng GD&ĐT quy định các hành vi sinh viên không được làm.
Văn bản mới nêu rõ: “Các hành vi sinh viên không được làm thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục, Điều 61 Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký 25/4 và là bộ phận không tách rời của Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016.
Văn bản đính chính Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy về hành vi sinh viên không được làm. Ảnh chụp màn hình.
Trước đó, ngày 5/4, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký Thông tư ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó quy định cấm sinh viên bình luận, chia sẻ bài viết dung tục trên mạng.
Quy chế này nhận được nhiều tranh luận trên mạng xã hội, cũng như ý kiến của sinh viên. Một số bạn đặt câu hỏi thế nào là bình luận dung tục và có thể bị xử lý kỷ luật?
Trả lời Zing.vn, ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên – Bộ GD&ĐT cho rằng, Bộ chỉ quy định khung. Các trường có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện phù hợp quy chế của Bộ và thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Trong khi đó, lãnh đạo một số trường đại học tỏ ra lúng túng trong việc xử lý vi phạm. “Hiện nhà trường đang lúng túng việc áp dụng mức kỷ luật, Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn cụ thể”, tiến sĩ Phạm Văn Hà – Hiệu trưởng Đại học Công đoàn, cho biết.
Luật sư Vũ Tiến Vinh – Giám đốc Công ty Luật Bảo An (Hà Nội) khẳng định, ông đồng tình với việc Bộ GD&ĐT chấn chính và giáo dục nhận thức, cũng như những hành vi chưa đúng của sinh viên. Nhưng trước những quy định mới, ông đưa ý kiến, Bộ “chỉ nên tập trung giáo dục, chứ không nên đưa ra những quy định máy móc”.
Ông Vinh cho rằng, quy định vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra đã có sẵn từ trước trong pháp luật Việt Nam, từ những điều như không được đánh bạc, buôn bán vận chuyển trái phép chất gây cháy nổ, ma túy…
Video đang HOT
“Không nên đưa ra những quy định chồng chéo. Sinh viên vi phạm những điều này đã có cơ quan công an giải quyết, nhất là với quy định không được đăng tải, bình luận bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy trên mạng xã hội”, ông Vinh nói.
Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy do Bộ Giáo dục mới ban hành thay thế cho quy định từ năm 2007 đưa ra 10 hành vi sinh viên không được làm.
Một trong số đó là sinh viên không được đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Internet.
Tùy theo mức độ vi phạm, sinh viên sẽ bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, sinh viên được giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Những mức phạt này còn áp dụng cho sinh viên có hành động quấy rối, dâm ô, xâm phạm nhân phẩm, đời tư của người khác.
Theo Zing
Thay đổi ưu tiên khu vực, thí sinh có thiệt?
Năm 2016, Bộ GD&ĐT có một số điều chỉnh lớn trong chính sách hưởng ưu tiên khu vực. Quy định này có tác động như thế nào đến việc thực thi và đối tượng thụ hưởng?
Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Nghĩa đã có trao đổi về vấn đề này.
Ông Trần Văn Nghĩa cho biết: Hiện nay, quy chế có thay đổi chính sách ưu tiên, tuy nhiên có những thay đổi đó không ảnh hưởng nhiều tới thí sinh, cụ thể: Quy định thí sinh người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại khu vực (KV)1 trên 18 tháng được hưởng 2 điểm ưu tiên (quy định năm trước không nói đến thời gian trên 18 tháng);
Quy định về chế độ hưởng ưu tiên khi chuyển trường chỉ viết rõ ý hơn còn nội hàm không thay đổi gì.
Về quy định khu vực ưu tiên, năm nay Bộ GD&ĐT viết rõ hơn KV2 là các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương và các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Vì năm trước vẫn còn băn khoăn thị xã thuộc tỉnh là KV2 hay KV2 nông thôn.
Quy định về chế độ ưu tiên theo khu vực khi thí sinh chuyển trường chỉ điều chỉnh lại cho rõ ý hơn trước kia:
Nếu trong 3 năm học THPT có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó.
Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.
Điểm điều chỉnh lớn nhất được đưa vào Quy chế sau khi rút kinh nghiệm công tác tuyển sinh năm 2015 là quy định việc thí sinh được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:
"Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại các xã KV3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nếu học trung học phổ thông tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên".
Ông Trần Văn Nghĩa. Ảnh: VietNamNet.
- Với những điều chỉnh như vậy, học sinh cần lưu ý tới điểm gì khi xác định chế độ ưu tiên trong tuyển sinh?
- Khi xác định chế độ ưu tiên, thí sinh cần lưu ý: Chế độ ưu tiên khu vực về cơ bản được xác định theo xã đặt trường phổ thông nơi thí sinh theo học, không xác định theo hộ khẩu thường trú.
Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH;
- Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh;
- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại các xã khu vực 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn) nếu học trung học phổ thông tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên.
- Quân nhân, công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.
- Trong Quy chế khi quy định điều kiện được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú chỉ đề cập đến các trường đóng tại thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một xã đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, thực tế có một số tỉnh miền trung, các thành phố trực thuộc tỉnh cũng có các xã đặc biệt khó khăn, vậy học sinh học tại trường đóng tại thành phố này và có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại các xã đặc biệt khó khăn có được hưởng chế độ ưu tiên KV1 hay không?
- Đúng là trong Quy chế chỉ đề cập tới trường đóng tại các huyện, thị có ít nhất một xã đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên khi nhận được phản ánh của một số tỉnh về việc thành phố trực thuộc tỉnh vẫn có các xã đặc biệt khó khăn, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã báo cáo lãnh đạo Bộ và xin ý kiến.
Lãnh đạo Bộ đã đồng ý cho các thí sinh học tại trường đóng tại thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một xã đặc biệt khó khăn và có hộ khẩu thường trú tại xã đặc biệt khó khăn được hưởng ưu tiên KV1.
- Được biết Chính phủ và Ủy ban Dân tộc đã ban hành các quy định mới về các xã khó khăn: Một số xã không được đưa vào khu vực khó khăn, một số xã được bổ sung. Như vậy, năm nay danh sách các xã khu vực 1 (KV1) có thay đổi nhiều không thưa ông?
- Đúng là từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016, Chính phủ và Ủy ban Dân tộc đã ban hành các văn bản mới liên quan đến các xã thuộc khu vực khó khăn giai đoạn 2016-2020, trong đó một số xã đã được đưa ra khỏi khu vực khó khăn, một số xã thuộc khu vực biện giới, hải đảo được bổ sung.
Mặc dù vậy, danh mục các xã KV1 năm nay không thay đổi nhiều. Một số xã được đưa ra khỏi khu vực khó khăn vẫn được giữ nguyên trong danh sách các xã KV1 do các em học sinh đã học ở xã KV1 hai năm còn chuyển sang khu vực khác chưa đầy 1 năm.
Một số xã khó khăn và biên giới hải đảo được hưởng ngay KV1 theo quy định mới ban hành của Chính phủ vì thực tế từ trước đến nay đó vẫn là xã hải đảo, biên giới.
Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách các xã KV1 và xã đặc biệt khó khăn trên trang thông tin điện tử của Bộ và chuyển cho các sở GDĐT để thông báo cho học sinh.
Theo Kiều Oanh/VietNamNet
Bộ GD&ĐT nói về cấm sinh viên bình luận dung tục trên mạng Trước ý kiến khó cấm sinh viên có bình luận dung tục trên mạng xã hội, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, Bộ chỉ quy định khung, việc thực hiện của các trường. Bộ GD&ĐT vừa có thông tư ban hành Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy thay thế cho quy định từ năm 2007. Thông tư này có...