Bộ Giáo dục và Đào tạo ‘nới lỏng’ việc kiểm tra học kỳ đối với học sinh lớp 1, lớp 2 ra sao?
Nếu vì điều kiện chưa thể đến trường học trực tiếp, như thực tế đang diễn ra ở nhiều địa phương thời gian qua, học sinh có thể được kiểm tra, đánh giá trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã giải thích về quy định kiểm tra học kỳ đối với lớp 1, lớp 2.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ, khi nói rõ thêm về nội dung của văn bản số 5766/BGDĐT-GDTT ban hành ngày 13/12/2021, nhằm hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với diễn tiến dịch bệnh Covid-19.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, ở những địa phương học sinh không thể đến trường do dịch bệnh, các trường tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ cho học sinh theo hình thức trực tuyến.
Đối với những khu vực đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch, học sinh có thể đến trường học tập, thì các trường khẩn trương ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh, thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trực tiếp.
Đối với các em học sinh lớp 1, lớp 2 đang học qua truyền hình, quá trình học tập của các em thiếu sự tương tác và nhà trường cùng các thầy/cô chưa có đánh giá chính xác việc các em thu nhận được kiến thức tới đâu.
Vì vậy, trong điều kiện cho phép, cần tạo điều kiện tối đa để học sinh được tới trường củng cố kiến thức và được hướng dẫn thực hiện bài kiểm tra định kỳ trực tiếp.
Với lớp 3, 4, 5, học sinh cơ bản đã có ý thức và kỹ năng học tập, kỹ năng làm bài định kỳ theo đặc trưng của từng môn học trong quá trình học từ các năm trước.
Video đang HOT
“Quan điểm của Bộ GD&ĐT là tùy điều kiện thực tế ở các địa phương, các sở, phòng giáo dục chỉ đạo các trường hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tiếp hay trực tuyến. Đồng thời, các địa phương có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian thực hiện kiểm tra phù hợp với kế hoạch triển năm học này, kế hoạch năm học mới và tình hình dịch bệnh tại địa bàn”, ông Độ nói.
Trước đó, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn về việc học sinh lớp 1, 2 kiểm tra học kỳ trực tiếp- trừ trường hợp bất khả kháng.
Cụ thể, văn bản hướng dẫn mới nhất ngày 13/12 của Bộ GD&ĐT yêu cầu, đối với lớp 1, lớp 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Các nhà trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện.
Đồng thời, nhà trường chia nhỏ số học sinh của lớp, đảm bảo an toàn phòng dịch để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” cho học sinh trước khi tổ chức bài kiểm tra định kỳ đối với môn toán, môn tiếng Việt.
Bên cạnh đó, linh hoạt vào các thời điểm, phù hợp với từng đối tượng và tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học. Cũng theo văn bản này: “Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.
Khi thông tin trên được đưa ra, một số phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 không cần quá khắt khe với điểm số. Nên chăng, việc kiểm tra cũng nên linh hoạt hơn- nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ở một số thành phố đang căng thẳng như hiện nay.
Tại sao học sinh lớp 1,2 học online từ đầu năm cần đến trường để làm kiểm tra?
Theo ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), với những nhà trường đang dạy học trực tuyến từ đầu năm học đến nay, học sinh vẫn có thể đến trường, chia ca, đảm bảo giãn cách để làm bài kiểm tra trực tiếp.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tổ chức kiểm tra học kỳ 1 bằng hình thức trực tiếp với học sinh lớp 1 và 2, trừ trường hợp bất khả kháng mới chuyển qua trực tuyến. Vậy nên nhiều phụ huynh thắc mắc "trường hợp bất khả kháng" ở đây là những trường hợp nào?
Liên quan đến vấn đề này, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, với những nhà trường, địa phương đang dạy học trực tuyến từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra học kỳ thì không được coi là trường hợp bất khả kháng. Do đó, học sinh vẫn có thể đến trường, chia ca, đảm bảo giãn cách để làm bài kiểm tra trực tiếp.
"Bất khả kháng là những trường hợp đến ngày kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch của trường nhưng học sinh thuộc diện F0, F1, F2 hoặc ở khu vực bị phong tỏa vì dịch bệnh, nhà trường phối hợp với gia đình sẽ có kế hoạch kiểm tra trực tuyến riêng với nhóm học sinh này.
Học sinh lớp 1,2 là những khối lớp những năm đầu thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, những khối lớp đầu cấp tiểu học, không có bài kiểm tra giữa kỳ nên việc có một bài kiểm tra trực tiếp cuối kỳ sẽ đặc biệt quan trọng, giúp đánh giá cả quá trình dạy học và đánh giá lại quá trình đánh giá thường xuyên, không để học sinh học xong lớp 1 nhưng chưa biết đọc biết viết", ông Thái Văn Tài cho hay.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thạnh An đến trường. Ảnh: Quỳnh Trần
Hiện tại, nhiều phụ huynh Hà Nội không đồng tình với việc cả năm học trực tuyến nhưng cuối năm lại yêu cầu học sinh đến trường ôn tập và thực hiện bài kiểm tra nhất là trong bối cảnh những ca F0 cộng đồng tăng cao.
"Học tập xong thì phải kiểm tra, đánh giá, đây là quy định cần thực hiện. Nhưng hình thức, mục đích kiểm tra thế nào thì cần phải linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với tình hình thực tiễn hơn.
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, những vùng xanh, vùng đảm bảo yêu cầu vẫn đang học bình thường, thì việc đánh giá diễn ra theo hình thức trực tiếp là điều đương nhiên.
Thế nhưng với những vùng đang trong cấp độ dịch, trẻ vẫn phải học online thì cần đánh giá theo hình thức trực tuyến chứ không nhất thiết phải cứng nhắc dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị các điều kiện đón học sinh quay lại kiểm tra trực tiếp rồi lại song song chuẩn bị phương án kiểm tra trực tuyến nếu có điều bất khả kháng. Điều này không chỉ tạo áp lực cho học sinh mà cả giáo viên", cô Lê Thị Loan - nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) nêu ý kiến.
Cùng quan điểm này, nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng hoàn toàn có thể triển khai kiểm tra online với học sinh lớp 1, 2.
Trên thực tế, việc kiểm tra với trẻ ở lứa tuổi này chỉ liên quan đến khả năng đọc, đánh vần. Vì vậy, thầy cô có thể kiểm tra bằng cách giới hạn một khoảng thời gian, trẻ cần đọc được bao nhiêu từ, cách đánh vần ra sao và sau đó đánh giá trình độ theo chương trình.
Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1, 2 nói riêng thì chỉ cần trẻ đọc thông, viết thạo là được rồi.
Trong hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học ứng phó dịch COVID-19 vừa ban hành, Bộ GD&ĐT cho phép các trường tổ chức dạy, kiểm tra cuối học kỳ 1 linh hoạt bằng nhiều phương thức.
Với lớp 1, 2, Bộ GD&ĐT yêu cầu bài kiểm tra được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Các trường tổ chức kiểm tra vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Nếu học sinh không thể đến trường làm bài kiểm tra trực tiếp, các trường có thể cho làm bài bằng hình thức trực tuyến. Việc kiểm tra phải bảo đảm đánh giá đúng, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Với lớp 3, 4, 5, các trường có thể tổ chức kiểm tra cuối học kỳ I bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch COVID-19 tại địa phương.
Bài kiểm tra tập trung vào các nội dung chính của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra được thiết kế đảm bảo các mức từ dễ đến khó theo quy định.
Bộ GD-ĐT: Kiểm tra trực tiếp lớp 1, 2 để đánh giá thực chất việc dạy học Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT, học sinh lớp 1 và 2 sẽ kiểm tra học kỳ trực tiếp. Song, nhiều ý kiến băn khoăn bởi nhiều nơi học sinh đang học trực tuyến, có nhất thiết phải kiểm tra trực tiếp hay không. Cụ thể, trong công văn hướng dẫn mới nhất ngày 13/12, Bộ GD-ĐT yêu cầu, đối với...