Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo

Theo dõi VGT trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo; tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo; tạo cơ hội cho nhà giáo yên tâm hoạt động nghề nghiệp và có những đóng góp tốt hơn cho Ngành, cho đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo - Hình 1

Tổng số nhà giáo trong cả nước là hơn 1,4 triệu người.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tính đến năm học 2020-2021, tổng số nhà giáo trong cả nước là 1.402.469 người. Trong đó, nhà giáo các cấp học mầm non, phổ thông, đại học là 1.318.510 (biên chế 1059.729, hợp đồng 48.662, ngoài công lập 123.996). Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có 1.190.443 nhà giáo (công lập 1.108.391, ngoài công lập 82.052; biên chế 1.059.729, hợp đồng trong các trường công lập 48.662). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 83.959 nhà giáo (37.235 nhà giáo trong các trường cao đẳng, 13.295 nhà giáo trong các trường trung cấp, 23.086 nhà giáo trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và có gần 10.343 nhà giáo thuộc các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

Biên chế sự nghiệp ngành Giáo dục chiếm khoảng 70% tổng biên chế sự nghiệp cả nước

Theo Bộ GD&ĐT, biên chế sự nghiệp của ngành Giáo dục chiếm khoảng 70% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước.

Như vậy, có thể thấy, đội ngũ nhà giáo là lực lượng đông đảo nhất trong tổng số công chức, viên chức của tất cả các ngành/lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Đội ngũ nhà giáo hoạt động rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực, thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau.

6 vấn đề hạn chế, vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn phát triển đội ngũ nhà giáo

Thứ nhất, cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông còn mất cân đối; vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông diễn tại nhiều địa phương, trong từng cơ sở giáo dục, trong từng cấp học, môn học vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều địa phương không đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, thiếu một số lượng lớn giáo viên để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Nếu xây dựng được 01 luật riêng điều chỉnh về nhà giáo sẽ giúp giải quyết căn cơ vấn đề này.

Thứ hai, việc thực hiện, tuyển dụng, bố trí, điều động giáo viên tại các địa phương, cơ sở giáo dục còn nhiều vướng mắc, bất cập; việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên và thực hiện cơ chế tuyển dụng giáo viên như những viên chức thông thường đã và đang bộc bộ một số hạn chế: tuyển dụng đúng quy trình nhưng chú trọng đến kiến thức quản lý nhà nước nhiều hơn kỹ năng nghiệp vụ; khó tuyển được người giỏi vào ngành; chuyển biên chế suốt đời của giáo viên sang chế độ làm việc theo hợp đồng, hưởng lương theo vị trí việc làm, nhưng không có quy định đặc thù nên không thực hiện được công tác điều động, biệt phái giáo viên từ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi lên vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn công tác.

Thứ ba, việc thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu chung gặp nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục vì đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo là dạy học và giáo dục theo cấp học, theo môn học. Số lượng biên chế tinh giản trong ngành giáo dục chủ yếu là do giáo viên nghỉ chế độ, chuyển công tác, dẫn tới khó khăn trong bố trí, sắp xếp giáo viên theo định mức, theo chuyên môn đào tạo khi thực hiện yêu cầu tuyển dụng theo quy định mới.

Thứ tư, các chính sách t.iền lương mặc dù đã được quan tâm nhưng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với vị trí, vai trò của nhà giáo; chưa tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề. Nếu coi nhà giáo là nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, là “nhân lực của nhân lực” thì điều kiện làm việc của nhà giáo cần có sự sáng tạo, chính sách t.iền lương, các chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng đối với nhà giáo cũng cần có các quy định riêng, tương xứng với vị thế và đặc thù lao động của nhà giáo.

Thứ năm, thiếu cơ chế để thu hút người giỏi thi tuyển vào ngành sư phạm và tham gia tuyển dụng nhà giáo nên một số môn học, cấp học còn xảy ra tình trạng thiếu nguồn để tuyển dụng.

Thứ sáu, chưa có đầy đủ chế tài để quản lý nhà giáo ngoài công lập. Các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật viên chức chủ yếu quản lý đối với đội ngũ nhà giáo đã được tuyển dụng vào viên chức. Trong khi đó, trước áp lực về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy thì giải pháp để giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng là mở rộng hệ thống giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên, chính sách đối với nhà giáo ngoài biên chế, giáo viên công tác trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức.

Video đang HOT

Do vậy, việc xây dựng Luật Nhà giáo là thực sự cần thiết nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo; tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo; tạo cơ hội cho nhà giáo yên tâm hoạt động nghề nghiệp và có những đóng góp tốt hơn cho Ngành, cho đất nước.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Cảm ơn Bộ Giáo dục đã lắng nghe nhà giáo chúng tôi!

Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD như luồng gió mát giải tỏa nhiều băn khoăn, thắc mắc và bức xúc của nhiều giáo viên trong thời gian qua.

Ngày 27/1/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Kể từ thời điểm 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực thì chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo được nâng lên, ở bậc mầm non từ trung cấp lên cao đẳng, bậc tiểu học từ trung cấp lên đại học, bậc trung học cơ sở từ cao đẳng lên đại học khiến cho hàng ngàn giáo viên đang trong biên chế và hợp đồng từ đạt chuẩn, trên chuẩn thành không đạt chuẩn có khả năng mất việc khiến nhiều giáo viên tâm tư, ấm ức.

Những giáo viên trên không chỉ vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm, xếp lương mới mà còn gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng, tuyển dụng đặc cách, hợp đồng, thỉnh giảng,...

Nguy cơ mất việc, chấm dứt hợp đồng là rất cao nếu không có văn bản tháo gỡ từ các cấp lãnh đạo, chính quyền.

Rất may, lắng nghe được nhiều ý kiến từ cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo nhà giáo, hợp đồng lao động, bổ nhiệm lại với cán bộ quản lý có trình độ cử nhân quản lý giáo dục và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Cảm ơn Bộ Giáo dục đã lắng nghe nhà giáo chúng tôi! - Hình 1

Ảnh minh họa, nguồn: GDVN.

Có thể nói, Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD như luồng gió mát giải tỏa nhiều băn khoăn, thắc mắc và bức xúc của nhiều giáo viên trong thời gian qua.

Công văn 336 cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo biết lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư của nhà giáo đồng thời tháo gỡ những vướng mắc do lịch sử để lại bằng các hành động cụ thể được giáo viên đồng tình hoan nghênh và biết ơn.

Xin được trích lược một số nội dung trong công văn liên quan đến tuyển dụng, hợp đồng giáo viên được giáo viên đồng tình hoan nghênh rất cao.

Có thể tuyển dụng đặc cách giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005

Đây có thể là tin rất vui đối với những giáo viên hợp đồng công tác nhiều năm có trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005 mà chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 có ước mơ trở thành giáo viên chính thức tại các trường mầm non, phổ thông.

Theo nội dung công văn có hướng dẫn cụ thể: "Những địa phương chưa thực hiện xong việc tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn tại Công văn số 5378 của Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành để bảo đảm quyền lợi của giáo viên có nhiều năm công tác.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương lưu ý: Thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019. Sau khi tuyển dụng, các giáo viên được bố trí đào tạo theo lộ trình nâng trình độ chuẩn theo quy định.

Thực hiện tuyển dụng giáo viên có bằng cử nhân chuyên ngành (phù hợp với môn dạy) không thuộc ngành đào tạo giáo viên.

Đối với trường hợp này, giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (một số nội dung về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được hướng dẫn tại mục 4 Công văn này).

Sau khi tuyển dụng, các địa phương áp dụng các quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương."

Như vậy, đây là thông tin rất vui đối với nhiều giáo viên hợp đồng tại các trường đã đạt chuẩn Luật Giáo dục 2005 (có trình độ trung cấp trở lên đối với giáo viên tiểu học, mầm non; trình độ cao đẳng trở lên đối với giáo viên trung học cơ sở).

Nếu không có Công văn 336 thì sẽ có nhiều giáo viên trên là giỏi, công tác nhiều năm nhưng do không đạt chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019 sẽ mất việc, không được hợp đồng mới, không được tuyển dụng đặc cách.

Hàng ngàn giáo viên rơi vào trường hợp trên sau khi nhận được Công văn 336 đã mừng rơi nước mắt và vô cùng biết ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn kịp thời tháo gỡ vướng mắc của họ, ước mơ được trở thành giáo viên chính thức có thể trở thành sự thật.

Có thể hợp đồng, thỉnh giảng giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019

Cũng theo Công văn 336 trên về việc tiếp tục hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên có hướng dẫn như sau:

"Hiện nay, nhiều địa phương đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005.

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và bảo đảm quyền lợi cho giáo viên hiện đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, các địa phương xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 đã ký hợp đồng trước ngày 1/7/2020.

Những giáo viên này được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019."

Đây cũng là thông tin rất vui đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục mới 2019 nhưng đã đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 được xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục và sẽ được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP (miễn phí) để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Trong công văn còn có hướng dẫn về việc bổ nhiệm lại và bổ nhiệm, xếp luơng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên) như cho phép bổ nhiệm lại đối với với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (hiện nay đang vướng mắc).

Sau khi bổ nhiệm lại, cán bộ quản lý trường học phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Sau khi hoàn thành nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì thực hiện bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong công văn cũng có hướng dẫn về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp phổ thông.

Bộ Giáo dục có đề nghị và yêu cầu không yêu cầu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên đã tham gia giảng dạy có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm.

Chấp nhận các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã cấp cho các giáo viên trước ngày 22/5/2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Công văn này như luồng gió mát, làm ấm lòng hàng ngàn giáo viên đang trĩu nặng tâm tư về khả năng mất việc, cắt hợp đồng sau Tết Nguyên đán 2022, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc tuyển dụng, bố trí nhân sự do tình trạng thiếu giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Qua bài viết, cũng xin được kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, xem xét việc cho phép tuyển dụng đối với các cử nhân sư phạm ra trường trước đây đã đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 chưa có việc làm để các em có cơ hội được trở thành giáo viên, được cống hiến và tiếp tục nâng cao trình độ theo Luật Giáo dục mới vừa tạo điều kiện cho các em có việc làm vừa giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên ở các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, xem xét việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đang công tác chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục mới nhưng thời gian công tác còn ngắn và có nhiều thành tích để xếp lương họ phù hợp, tránh thiệt thòi cho những giáo viên sắp về hưu lại mang tiếng "chưa chuẩn".

Tài liệu tham khảo: Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Trận chiến "đẫm máu": Anh Trai Say Hi đạt Top 1 YouTube thì Anh Trai Chông Gai "flex" hẳn Top 1 rating đài Quốc gia!
11:13:19 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Thực đơn cơm tối dễ nấu, ngon miệng

Ẩm thực

16:44:43 02/07/2024
Thực đơn cơm tối dễ nấu, bữa tối không hề có món ăn nào cầu kỳ, thậm chí đơn giản lại gần gũi nhưng rất ngon miệng.

Malaysia, Indonesia sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

Thế giới

16:43:18 02/07/2024
Thủ tướng Anwar cũng cho rằng cần tăng cường nỗ lực nhằm củng cố ASEAN như một nền tảng then chốt để giải quyết những vấn đề khu vực. Malaysia sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2025.

Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa

Góc tâm tình

16:30:40 02/07/2024
Nửa đêm thấy chồng ra ngoài nghe điện thoại tôi theo sau mà điếng hồn khi nghe: Em hạn chế gặp vợ anh đi. Biết thế anh để vợ ở nhà cho rồi, đi làm chi rồi để lộ chuyện thì toang, con của chúng ta không thể bị lộ được .

Free Fire Đại Chiến Quân Đoàn Mùa Hè 2024: Bình Dương Đại Hải lên ngôi

Mọt game

16:15:17 02/07/2024
Chủ đề 7 năm - Tự Hào Free Fire sẽ kỷ niệm cột mốc bảy năm của trò chơi, tôn vinh sự phổ biến và ảnh hưởng bền vững của nó trong thể loại game sinh tồn.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.

Hoa hậu Mai Phương rời khỏi công ty quản lý?

Sao việt

15:21:58 02/07/2024
Mới đây, trong cộng đồng sắc đẹp Việt lan truyền thông tin Hoa hậu Mai Phương đã đường ai nấy đi với công ty chủ quản - Công ty Sen Vàng.