Bộ Giáo dục và Đào tạo sáp nhập và tổ chức lại nhiều đơn vị cục, vụ
Ngày 24.10.2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
Nghị định số 86/2022/NĐ-CP cơ bản kế thừa các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 và bổ sung các nội dung mới đã được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Để đảm bảo đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ GDĐT đã được bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới về quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tin gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ GDĐT đã tiến hành tin gọn tổ chức bộ máy,
Cụ thể, sáp nhập Vụ Thi đua – Khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ; tổ chức lại Cục Cơ sở vật chất thành Vụ Cơ sở vật chất; tiếp tục duy trì không tổ chức phòng trong Vụ.
Để thống nhất việc quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, Bộ GDĐT chuyển Học viện Quản lý giáo dục (là cơ sở giáo dục đại học) và Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (là cơ sở đào tạo bồi dưỡng) về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT.
Video đang HOT
Như vậy, Bộ GDĐT chỉ còn 20 tổ chức hành chính (gồm 16 đơn vị hành chính cấp Vụ, 4 đơn vị hành chính cấp Cục) và 3 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước.
Trước đó, thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ GDĐT tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GDĐT.
Phát động cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh cho học sinh THPT
Vietnam High School Business Case Competition là cuộc thi giải Business Case đầu tiên dành cho học sinh cấp 3 Việt Nam.
Ngày 1/10, buổi họp báo phát động cuộc thi "Giải quyết tình huống kinh doanh dành cho học sinh trung học Việt Nam" (Vietnam High School Business Case Competition) đã được tổ chức.
Cuộc thi do Câu lạc bộ Thực tập sinh, Tổ chức định hướng và phát triển tiềm năng trẻ Việt Nam (YEO Việt Nam) và Nhóm Tư vấn sinh viên phối hợp với các trường trung học quốc tế và các công ty đa quốc gia tổ chức; là nền tảng để học sinh phát triển tư duy phản biện, kỹ năng tư vấn và các kỹ năng khác để sẵn sàng cho ngành kinh doanh, tiếp thị, tài chính... bằng cách làm việc với những thách thức kinh doanh thực tế.
Đây là cuộc thi giải Business Case đầu tiên dành cho học sinh trung học phổ thông Việt Nam. Những cuộc thi về Business Case hiện nay chủ yếu dành cho sinh viên các trường đại học.
Lần đầu tiên có một cuộc thi về giải quyết tình huống kinh doanh cho học sinh cấp 3 tại Việt Nam. Ảnh: YEO Vietnam
Cuộc thi nhằm tạo ra một sân chơi để tìm kiếm những tài năng trẻ và trang bị những kỹ năng cần thiết cho các em học sinh cấp 3 đang có mong muốn theo đuổi nhóm ngành kinh tế - kinh doanh.
Mang chủ đề "Chuyển đổi số", với sứ mệnh đem đến cho học sinh trung học phổ thông cơ hội trau dồi kiến thức và trải nghiệm mới mẻ, cuộc thi không những giúp cho các học sinh thể hiện tài năng của mình mà còn được trải nghiệm thực tiễn các tình huống kinh doanh trên thương trường.
Theo thể lệ, mỗi nhóm dự thi gồm 3 thành viên, mỗi thành viên đều là công dân Việt Nam và đang theo học các trường cấp 3 (du học), đang tìm kiếm cơ hội trau dồi, nâng cao kiến thức kinh doanh và tiếp xúc gần hơn với các tình huống thực tế của doanh nghiệp.
Cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra trong 3 vòng:
Vòng 1: Kiểm tra đánh giá.
Vòng 2: Giải quyết thách thức trong đề bài.
Vòng 3: Giải quyết đặc biệt và thuyết trình.
Tổ chức YEO Việt Nam cho biết: Hiện nay, kinh doanh là một trong những ngành thu hút nhiều người trẻ ở Việt Nam và vì thế sự cạnh tranh trong ngành cũng trở nên khó khăn hơn.
Các học sinh có thể đọc kỹ hơn thông tin chi tiết tại trang web chính thức của cuộc thi: https://www.vhbc.vn/vietnamhighschoolbusinesscasecompetition; Hạn đăng ký là 18/10/2022.
Nói thêm về Business case, đây chính là một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế tài chính. Hiểu một cách cụ thể thì Business case còn được gọi bằng một tên gọi khác đó là Case study nghĩa là đề án kinh doanh, bảng phân tích một dự án, chiến dịch của một doanh nghiệp, công ty hoặc là các tình huống kinh doanh.
Business Case đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng học sinh, sinh viên cũng như trong các tổ chức doanh nghiệp. Đây chính là phương tiện giúp các bạn trẻ rèn luyện, áp dụng các kiến thức trường lớp để giải quyết các bài toán thực tiễn và là con đường để các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng nhìn nhận, đánh giá tư duy của ứng viên. Chính vì thế, Business Case là một lĩnh vực đầy hứa hẹn nhưng cũng chứa đựng nhiều thử thách đối với phần lớn các bạn trẻ.
Các cuộc thi liên quan đến Business Case với mục đích giúp các bạn trẻ được học tập, tích lũy kiến thức, kỹ năng giải Case study thực tế, mở rộng cơ hội chinh phục các vòng tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, tăng cơ hội tiếp cận nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế về doanh nghiệp và kinh doanh cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch khai giảng năm học mới Sáng 30-9, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức lễ khai giảng năm học 2022-2023. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cùng đại diện các lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo. Lãnh đạo Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chúc mừng thí sinh là thủ khoa Phát biểu...