Bộ nên gấp rút có phương thức thi cử mới định hướng dạy và học
Cần có chương trình khảo thí nói chung, thi tuyển sinh lớp 10 nói riêng theo phẩm chất năng lực người học, chứ không phải theo phương thức thi tuyển hiện nay.
Vấn đề môn chính – môn phụ trong nền giáo dục nước ta đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của xã hội; đặc biệt, sau khi Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông được ban hành, một lần nữa môn chính, môn phụ lại được các diễn đàn giáo dục bàn luận sôi nổi.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài về vấn đề này, được cộng đồng giáo viên trên cả nước quan tâm, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
“Thế là tới đây sẽ không còn môn chính, môn phụ, cảm ơn Bộ Giáo dục!”; “Không còn môn chính-môn phụ, không còn học sinh yếu kém sau Thông tư 22″;
“Vị thế môn chính-môn phụ không nằm ở Thông tư 22 mà ở chương trình, thi cử”; “Nói không có môn chính- môn phụ, theo tôi đó là quan điểm sai lầm”;
“Xóa bỏ môn chính – môn phụ: Trước chỉ học thêm 3 môn, giờ phải đầu tư 6 môn”; “Tôi lại lo Thông tư 22 sẽ tăng gấp đôi áp lực học thêm lên học sinh phổ thông”.
“Môn chính hay môn phụ do học sinh quyết định”; “Cấp 2 chỉ có 3 môn chính, muốn xóa chính-phụ phải thay đổi cách thi vào lớp 10″.
Có thể nói, tất cả các bài viết trên đều thu hút được sự quan tâm của độc giả. Đó là một dấu hiệu vui cho giáo dục, cho thấy người dân đã và đang theo dõi những chính sách, giải pháp của ngành chấn hưng giáo dục.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Tại sao Bộ nên gấp rút có có phương thức thi cử mới?
Thứ nhất , chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm tràn lan.
Sau khi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ban hành, nỗi lo học sinh lại bị “cối đá úp đầu” bởi dạy thêm, học thêm tràn lan; học thêm ở lớp 6 bây giờ không chỉ là 3 môn chính truyền thống (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh), mà có thể là… tất cả các môn có cách đánh giá bằng nhận xét và cho điểm.
Lo lắng trên của dư luận của không phải không có cơ sở, khi mà giáo dục chúng ta đang dạy và học vì điểm số, vì thành tích, vì giấy khen, vì… mơ ước của gia đình.
Video đang HOT
Thực tế mà nói Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT không có tác dụng tích cực trong dạy thêm, học thêm; vì dạy thêm, học thêm ở trung học cơ sở bị chi phối bởi tuyển sinh lớp 10, chứ không phải… văn bản chỉ đạo của Bộ.
Nên, bên cạnh hoàn thiện văn bản quản lý dạy thêm, học thêm, Bộ cần thay đổi phương thức tuyển sinh lớp 10.
Thứ hai , khẳng định chương trình giáo dục 2018 vì phát triển phẩm chất năng lực người học.
Chương trình giáo dục 2000 đang bị mục tiêu “tiến sĩ giấy”, học để ứng thí, học để “làm quan” khóa chặt từ cách dạy của thầy, cách học học của trò; mục tiêu học để thành thợ giải bài, không phải học để làm, học để khai phóng bản thân, đóng góp cho nhân loại.
Chính khái niệm môn chính, môn phụ cũng có từ đây, học nhưng không vì phẩm chất năng lực người học. Quy định thi cái gì, môn gì, thì nhà trường, học sinh dạy và học theo môn đó, đó là môn chính; người thích bơi, phải học chạy; người giỏi vẽ, phải học hát; người hát hay, phải học vẽ.
Vì thế, cần có chương trình khảo thí nói chung, thi tuyển sinh lớp 10 nói riêng theo phẩm chất năng lực người học, chứ không phải theo phương thức thi tuyển hiện nay.
Thứ ba , khẳng định chương trình mới coi trọng dạy người.
Hiện tượng giới trẻ tôn sùng “giang hồ mạng”, “thần tượng” lệch lạc, coi thường chuẩn mực đạo đức xã hội phải chăng cũng vì giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở, chú trọng dạy chữ, coi nhẹ dạy người?
Muốn dạy người, người học và người dạy phải hạnh phúc. Người học phải được tự do, học theo sở thích và năng lực của mình; môn nào chính hay phụ là do mình quyết định.
Muốn người học được tự do, học theo sở thích và năng lực của mình; môn nào chính hay phụ là do mình quyết định phải cho họ thấy ánh sáng tương lai phía trước, thấy đích để bước đi, không bị ngoại cảnh chi phối, được là chính mình.
Một học sinh thích Lịch sử, thế nhưng bố mẹ,… nói lo học ba môn chính để thi tuyển sinh lớp 10, sở thích đó liệu có còn, niềm tin vào xã hội có còn?
Đứa trẻ không dám phản kháng, không là chính mình, sẽ tôn sùng bất cứ ai dám phản kháng; thực tế, những học sinh “cá biệt” thường được bạn bè “ngưỡng mộ”, vậy làm sao có thể dạy người khi chúng ta tước đi quyền là chính mình, quyền được ghét, được yêu môn học của học trò?
Thứ tư , thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng “học thật, thi thật, nhân tài thật”.
Phương án tuyển sinh lớp 10 nói riêng thi cử nói chung, nghe qua không liên quan gì đến chỉ đạo của Thủ tướng “học thật, thi thật, nhân tài thật”, nhưng thực tế có mối quan hệ mật thiết.
Có phương án tuyển sinh lớp 10 bám sát mục tiêu đổi mới của chương trình 2018 sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, từ dạy chữ đến dạy người; từ thực hiện giáo dục vì con người, vì hạnh phúc của học sinh, đến đào tạo ra nhân tài thật ngay từ trung học cơ sở; vậy tại sao không nên làm ngay?
Phương án tuyển sinh, thi cử khi thực hiện chương trình mới chắc chắn sẽ phức tạp, cần trí tuệ của xã hội, từ các chuyên gia cho đến phụ huynh, học sinh.
Để thực hiện mục tiêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
Phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng” [1] cần phải đồng bộ thay đổi từ gốc đến ngọn; từ nội dung giáo dục đến phương thức thi cử.
Vì vậy, người viết thiết tha mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của dư luận, có một phương thức thi cử tối ưu, định hướng cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục; xóa bỏ tàn dư học để thi, học để lấy giấy khen, học để lấy thành tích như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=847
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Đổi mới đánh giá học sinh: Không làm khó người dạy, thêm cơ hội cho người học
Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học được các thầy cô hoan nghênh bởi những điểm mới không quá làm khó người dạy nhưng lại tạo thêm cơ hội cho người học.
Ảnh minh hoạ/INT.
Các môn không còn phải "gánh" điểm cho nhau
Một trong những nội dung của Thông tư 22 nhận được phản hồi tích cực từ phía các nhà trường, thầy cô giáo là cách đánh giá mới sẽ góp phần xoá bỏ quan niệm về môn chính - môn phụ vốn tồn tại lâu nay.
Theo cô Nguyễn Thị Mai Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Nam Hà (TP Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh: Với cách đánh giá này, quan niệm môn chính - môn phụ cũng sẽ được xoá bỏ, các môn học được đánh giá công bằng như nhau. Trước đây, nếu học sinh học yếu ở môn này sẽ nỗ lực ở môn khác để "gánh" điểm, nhưng với cách đánh giá mới, sẽ không có chuyện môn này "gánh" cho môn kia.
Cách đánh giá mới coi học sinh không phải cứ giỏi Toán, Văn mới là giỏi, mà có thể giỏi các môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. "Tôi nghĩ khi học lên THPT, tính phân hoá, hướng nghiệp cao hơn, học sinh sẽ có thiên hướng học nhiều hơn, tốt hơn ở các môn phù hợp với tố chất và định hướng nghề nghiệp, phù hợp với quan điểm đánh giá này" - cô Mai Anh nhận xét.
Giải đáp băn khoăn của một số phụ hynh học sinh về việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22 đặt nặng trọng số vào kết quả học kỳ I, thầy Trần Văn Hân, Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho rằng:
Với cách đánh giá đang áp dụng, kết quả học lực, hạnh kiểm học kỳ II cũng có tính quyết định hơn kết quả học kỳ I trong xếp loại cuối năm. Nên việc quy định mới tiếp tục đặt năng vào kết quả học kỳ II cũng là phù hợp nhằm giúp học sinh có nhiều điều kiện cố gắng để cải thiện kết quả học tập và rèn luyện.
Với những ràng buộc trong đánh giá cuối năm, học sinh phải quyết tâm ngay từ học kỳ I vì nếu sơ suất ở một hay một số môn thì kết quả học kỳ II sẽ không "gánh" được như trước đây. Nên việc dạy và học phải quyết liệt ngay từ đầu năm học mới có thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của năm học với kết quả cao nhất.
Ảnh minh hoạ/INT.
Không gây khó giáo viên, học sinh thêm cơ hội
Theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 thì kết quả học tập của học sinh được xếp loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém. Quy định tại Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/07/2021 của Bộ GD&ĐT, kết quả học tập của học sinh được đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh với 4 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.
Với quy định tại Thông tư mới, ông Trần Hiền Hòa, Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Giáo dục Thường xuyên, Sở GD&ĐT Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang cho rằng: Đối với học sinh thì chỉ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập để đạt kết quả tốt nhất, do đó đối với học sinh thì không có vấn đề gây "khó xử". Học sinh được đánh giá mức Chưa đạt thì qua nhận xét của giáo viên về những hạn chế chủ yếu của bản thân, các em tiếp tục rèn luyện và học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Đối với giáo viên việc đánh giá bằng nhận xét như là một phương pháp dạy học ưu tiên đánh giá bằng nhận xét trong quá trình tổ chức dạy học để giúp học sinh tiến bộ, tránh việc thực hiện không đúng hoặc máy móc, không hiệu quả, tạo áp lực không đáng có. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy thì việc đánh giá học sinh cũng rất nhẹ nhàng, sẽ không có vấn đề " khó xử" khi thực hiện.
Từ góc độ quản lý nhà trường, thầy Trần Văn Hân nhận định: Triển khai đánh giá bằng nhận xét, nhà trường yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ quy định mới và khuyến khích vận dụng những điểm mới phù hợp với đánh giá hiện tại (không làm phát sinh thêm hồ sơ theo quy định). Khi có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Sở GD&ĐT, nhà trường sẽ có kế hoạch chi tiết để hướng dẫn thực hiện một cách kịp thời.
Giáo viên thường rất nhiệt tình, quyết tâm nhưng đôi khi ngại thay đổi. Nên việc triển khai và hướng dẫn thực quy định mới hiện phải thống nhất, cụ thể những việc phải làm, gợi ý cách thực hiện thì sẽ thành công, tránh trường hợp hướng dẫn, tổ chức thực hiện không nhất quán.
"Quy định mới tạo cơ hội rất lớn cho học sinh trong cải thiện kết quả học tập và rèn luyện. Danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc với yêu cầu toàn diện hơn làm cho học sinh không ngừng phấn đấu vì thấy thực sự danh dự, uy tín hơn. Vấn đề quan trọng là học sinh nhận diện đúng năng lực có cơ hội điều chỉnh bản thân và khi đạt danh hiệu sẽ cảm thấy được ghi nhận xứng đáng, tự hào hơn. Điều này cũng hạn chế được tình trạng đánh giá lỏng lẻo, khen thưởng tràn lan" - thầy Trần Văn Hân.
Bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến: Bệnh thành tích có giảm? Từ 5/9/2021, Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, trong đó quy định bỏ danh hiệu học sinh (HS) tiên tiến được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều chuyên gia cho rằng, bỏ danh hiệu HS tiên tiến rất phù hợp, sẽ đánh giá đúng thành tích của HS. Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh...