Bỏ lớp trưởng: Bộ Giáo dục hãy hỏi học sinh
“ Bỏ lớp trưởng chuyển sang chủ tịch hội đồng tự quản hay như thế nào là hợp lý, tốt nhất Bộ GD&ĐT hãy hỏi các em học sinh” – TS Lương Hoài Nam chia sẻ.
- Thưa ông, Thưa ông, cá nhân ông đánh giá thế nào về ý định bỏ lớp trưởng ở bậc tiểu học mà Bộ GD-ĐT có thể sẽ thực hiện?
- TS Lương Hoài Nam: Ý định bỏ chức danh lớp trưởng đó theo tôi hiểu nó nằm trong tổng thể của việc áp dụng mô hình trường tiểu học mới hay là phương pháp giáo dục mới mà ta gọi là VNEN được ứng dụng qua một quá trình nghiên cứu từ kinh nghiệm thành công của Columbia rồi áp dụng về VN.
Trong mô hình mà chúng ta đang có kế hoạch mở rộng ra, trong lớp học có một tổ chức và tổ chức đó gọi là hội đồng tự quản hay ban tự quản hay cái gì đó phụ thuộc văn hóa từng quốc gia, địa phương.
Và trong tổ chức đó có người đứng đầu do quá trình ứng cử, bỏ phiếu hình thành. Gọi là chủ tịch hội đồng tự quản hay lớp trưởng hay bằng khái niệm hoặc tên gọi gì khác nữa tôi cho rằng câu chuyện này không quá quan trọng. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc thù văn hóa của từng địa phương.
Có một số người nói rằng gọi là chủ tịch hội đồng tự quản thì giáo dục cho trẻ em văn hóa quyền lực ngay từ bé. Tôi cho rằng nói như vậy chưa kết luận được. Có khi chúng ta đang áp đặt cách hiểu của chúng ta về chữ chủ tịch mà trẻ con chưa chắc nghĩ như vậy. Nếu các em nghĩ chữ chủ tịch gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ thì sao.
Bây giờ tôi nghĩ trong câu chuyện đó phải hỏi các em học sinh có hứng thú với việc ứng cử rồi bầu vị trí đó không. Các em ý thức đó là quyền lực hay là trách nhiệm và nghĩa vụ, các em có vui với cách làm mới đó hay không. Tôi nghĩ người trả lời câu hỏi đó chính là các em, chứ không phải quan điểm, cách hiểu của người lớn áp vào rồi nói như thế này là đúng là sai.
TS Lương Hoài Nam. Ảnh: VietNamNet.
Video đang HOT
- Trong thời gian ngắn dự thảo điều lệ trường tiểu học thay đổi có tên gọi chức danh chủ tịch hội đồng tự quản, nay chỉ còn chức danh chủ tịch hội đồng tự quản. Vậy thì đây có phải thể hiện sự bối rối, lúng túng của ngành giáo dục không thưa ông?
- Tôi không biết đó là lúng túng hay không. Nhưng bây giờ cần trả lời câu hỏi mô hình VNEN có những vị trí gì, đừng vội nói tên gọi. Ta đang thống nhất thí điểm áp dụng mô hình giáo dục từ kinh nghiệm thực tiễn của Columbia, áp dụng sang đây có những tổ chức gì, vị trí gì cho phù hợp.
Tôi nghĩ rằng mô hình giáo dục đó có thể tốt, tốt hơn những thứ ta đang có hiện nay ở giáo dục miền núi, nông thôn hay thành thị của chúng ta. Nhưng nên mở cửa ra cho nhiều mô hình giáo dục, nhiều phương pháp giáo dục, nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Nếu chuyển hết những gì của chúng ta đang có sang một mô hình cả toàn quốc chỉ có mô hình này thôi, tôi nghĩ rằng nó không thỏa đáng.
Ví dụ Hà Nội, TPHCM có nhiều mô hình giáo dục không? Nhiều chứ. Các trường VN của chúng ta hiện đang có một mô hình giáo dục nhưng hãy nhìn sang các trường quốc tế mà xem. Trường Canda là mô hình giáo dục Canada, British school là mô hình giáo dục Anh,..Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, TPHCM đã và đang tồn tại nhiều mô hình trường học, giáo dục khác nhau.
Ngay trong hệ thống giáo dục VN tôi nghĩ phải tồn tại nhiều mô hình giáo dục, nhiều mô hình trường học khác nhau, chứ không phải chúng ta chuyển đổi tất cả những gì chúng ta đang có hiện nay thành một hình giống nhau mà chúng ta gọi là VNEN.
- Có rất nhiều luồng ý kiến, thứ nhất là có thể giữ lại chức danh lớp trưởng giáo viên tự đề cử, luân phiên các bạn trong lớp giữ, đưa học sinh tự bầu,..Theo ông, nền giáo dục VN hiện nay để hình thức nào, phương thức nào là phù hợp nhất?
- Bây giờ ta phải có những điểm tham chiếu. Ở ta đang có lớp trưởng, ở hệ thống giáo dục Liên Xô trước đây mà chúng tôi có biết cũng có lớp trưởng. Nhìn sang Đức không có khái niệm lớp trưởng. Nhìn sang giáo dục Newzealand, tôi có bạn bè con cái học ở đó không có lớp trưởng, chủ tịch nào cả. Ở Úc lại có. Con bạn tôi học ở Úc có cái như chúng ta gọi là lớp trưởng hay là chủ tịch được ứng cử, do học sinh bầu ra, luân phiên.
Có vị trí đó hay không, công việc của vị trí đó là cái gì tùy thuộc vào mô hình giáo dục của các quốc gia cụ thể hay trong nhà trường cụ thể. Chúng ta phải đặt vị trí, chức danh, tên gọi đó, công việc đó trong một mô hình giáo dục ở một địa phương cụ thể thì chúng ta mới trả lời được câu hỏi có nên có hay không. Và nếu như ta áp dụng một mô hình chẳng hạn như VNEN – là một mô hình giáo dục được áp dụng ở Columbia hay nói đúng hơn là được áp dụng ở các địa phương miền núi và nông thôn của Columbia thì mô hình đó có tổ chức đó, có chức danh đó. Nếu chúng ta áp dụng một mô hình khác như của Đức, Newzealand thì lại không có nữa.
Tôi nói rằng việc đó phải đặt trong một mô hình cụ thể, trao đổi về mô hình đó và xem mô hình đó có tốt, phù hợp với chúng ta hay không. Khi chúng ta áp dụng mô hình đó rồi thì nó sẽ trả lời câu hỏi có hay không có vị trí đó và nên gọi nó là như thế nào.
Theo Vietnamnet
Bộ Giáo dục công bố thông tin tuyển sinh trên mạng
Dữ liệu này được tập hợp trên cơ sở tài liệu do các trường cung cấp đến ngày 30/3.
Mới đây, Bộ Giáo dục công khai thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy trên trang điện tử. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc lựa chọn trường, ngành học sao cho phù hợp với năng lực, sở thích.
Dữ liệu tuyển sinh được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc, bao gồm Hà Nội, TP HCM, vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin bao gồm những nội dung cơ bản như mã ngành, tổ hợp xét tuyển...
Việc Bộ GD-ĐT đăng tải công khai thông tin trên mạng nhằm giảm chi phí cho thí sinh, gia đình và tăng hiệu quả của việc tra cứu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường) trên Trang thông tin điện tử tại địa chỉ
http://www.moet.edu.vn và Cổng thông tin Thi và tuyển sinh http://thi.moet.edu.vn của Bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và gia đình trong việc lựa chọn các trường đại học, cao đẳng với ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực, nguyện vọng và sở thích. Nội dung thông tin do các trường cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính xác và được cập nhật đến ngày 30/3/2015.
Thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc để thí sinh có thể dễ dàng tra cứu, bao gồm:
1. Các trường đóng trên địa bàn Tp. Hà Nội.
2. Các trường đóng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
3. Các trường đóng trên địa bàn Vùng núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái)
4. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Hồng (gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc).
5. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế)
6. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh, thànhphố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
7. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Tây Nguyên (gồm 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).
8. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đông Nam Bộ (gồm 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh).
9. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm13 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long)
Thông tin cụ thể về Đề án tuyển sinh riêng, chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học,chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài,... thí sinh và gia đình tham khảo tại địa chỉ Trang thông tin điện tử chính thức của các trường.
Bộ GD&ĐT trân trọng thông báo./.
Học sinh quá sợ hãi bạo lực học đường Trong buổi đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM ngày 25/3, nhiều học sinh thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại trước nạn bạo lực học đường. Chửi bậy, mang dao đến lớp: Không hiếm Em Trần Nguyễn Thụy Khanh (lớp 6/1, trường THCS Lạc Hồng) chia sẻ: "Bạo lực học đường hiện nay đang xảy ra quá...