Bỏ học, lấy chồng ở tuổi ô mai
Đang cắp sách tới trường nhưng nhiều học sinh đã bỏ học giữa chừng để… ở nhà bắt vợ, gả chồng. Thực trạng này đang diễn ra phổ biến ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
B ỏ học, ở nhà làm mẹ
Cơn mưa chiều từ đại ngàn đổ về khiến cho khung cảnh rừng núi xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam thêm âm u, buồn thảm, heo hút đến lạ thường. Từ phía bên kia vách, trong căn nhà sàn rách nát, tiếng ru con của người mẹ trẻ nghe não nề gan ruột hai người khách lạ mới từ dưới xuôi lên tác nghiệp.
Nghe tôi cất tiếng hỏi: “Đây có phải nhà chị Dinh không?”, một người mẹ trẻ bế đứa con nhỏ trên tay hớt hải chạy ra cửa chào khách rồi cất tiếng trả lời rụt rè, e ngại: “Dạ! Đúng… rồi chú!”.
Sau một hồi làm quen, lúc trở nên thân thiện, tôi mới được “chị” (người mẹ đang ru con – PV) cho biết mình tên là Đặng Thị Ngọc Dinh, mới 16 tuổi và đã sinh con cách đây 6 tháng.
Mới 15 tuổi nhưng cô bé này đã có con gần 1 tuổi
Kể về “chuyện tình và đường con cái” của mình, giọng Dinh buồn buồn: Trước đây, cũng như bao em gái khác ở xã miền núi heo hút này, sáng Dinh cắp sách tới trường, còn buổi chiều em theo mẹ lên rẫy làm cỏ sắn, cỏ ngô. Học đến cuối lớp 10, Dinh theo đám trai làng đi chơi và dần dà không muốn đến trường nữa. Chuyện gì đến đã đến, em mang bầu trước tuổi, phải bỏ học giữa chừng, ở nhà cưới chồng, làm mẹ…
Vừa kể chúng tôi nghe Dinh vừa khóc nức nở và bao lần nhắc lại câu nói: “Giá như trước đây, cháu không bỏ học giữa chừng để yêu sớm thì bây chừ làm gì phải khổ. Làm mẹ ở tuổi cháu cực lắm chú ơi!”.
Video đang HOT
Không riêng gì trường hợp của Đặng Thị Ngọc Dinh mà ở huyện miền núi Đông Giang hiện có hàng chục học sinh bỏ học giữa chừng, về nhà bắt vợ, gả chồng. Trong đó, tình trạng này diễn ra thường xuyên với học sinh Trường THPT Âu Cơ (xã Ba, huyện Đông Giang).
Không chỉ riêng cấp 3, mà nhiều em cấp 2 (mới chỉ từ 12 – 13 tuổi) cũng bỏ học ở nhà lấy chồng. Nhiều em còn tuổi ăn, tuổi học nhưng đã có con và phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn vì không có nghề nghiệp ổn định hoặc phải làm lụng vất vả để trả “của hồi môn” cho nhà chồng. Năm 2010, em Zơrâm Thị V. (13 tuổi, học sinh Trường THCS bán trú Lê Văn Tám, xã Jơ Ngây, Đông Giang) đột nhiên bỏ học không lý do rồi “cưới” một chàng trai khá trẻ (16 tuổi – P.V) khiến bạn bè và thầy cô trong trường vô cùng bất ngờ. Biết chuyện, họ hàng bên ngoại V. phản đối kịch liệt nhưng cũng không kết quả vì “cái bụng” của hai đứa đã ưng với nhau rồi! Ngày Zơrâm Thị V. về nhà chồng, mẹ em – chị A Lăng Thị R. khóc ròng mấy ngày liền vì thương con. Chị nghẹn ngào trong nước mắt: “Con bé còn nhỏ quá, sau này làm sao nuôi sống được cả gia đình chồng. Chắc nó chết mất!”…
Bài toán khó
Trên thực tế, số học sinh ở các huyện miền núi Phước Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang… bỏ học những năm gần đây không còn nhiều như thời gian trước, nhưng vẫn còn dai dẳng, nhức nhối. Năm học 2010-2011, huyện Nam Giang có 21 em bỏ học. Ở các huyện Tây Giang, Phước Sơn cũng xấp xỉ chừng ấy, chủ yếu rơi vào cấp THCS.
Theo ông Huỳnh Kim Tín – Trưởng phòng Giáo dục huyện Tây Giang, nguyên nhân chủ yếu do đời sống của người dân vùng cao còn nhiều khó khăn, dân trí thấp khiến chuyện học hành của các em chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, việc thiếu sự quan tâm của gia đình và chuyện học của các em được “khoán trắng” cho thầy cô và nhà trường cũng là một tác nhân dẫn đến hiện trạng trên. “Ở vùng cao, chuyện vận động học sinh đi học, đến lớp phải tính từng ngày. Học sinh không đến lớp một ngày, giáo viên đã phải đến tận nhà, tận bản để kịp thời vận động các em trở lại lớp. Nhưng để chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học là cả quá trình dài, không phải một sớm một chiều mà là bài toán chưa tìm ra lời giải” – ông Tín tâm sự.
Nhiều học sinh huyện miền núi Quảng Nam nghỉ học giữa chừng, ở nhà làm mẹ ở tuổi 15 – 16
Một rào cản không nhỏ về chuyện học sinh bỏ học là những hủ tục lạc hậu còn tồn tại ở nhiều địa phương miền núi, đặc biệt là nạn tảo hôn. Tại các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang… hầu như năm nào cũng có học sinh bỏ học ở nhà lập gia đình rồi làm mẹ trước tuổi. Điều này cũng phản ánh công tác tuyên truyền, giáo dục của các ngành chức năng địa phương còn yếu kém, chưa đi vào chiều sâu để giúp thay đổi nhận thức của đồng bào. Trong khi đó, điều dễ nhận thấy ở các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn là khi tập tục lạc hậu càng ăn sâu thì tình trạng học sinh bỏ học, tảo hôn càng nhiều.
Một nỗi lo khác đối với những người làm công tác giáo dục miền núi là tình trạng bỏ học theo… “mùa” dai dẳng. Bởi cứ đến “mùa” mưu sinh, như thời điểm trước Tết, thi học kỳ xong là các em phải vào rừng bứt đót, mây, hay thậm chí xuống sông đãi vàng sa khoáng để kiếm tiền trang trải việc học và phụ giúp gia đình. Chính vì cuộc sống khó khăn, hủ tục lạc hậu khiến con đường đến trường của các em gián đoạn, thậm chí phải từ giã mái trường sớm để lao vào cuộc mưu sinh. Đây là bài toán khó không chỉ đối với ngành giáo dục địa phương mà còn với cả các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam.
Theo Công an Tp.HCM
Cậu học trò huyện miền núi đỗ thủ khoa "kép"
Không chỉ đỗ thủ khoa khoa Y, ĐHQGTPHCM với 29 điêm, Trân Hữu Chí là 1 trong 3 đồng thủ khoa 25 điêm của khối V, ĐH Kiên trúc TPHCM. Câu học trò ở ngôi trường THPT Vĩnh Thạnh thuộc huyên miên núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) đang băn khoăn không biêt lựa chọn trường nào.
Mấy ngày nay, tin câu học trò nghèo Trần Hữu Chí, học sinh Trường THPT Vĩnh Thạnh (cách TP Quy Nhơn 80km) đỗ thủ khoa đại học đã làm xôn xao cả huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đó không chỉ làniêm vui của Chí và gia đình, họ tôc mà là niêm vinh dự cho cả thây cô giáo đang công tác ở ngôi trường có bê dày 30 năm.Đây là lần đầu tiên Trường THPT Vĩnh Thạnh có học sinh đỗ thủ khoa đại học.
Thi vào khoa Y, ĐHQuốc gia TPHCM, Trần Hữu Chí đạt 29 điểm (trong đó Sinh 9,25điểm Toán 10 và Hóa 9,75) và trở thành thủ khoa của khoa này. Chí cũng là đông thủ khoa cùng 2 thí sinh khác khi thi khối V, ĐH Kiến trúc TPHCM với số điểm 25 (Toán 8,75 Lý 9,75 và Vẽ 6,5).
Thủ khoa "kép" Trần Hữu Chí. Không chỉ học giỏi, Chí còn là vận động viên bắn nỏ rất cừ.
"Lúc đâu nghe bạn bè nói em đâu thủ khoa, em rât vui nhưng không dám tin, em liên lên mạng tìm kiêm, khi thây chắc chắn tên mình khi đó em mới tin đó là sự thât" - Chí xúc đông nói.
Đê có thành tích ngày hôm nay đôi với môt câu học trò ở trường huyên, lại là môt huyên miên núi khó khăn như Vĩnh Thạnh thì thât là hiêm. Đạt thành tích đó là sự nô lực không ngừng, là kêt quả của nhiêu đêm thức đên 2, 3 giờ sáng học bài. Suôt 12 năm học, Chí luôn là học sinh giỏi toàn diên, kỳ thi tôt nghiêp THPT vừa rôi Chí đạt 51 điêm.
Chia sẻ vê kinh nghiêm học tâp, Chí tâm sự: "Ngoài lượng kiến thức học được từ thầy cô trên lớp, vê nhà em không ngừng tự học ở mọi lúc mọi nơi. Em luôn đặt cho mình môt lịch học cụ thê và cô gắng hoàn thành. Ngoài ra, em lên mạng tìm các đê thi của các trường chuyên đê giải và học hỏi thêm...".
Được biết, bô Chí - ông Trần Hữu Chỉnh là giáo viên dạy môn Địa lý củaTrường THPT Vĩnh Thạnh, mẹ làm nhân viên cấp dưỡng hợp đồng tại trường nội trú huyện Vĩnh Thạnh. Các anh chị của Chí đều học giỏi. Chị gái Trần Thùy Giang đang học năm thứ 3 ĐH Kinh tế TPHCM, anh trai Trần Thạch Ý đang học năm 2 ĐH TDTT TPHCM.
Với đồng lương giáo viên ít ỏi, hàng tháng bố Chí phải gửi 5 triêu đông cho 2 con học ĐH tại TPHCM nên kinh tế gia đình lại thêm khó khăn. Thấy hoàn cảnh khó khăn, ngoài giờ học Chí cũng cô gắng tranh thủ thời gian phụ giúp cha mẹ việc nhà.
Thủ khoa Trần Hữu Chí và bô bên những tâm giây khen mà Chí giành đượctrong 12 năm học phổ thông.
Ông Chỉnh tâm sự: "Biêt con đâu thủ khoa, tôi cũng rât vui mừng, phân khởi và tự hào nữa nhưng vui bao nhiêu thì mình cũng lo bây nhiêu. Phải lo cho 2 con đang học đại học ở xa nhà, đên giờ lại thêm Chí nữa nên vợ chông càng lo lắng không biêt sẽ xoay xở thê nào đây".
Dù đang dạy trường gân nhà nhưng vì khó khăn nên ông Chỉnh mong muôn xin Phòng Giáo dục huyên, nhà trường chuyên công tác lên trường phổ thông dân tộc nôi trú huyên đê được hô trợ thêm lương dạy ở trường miên núi.
"Có như vây may ra mới đủ nuôi 3 đứa ăn học, chứ giáo viên dạy Địa chỉ có đông lương thôi thì không đủ" - ông Chỉnh giãi bày.
Học khoa Y theo ý muốn của gia đình Nói vê sở thích, ngay từ hôi câp 2, Trần Hữu Chí đã có ước mơ trở thành môt kiên trúc sư đê mang niêm vui đên cho mọi người, mọi nhà với những công trình mới. Lên câp 3 Chí càng nung nâu theo đuôi ước mơ đó. Tuy nhiên, mong muôn của cha mẹ và người thân muôn em theo nghê bác sĩ. Nhưng tôn trọng sự lựa chọn của con, bô mẹ em vân cho Chí nôp hô sơ vào cả hai trường, khôi V, ĐH Kiến trúc TPHCM và khối B, Khoa Y, ĐH Quốc gia TPHCM. Đâu thủ khoa cùng lúc 2 trường, trước mắt chàng tân thủ khoa Trân Hữu Chí đang đứng trước sự lựa chọn đi ngành Kiên trúc theo đam mê hay là ngành Y theo nguyên vọng của cha mẹ. Bà Nguyên Thị Dân - mẹ em Chí nói: "Mình luôn tôn trọng sở thích con nhưng dù sao nhà có bác sĩ sau này người thân có ôm đau cũng dê dàng. Dù biêt học y phải mât 6 năm tôn kém nhưng mình phải cô gắng". "Nguyên vọng của em vân là ngành Kiên trúc nhưng cha mẹ, các bác các cô trong gia đình thì muôn theo học ngành Y nên em đang đắn đo nhưng chắc em sẽ theo học ngành Y đê cha mẹ được vui" - tân thủ khoa "kép" Trân Hữu Chí chia sẻ.
Doãn Công
Theo dân trí
Chàng thủ khoa "kép" Đối với học sinh ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Vĩnh Thạnh, để trở thành thủ khoa của một trường ĐH trước hết là nhờ vào ý chí quyết tâm học tập cao. Tin cậu học trò nghèo Trần Hữu Chí, học sinh Trường THPT Vĩnh Thạnh, đỗ thủ khoa Khoa Y ĐH Quốc gia TPHCM xôn xao khắp...