Bố mẹ đánh đòn khiến trẻ ảnh hưởng tâm lý như thế nào
Dưới đây là những hậu quả mà trẻ có thể gặp phải nếu cha mẹ thường xuyên đánh đòn roi con.
Cả bác sĩ nhi khoa và nhà tâm lý học đều đồng ý rằng, hình phạt thể xác gây ra rất nhiều tác hại cho đứa trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo một cuộc khảo sát, 25 năm trước, 80% cha mẹ đã đánh đòn con cái của họ. Ngày nay, vẫn còn 67% phụ huynh làm như vậy. Mặc dù số lượng đang giảm nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Thế nào là lạm dụng thể chất trẻ em
Lạm dụng thể chất có thể có nhiều hình thức. Hình thức trừng phạt rõ ràng nhất là đánh vào mông trẻ bằng tay hoặc một vật nào đó như thắt lưng hoặc gậy nhưng đây không phải là hình thức duy nhất. Các hình thức lạm dụng thể chất khác bao gồm: lắc trẻ em, giật tóc, đấm vào tai hoặc buộc chúng phải ở trong một tư thế không thoải mái.
Các hoạt động ép buộc như súc miệng, rửa tay hoặc ép con ăn thứ gì đó mà chúng không chịu ăn là những hành vi lạm dụng thể chất không rõ ràng khác mà nhiều người không nghĩ tới.
Nhưng cũng có những hình thức lạm dụng phi vật chất. Những hành vi này bao gồm đe dọa, làm nhục, coi thường, làm trẻ sợ hãi và la hét. Mặc dù có thể không để lại dấu vết bên ngoài nhưng lạm dụng bằng lời nói không ít gây hại cho trẻ.
Hậu quả tâm lý khi con bị cha mẹ lạm dụng thể chất
Một nghiên cứu cho thấy trẻ em bị lạm dụng bằng lời nói trước 13 tuổi có nhiều khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm sau này. Ngay cả mối quan hệ nồng ấm giữa con cái và cha mẹ cũng không thể ngăn chặn những tác động này.
Thứ nhất, nó vi phạm các quyền con người cơ bản của trẻ em. Bên cạnh đó, nó cũng gây hại trực tiếp cho họ, làm tăng nguy cơ chấn thương. Ngay cả một hình thức trừng phạt thể chất “nhẹ nhàng” cũng có nguy cơ tăng độ nguy hiểm vì đôi khi cha mẹ nóng giận không kiềm chế được bản thân.
Video đang HOT
Người ta phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị lạm dụng có xu hướng trở nên hung hăng hơn sau này khi lớn lên. Đánh đòn dẫn đến tất cả những hậu quả tương tự, thậm chí là những hình thức lạm dụng thể chất nghiêm trọng hơn. Theo một nghiên cứu, đây là hình thức trừng phạt thể xác phổ biến nhất với 54% trẻ em từng trải qua.
Ngoài tổn hại về thể chất, nó còn hủy hoại sức khỏe tinh thần của trẻ.
Những hậu quả này ở lại với trẻ em và theo chúng đến tuổi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trừng phạt thân thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần, gây lo lắng, trầm cảm, lòng tự trọng thấp, bất ổn về cảm xúc và các rối loạn hành vi khác nhau.
Một trong những nghiên cứu, một lần nữa, đã chứng minh điều này là đúng. Trung bình, những người đã trải qua nhiều hình phạt thể xác hơn, có điểm số kém hơn trong các đánh giá sức khỏe tâm thần tổng thể, cũng như trong các bài kiểm tra trầm cảm.
Các hình thức kỷ luật trẻ nên áp dụng
Vẫn có những phương pháp kỷ luật mà các nhà tâm lý học thấy phù hợp.
Cách ly trẻ: Cách ly trẻ khỏi tình huống trong vài phút và để trẻ bình tĩnh lại và suy nghĩ về điều đó. Sau đó, bạn có thể kiên nhẫn thảo luận về tình huống và giải thích lý do tại sao nó tồi tệ.
Tước đi một đặc quyền: Đừng để chúng xem phim hoạt hình hoặc ăn kẹo trong một ngày.
Những phương pháp này có hiệu quả vì chúng có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi của trẻ. Các chuyên gia cho biết hình phạt rất ngắn là đủ để có hiệu lực.
Hạnh phúc, thêm một lần nữa!
Làm sao để buồn đau sau ly dị qua mau? Là làm sao để bạn có thể đi qua trận "bão lốc" đó và tái thiết cuộc đời của mình? Tôi vẫn cho rằng phải bắt đầu từ trước khi bạn quyết định đặt bút ký vào đơn ly dị.
Hãy nghĩ thật kỹ trước khi ký đơn.
LY DỊ CÓ THỂ HỦY HOẠI CUỘC ĐỜI BẠN?
Ly dị thực sự là một loại trải nghiệm mà tốt nhất là không phải trải qua. Chẳng ai muốn trải nghiệm việc đó một chút nào cả. Nhưng những con số từ tòa án thụ lý thì lại cho thấy, tỷ lệ ly hôn, số đơn ly hôn ngày một tăng. Tăng cả ở những người trẻ, kết hôn chưa lâu, đến cả những người đã có tuổi mà chúng ta hay gọi là "ly hôn xám".
Nhà văn Hoàng Anh Tú
Là một chuyên gia trong tư vấn tâm lý hôn nhân- gia đình, tôi thực sự không mong mình phải đưa ra những lời khuyên ly dị. Tôi vẫn mong những cuộc hôn nhân đều có thể sửa chữa. Chuyên mục "Qua vùng thời tiết xấu" cũng vì muốn phòng và chữa trị mà mở ra trên Báo Phụ nữ Việt Nam vậy. Chỉ mong rằng trước khi đặt bút ký đơn ly dị, những người vợ, người chồng có thể dừng lại một chút, nghĩ về cuộc hôn nhân của mình, ngồi xuống cùng nhau đi tìm giải pháp sửa chữa thay vì kết thúc nó.
Bởi ly dị thực sự là một trải nghiệm tệ hại và nên là cực chẳng đã mới ly dị. Bởi ly dị nhiều khi tưởng là giải thoát chúng ta khỏi cuộc hôn nhân tệ hại nhưng cũng có thể bắt đầu một cuộc đời tệ hại không kém.
Có những "cơn bão" đi qua giật sập một mái ấm, làm chia đôi ngôi nhà. Ly dị với đàn ông hay phụ nữ cũng đều tang thương như nhau cả. Cho dẫu, nhiều người nói với tôi rằng: "May mắn nhất đời em là đã ly dị được người chồng tệ hại ấy!". Nhưng tôi không tin vào sự "may mắn" mà người phụ nữ đó nói vì chẳng có may mắn nào hiện lên trong đôi mắt kia. Làm sao gọi là may mắn khi cô ấy vẫn cứ lần lữa với hạnh phúc lần nữa của đời mình?
Trong chương trình "Hãy Yêu Nhau Đi" trên VTV3 hôm 9/6/2023, Hoàng Hải Nga, một phụ nữ đã trải qua ly dị khi tham gia chương trình đã tâm sự. Rằng cô đã từng nghĩ đến tự tử ngay trước mặt cậu con trai của mình. Đó là những năm tháng cô vừa ly dị, nuôi con một mình, chịu hàng trăm áp lực khiến cô quỵ ngã. Thật may khi cô đã biết dừng lại, nhìn con để thay đổi lại chính cuộc đời mình, giành lại sự sống cho bản thân mình. Và sau 9 năm kể từ khi ly dị, cô mới đủ can đảm để mở lòng mình ra, đăng ký tham dự chương trình Hãy Yêu Nhau Đi, một chương trình ghép đôi của đài truyền hình quốc gia.
Những người phụ nữ như Hải Nga tôi cũng đã gặp rất nhiều trong hàng trăm đăng ký tham dự chương trình mà tôi cũng là một trong những cố vấn tình yêu của chương trình. Họ đều là những người phụ nữ, những người đàn ông đã đứng dậy sau đổ vỡ, nhận ra rằng mình xứng đáng để tìm thấy hạnh phúc mới. Nhưng ngoài kia, còn hàng vạn người phụ nữ khác, người đàn ông khác vẫn chưa đứng dậy được sau đổ vỡ. Họ vẫn chìm đắm trong đau thương. Có những người đến năm 2023 này là vừa tròn 20 năm ngày họ ký đơn ly dị, thoát khỏi cuộc hôn nhân mà họ cho là tệ hại nhưng rồi 20 năm qua, cuộc đời họ vẫn chưa sáng sủa được ngày nào.
Tôi đã chứng kiến nhiều người như thế, nói về hôn nhân cũ vẫn đầy nỗi hận thù. Cả đàn ông lẫn phụ nữ. Họ trở thành những người cay nghiệt mà chúng ta dễ dàng nhận ra trong những bình luận trên mạng xã hội khi nói về hôn nhân. Họ không còn tin vào hạnh phúc. Họ vẫn đầy đọa bản thân trong nỗi thống khổ của một bà mẹ đơn thân, một người đàn ông bị vợ bỏ. Họ biến những người đàn ông ngoài kia đều là phường giả dối, những phụ nữ ngoài kia đều là "đàn bà gớm ghiếc". Và đau đớn hơn, con cái của họ lớn lên trong đôi mắt đầy sân hận của mẹ, trong những câu nói đầy giận dữ của cha.
Không cực đoan như thế nhưng nhiều phụ nữ, đàn ông khác thì sau một lần ly dị, họ trở thành những người hoài nghi và phán xét. Gặp người khác giới, họ đều bị ám ảnh bởi người chồng cũ, vợ cũ mà soi bằng kính hiển vi với mỗi cơ hội hạnh phúc lần nữa đến với họ. Là con chim sợ cành cong.
Hay những người phụ nữ một mình nuôi con bị chính gia đình đẻ ghẻ lạnh. Định kiến về ly dị tưởng đã không còn nhưng vẫn còn đến không tưởng. Có người phụ nữ tâm sự với tôi rằng, cô đã ly dị chồng được 14 năm nhưng nhà bố mẹ đẻ của cô vẫn treo ảnh cưới của cô, bố mẹ cô vẫn nói rằng chồng cô đi công tác. Bởi người cha là cán bộ, người mẹ vốn là giáo viên, họ đều cảm thấy xấu hổ nếu như phải nói con gái họ đã ly dị chồng.
Trong việc nuôi lớn những đứa con cũng trập trùng khó khăn. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình khuyết cũng nghiêng về một phía. Nhiều đứa trẻ trước mặt mẹ nói xấu bố, sống cùng bố phải học nói dối về mẹ để cha mẹ vừa lòng. Mẹ loay hoay nuôi dạy con trai, cha lúng túng nuôi dạy con gái. Và con trai không có mẹ để học từ ái, bao dung, cách cư xử với phụ nữ đúng mực. Còn con gái không có bố để được bảo vệ, chở che, yêu thương. Dù thế nào, thiếu cha hay vắng mẹ đều khiến lũ trẻ lớn lên trong sự thiên lệch vậy.
Ảnh minh họa
HẠNH PHÚC, THÊM MỘT LẦN NỮA!
Làm sao để buồn đau sau ly dị qua mau? Là làm sao để bạn có thể đi qua trận "bão lốc" đó và tái thiết cuộc đời của mình? Tôi vẫn cho rằng phải bắt đầu từ trước khi bạn quyết định đặt bút ký vào đơn ly dị. Hãy nghĩ thật kỹ trước khi ký đơn. Là nghĩ về những ngày sau đó bạn sẽ chọn cuộc đời nào để sống? Một cuộc đời nối tiếp và kéo dài hay một cuộc đời mới mẻ? Ly dị là kết thúc những năm tháng buồn đau hay nó chỉ là bước vào cuộc đời đơn thân đầy đắng đót? Bạn có đủ tiềm lực tài chính, sức khỏe tinh thần cũng như lòng tin vào bản thân mình hay không? Bởi nếu bạn bất chấp những khó khăn về tài chính thì đồng nghĩa với việc bạn phải lao động 200% sức bạn để trụ vững khi nuôi con một mình. Nếu bạn không chuẩn bị một sức khỏe tinh thần đủ vững, bạn sẽ để định kiến người đời bóp méo cuộc đời bạn. Nếu bạn không đủ lòng tin vào bản thân, bạn sẽ hủy hoại chính cuộc đời mình.
Hạnh phúc lần nữa không phải là ly dị xong, chữ ký chưa ráo mực là bạn đã sẵn sàng ký vào giấy đăng ký kết hôn mới đâu. Hoặc cả việc chúng ta biến tự do thành cuộc sổ lồng để thoải mái tham gia vào những mối quan hệ mới. Nhiều phụ nữ vô tình biến mình thành miếng mồi ngon cho những gã đàn ông không ra gì mà trên mạng gọi họ là... "máy bay không người lái". Nhiều đàn ông cứ nghĩ chả mất gì mà bạt mạng lên giường để rồi nhận lại là những suy nghĩ lệch lạc về hạnh phúc, về phụ nữ. Cô đơn vốn không phải là một mình, cô đơn là cảm giác có bao nhiêu người ở bên vẫn cứ cô quạnh.
Hạnh phúc, thêm một lần nữa, là khi bạn học được cách tiêu hóa nỗi buồn của ly dị, chấp nhận những thương tổn như một phần trong hành trình cuộc đời và bắt đầu biết tin vào bản thân mình xứng đáng để yêu và được yêu, thêm lần nữa.
Hạnh phúc, thêm một lần nữa, nhất là khi bạn đã có con thì nó còn mang theo trách nhiệm của bạn với con cái của mình. Đừng tìm 1 người đàn ông yêu con bạn như anh ta là cha đẻ của con bạn. Không có đâu! Lũ trẻ chỉ có 1 người cha, 1 người mẹ đã sinh ra chúng, có huyết thống với chúng. Tất cả những người khác chỉ là như cha, như mẹ chứ không phải là cha, là mẹ. Là chúng ta không tìm bố mới cho con, mẹ mới cho con. Thứ chúng ta tìm là một gia đình cho chính bản thân mình. Mà một gia đình thì nó phải mang ý nghĩa là gia đình chứ không phải tình nhân của mẹ, người yêu của bố.
Hạnh phúc, thêm m̕
4 cách từ chối khi bị giao thêm việc không bị mất lòng sếp và đồng nghiệp Nếu muốn từ chối công việc được giao thêm, bạn nên áp dụng những mẹo sau. Hãy nêu lý do khéo léo Khi bạn là người mới thì hãy cẩn thận về cách bạn từ chối đồng nghiệp hoặc sếp của mình. Mọi người chưa có cơ hội tìm hiểu về bạn và họ có thể đưa ra những giả định tiêu cực...