Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại Sóc Trăng
Ngày 4-3, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) do Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh Sóc Trăng.
Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn và lãnh đạo các sở, ngành có liên quan tiếp và làm việc với Đoàn.
Quang cảnh buổi làm việc của Bộ NN-PTNT với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng.
Giám đốc Sở NT-PTNT Huỳnh Ngọc Nhã đã báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng thời gian qua tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng đạt 6,75%; GRDP bình quân đầu người đạt 50,1 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha đất đạt 185 triệu đồng… Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD; sản lượng lúa đạt hai triệu tấn, thủy sản hơn 325.000 tấn; cả tỉnh có 99 sản phẩm OCOP. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, các hình thức hợp tác sản xuất có nhiều tiến bộ… Sóc Trăng xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Hoan đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Sóc Trăng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nông thôn Sóc Trăng ngày càng cải thiện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ NN-PTNT sẽ sớm hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng xây dựng thương hiệu gạo Quốc gia ST25, tổ chức rà soát quy hoạch vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao cả vùng; thực hiện liên kết theo chuỗi cho các nông sản; xây dựng mã vùng nuôi trồng thủy sản và đâu tư các trạm bơm, hệ thống cống, âu thuyền nhằm khép kín vùng sản xuất cây ăn trái. Gợi ý với lãnh đạo tỉnh và ngành NN-PTNT Sóc Trăng cần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 về định hướng phát nông nghiệp, nông thôn. Qua đó cụ thể hóa thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách phù hợp với đặc điểm, lợi thế của địa phương, chú trọng xây dựng mô hình hợp tác sản xuất hiệu quả, phổ biến, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, khuyến khích khởi nghiệp nhằm tạo việc làm nông thôn, cũng như da dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân…
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn ghi nhận những ý kiến của Đoàn công tác và đề nghị ngành nông nghiệp Sóc Trăng sớm có kế hoạch thực hiện hiện quả. “Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp nên được Bộ NN-PTNT quan tâm là điều rất quý, hỗ trợ địa phương có hướng đi đúng, khai thác tốt tài nguyên đất và con người để phát triển bền vững” – Đồng chí Lâm Văn Mẫn khẳng định.
Trước đó, Đoàn công tác đã thăm Trạm sản xuất giống lúa thơm ST của kỹ sư Hồ Quang Cua, khảo sát vùng trồng cây ăn trái, Khu du lịch sinh thái của huyện Cù Lao Dung.
Giá tiêu hôm nay 5/3: Thế giới, trong nước tăng mạnh, cao nhất 57.500đ/kg; không mở rộng diện tích hồ tiêu Gia Lai
Giá tiêu thế giới hôm nay 5/3 tiếp tục tăng, giao dịch ở 35.809,1 Rupee/tạ (thấp nhất) và 35.900 Rupee/tạ (cao nhất).
Giá tiêu hôm nay 5/3: Thế giới, trong nước tăng mạnh, cao nhất 57.500đ/kg. (Nguồn: Amazon)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới hôm nay 5/3 nối dài đà tăng, ghi nhận lúc 0h15 ngày 5/3 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 35.809,1 Rupee/tạ (thấp nhất) và 35.900 Rupee/tạ (cao nhất).
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 2/3 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng là 316,47VND/INR.
Theo bài viết mới đây trên Peppertrade , từ năm 2017, Brazil đã vượt qua Indonesia trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ hai trên thế giới, sau Việt Nam. Trong giai đoạn 2009-2020, số lượng hạt tiêu Brazil xuất khẩu tăng mạnh, lên tới 151%, trong đó tiêu đen chiếm tới 94% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Số lượng hạt tiêu xuất khẩu của Brazil cao nhất vào năm 2020 với 89.756 tấn (gồm 86.166 tấn tiêu đen và 3.590 tấn tiêu trắng); tăng 6% so với năm 2019; trong khi mức xuất khẩu thấp nhất rơi vào năm 2012 với 29.129 tấn.
Tổng kim ngạch tiêu xuất khẩu của Brazil trong 24 tháng qua đạt 174.432 tấn với tổng giá trị 364,9 triệu USD, trung bình hơn 7.268 tấn mỗi tháng. Theo thống kê, tháng 10/2019 là thời điểm ghi nhận sản lượng xuất khẩu cao nhất (đạt 11.119 tấn); trong khi mức thấp nhất rơi vào tháng 7/2019 (3.046 tấn).
Hạt tiêu của Brazil được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2020, 10 quốc gia tiêu thụ hạt tiêu Brazil nhiều nhất lần lượt là: Đức, Việt Nam, Mỹ, Morocco, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ấn Độ, Pakistan, Hà Lan và Mexico.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh 1.500đ/kg tại Gia Lai; ở các địa phương khác cũng ghi nhận tăng; giao dịch ở mức từ 56.000-57.500/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 56.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (56.500đ/kg); Bình Phước (57.000đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ở ngưỡng cao nhất là 57.500 đồng/kg.
Theo thông tin trên Báo Gia Lai, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết, định hướng của huyện trong thời gian tới là không phát triển thêm diện tích hồ tiêu. Tuy nhiên, huyện cũng khuyến cáo người dân nên giữ lại diện tích hồ tiêu hiện có.
Trong trường hợp muốn chuyển đổi cây trồng, bà con cần chọn loại phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nhằm phát huy lợi thế của vùng. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm từng bước nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tạo đầu ra ổn định cho mặt hàng này.
Còn theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pưh, tỉnh gia lai, đối với những diện tích hồ tiêu bị chết do dịch bệnh, già cỗi, huyện hướng dẫn người dân chuyển sang trồng các loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương như: cây ăn quả, rau màu gắn với chuỗi liên kết nhằm tạo đầu ra ổn định.
Mặc dù những năm gần đây, giá hồ tiêu xuống thấp, nhiều diện tích chết do dịch bệnh, hạn hán nhưng hồ tiêu vẫn là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Do đó, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương đã tập trung vận động người dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 200 ha hồ tiêu sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, Organic. Nhiều diện tích hồ tiêu cũng đã được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia La cho biết: Để cây hồ tiêu phát triển bền vững, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh xác định không mở rộng diện tích. Thay vào đó, ngành sẽ tập trung vận động người dân duy trì, ổn định diện tích hồ tiêu từ 12.000-13.000 ha.
Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với chế biến sâu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; chú trọng hướng dẫn người dân sản xuất theo các tiêu chuẩn và chế biến sâu, trong đó hết sức quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, từng bước nâng cao thương hiệu hồ tiêu Gia Lai.
“Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Bá Thước Chúng tôi có dịp về thôn Xuân Long, thị trấn Cành Nàng (Bá Thước), được tận mắt chứng kiến những quả dưa chín vàng trong nhà lưới của gia đình ông Vũ Văn Vang mới biết tinh thần vượt khó của những người dân vùng cao trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong...