Bộ hài cốt hơn 7.000 năm tuổi tại Indonesia hé lộ lịch sử loài người
Một nhóm nghiên cứu quốc tế, do các nhà khảo cổ học Australia dẫn đầu, đã tiến hành phân tích mẫu AND thu được từ một bộ hài cốt có niên đại hơn 7.000 năm tuổi ở Indonesia.
Kết quả phân tích đã hé lộ cách thức mà loài người có thể đã di cư đến Australia từ rất sớm.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành phân tích mẫu AND thu được từ một bộ hài cốt có niên đại hơn 7.000 năm tuổi ở Indonesia. Ảnh: businessinsider.com
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature ngày 25/8, bộ hài cốt nói trên xác định là của một thiếu nữ khoảng 17 – 18 tuổi. Các nhà khảo cổ phát hiện bộ hài cốt này ở một hang động đá vôi tại tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia, vào năm 2015. Bộ hài cốt được cuộn theo tư thế bào thai và được chôn cất cách đây khoảng 7.200 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là bộ hài cốt đầu tiên được tìm thấy từ nền văn hóa cổ đại mang tên Toalean và nền văn hóa này chưa từng được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Theo Giáo sư khảo cổ học Adam Brumm tại Trung tâm Nghiên cứu sự tiến hóa con người của Đại học Griffith, người Toalean là tộc người săn bắn hái lượm ban đầu sống ẩn dật trong các khu rừng ở Nam Sulawesi từ khoảng 8.000 năm trước cho đến 1.500 năm trước. Họ săn lợn rừng và bắt các loài giáp xác ở các con sông. Họ đã tạo ra những công cụ bằng đá rất đặc biệt, trong đó có cả những đầu mũi tên nhỏ. Những công cụ này được gia công khá kỹ và cho đến nay chưa tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên đảo hoặc trên toàn lãnh thổ Indonesia.
Kết quả phân tích gene cho thấy bộ hài cốt có khoảng 50% cấu tạo gene giống với người Australia bản địa ngày nay và những người ở Papua New Guinea – một quốc đảo cách Australia khoảng 150 km về phía Bắc.
Video đang HOT
Giáo sư Brumm cho biết hàng nghìn năm trước, khi mực nước biển thấp hơn nhiều so với ngày nay, Australia và Papua New Guinea là một phần của vùng đất được gọi là Sahul – siêu lục địa xuất hiện trong kỷ Pleistocene (Kỷ Băng hà). Những người đi biển, săn bắn hái lượm là những cư dân sớm nhất của Sahul. Để đến được Sahul, những con người tiên phong này đã vượt đại dương … nhưng hiện có rất ít tài liệu về hành trình của họ.
Bằng chứng sớm nhất về sự xuất hiện của con người ở khu vực ngày nay là Australia có từ cách đây 65.000 năm. Các nghiên cứu cho thấy tổ tiên của thiếu nữ nói trên có thể nằm trong số những người đầu tiên thực hiện hành trình xuyên đại dương.
Giáo sư Brumm nhấn mạnh việc phát hiện bộ hài cốt thiếu nữ này và ý nghĩa về tổ tiên của cô cho thấy ngày nay chúng ta vẫn biết rất ít về lịch sử loài người và việc khám phá kho tàng lịch sử đó là vô hạn.
Nguy cơ siêu biến thể COVID-19 xuất hiện tại Indonesia khi dịch bệnh tràn lan
Các chuyên gia đang theo dõi sát diễn biến dịch bệnh ở Indonesia khi tỉ lệ dương tính qua xét nghiệm đứng ở mức hai con số, một dấu hiệu cho thấy COVID-19 đang lây lan vượt tầm kiểm soát tại quốc gia Đông Nam Á này.
Mới chỉ có khoảng 8% dân số Indonesia được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: EPA
Các chuyên gia dịch tễ trên toàn thế giới cảnh báo tốc độ và quy mô bùng phát dịch bệnh tại Indonesia đã tạo ra môi trường sinh sôi, nảy nở "hoàn hảo" cho một siêu biến thể tiềm tàng mới có khả năng lây nhiễm và chết chóc thậm chí còn vượt cả biến thể Delta.
Tuần trước, Indonesia đã vượt qua Ấn Độ và Brazil về số ca lây nhiễm mới trong ngày, trở thành tâm dịch của thế giới. Trong ngày 22/7, "đất nước vạn đảo" này ghi nhận 49.500 ca nhiễm và số ca tử vong kỉ lục là 1.449 ca. Đây là một nguy cơ lớn, bởi theo Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ chuyên nghiên cứu về biến thể SARS-CoV-2 tại Đại học Griffith, Australia, các biến thể mới luôn xuất hiện tại các khu vực, quốc gia mà dịch bệnh lây lan vượt tầm kiểm soát.
"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa dịch bệnh không kiểm soát được là khi xét nghiệm cho ra mức trên 5% dương tính với virus. Tại Indonesia, tỉ lệ này đã là 10% trong 16 tháng đầu diễn biến dịch bệnh và đã lên mức 30% ở thời điểm hiện nay. Vì thế, rất có thể Indonesia sẽ là nơi khởi phát của một biến thể mới, hoặc một siêu biến thể của COVID-19", ông Budiman nói.
Indonesia ghi nhận số ca tử vong ở mức kỉ lục trong ngày 22/7. Ảnh: EPA
Cùng chung quan điểm trên, Amin Soebandrio, Giám đốc tại Viện Eijkman Institute, một cơ quan thuộc chính phủ nghiên cứu bệnh nhiệt đới và bệnh truyền nhiễm ở Indonesia nhìn nhận tuy chưa xuất hiện biến thể mới nào, nhưng việc đề cao cảnh giác là rất quan trọng. Bởi số ca nhiễm tăng lên, không thể loại trừ khả năng sẽ phải quan sát kỹ để phát hiện ra biến thể mới ngay khi chúng xuất hiện.
Biến thể đáng quan ngại và khủng hoảng dịch bệnh ở Indonesia
Virus luôn biến đổi theo đột biến về gien, tạo ra những biến thể trội hơn. Theo Tiến sĩ Stuart Ray, phó chủ tịch y khoa về phân tích và đồng bộ dữ liệu tại Đại học Y thuộc Đại học Johns Hopkins, tuần nào giới khoa học cũng ghi nhận các biến thể COVID-19 mới.
Đa số xuất hiện rồi biến mất. Một số còn sót lại, nhưng không quá phổ biến. Có biến thể tăng lên trong cơ cấu lây nhiễm một thời gian, rồi giảm. Chỉ khi một biến thể cho thấy khả năng tạo đột biến về mức độ lây nhiễm, gây tình trạng bệnh nặng phải nhập viện, tử vong hoặc giảm hiệu quả các biện pháp chữa trị thì mới được WHO coi là biến thể đáng quan ngại (VOC).
Binh sĩ quân đội Indonesia kiểm tra giấy tờ lái xe tại một chốt kiểm dịch ở Jakarta. Ảnh: EPA
Trên thế giới hiện có 4 biến thể được liệt vào VOC, gồm biến thể Alpha lần đầu tiên được xác định ở Anh, Beta (Nam Phi), Gama (Brazil) và Delta (Ấn Độ). Ngoại trừ Gama, Indonesia hiện ghi nhận sự xuất hiện của cả ba biến thế còn lại. Indonesia cũng đã cải thiện được năng lực phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 trong khung thời gian ngắn. Kể từ đầu năm đến nay, nước này đã giải được 3.000 mẫu trình tự gien, tăng mạnh so với 200-300 mẫu hồi năm ngoái. Kết quả cho thấy Alpha vẫn còn lây lan, nhưng Delta mới là biến thể vượt trội.
Shahid Jameel, chuyên gia virus học hàng đầu của Ấn Độ, người đứng đầu nhóm cố vấn tại diễn đàn SARS-CoV-2 Genomics Consortia (INSACOG), nhìn nhận Delta có mức độ lây nhiễm cao hơn từ 4-5 lần so với chủng gốc. Theo ông, tình hình tại Indonesia hiện nay rất giống với Ấn Độ ở thời kỳ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai, mà nguyên nhân chủ yếu là do tỉ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 thấp. Mới chỉ có 8% dân số Indonesia được chích ngừa vaccine đủ liều.
Một người dân theo đạo Hindu ở đảo Bali cầu nguyện đại dịch COVID-19 sớm chấm dứt. Ảnh: Reuters
Đại diện đến từ hai nhóm nghiên cứu virus SARS-CoV-2 hàng đầu thế giới ở Mỹ lo ngại tình hình dịch bệnh ở Indonesia hiện nay là điều kiện thuận lợi để một biến thể VOC xuất hiện. "Lây nhiễm trong cộng đồng càng lớn, biến thể mới càng có cơ hội xuất hiện", Ali Mokdad, giáo sư tại Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) có trụ sở ở Seattle nhìn nhận.
Còn theo Giáo sư chuyên về bệnh truyền nhiễm Robert Bollinger thuộc Đại học Y khoa trực thuộc Đại học Johns Hopkins, SARS-CoV-2 có tiềm năng đột biến thành biến thể mới mỗi một lần gây lây nhiễm cho một bệnh nhân mới. Vì thế, nguy cơ biến thể mới xuất hiện cao nhất tại các cộng đồng và quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất, mà Indonesia hiện là một điển hình.
Indonesia tăng cường an ninh sau các vụ tấn công Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã huy động hàng chục nghìn cảnh sát và binh sĩ bảo vệ an ninh các cơ sở tôn giáo trên khắp cả nước trong suốt các ngày lễ quan trọng của người Công giáo bắt đầu từ ngày 1/4. Cảnh sát gác gần hiện trường vụ tấn công bên ngoài nhà thờ ở Makassar, Nam...