Bộ Giáo dục sửa chương trình GDPT mới: Nhiều trường gấp rút xây lại tổ hợp môn

Theo dõi VGT trên

Hiệu trưởng một số trường nhận định, việc thay đổi cách chọn môn học theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT tạo nhiều thuận lợi cho học sinh.

Ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong , trong đó có những điều chỉnh liên quan đến chương trình tổng thể và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông nhằm bảo đảm yêu cầu của Quốc hội về việc “thiết kế môn Lịch sử trung học phổ thông có cả phần bắt buộc và lựa chọn”.

Đáng chú ý, theo Thông tư này, Bộ quyết định điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; .

Bộ Giáo dục sửa chương trình GDPT mới: Nhiều trường gấp rút xây lại tổ hợp môn - Hình 1

Kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Chụp màn hình)

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT có nhiều điểm tạo thuận lợi cho học sinh.

“Điểm ưu đầu tiên phải kể đến đó là học sinh không còn phải chọn 5 môn lựa chọn từ 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm: Lịch sử, Địa lý, Kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm: Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật).

Theo đó, việc chọn 4 môn trong 9 môn lựa chọn sẽ dễ dàng hơn, tạo sự thoải mái cho học sinh. Ví dụ, đối với chương trình khi chưa điều chỉnh, những em có thế mạnh về rất sợ khi phải chọn học thêm một trong số 3 môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa nhưng giờ đây, các em không còn phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này nữa. Học sinh sẽ được quyền chọn môn học là thế mạnh, sở trường của bản thân, phù hợp với định hướng xét tuyển vào các trường đại học trong tương lai”, thầy Bình chia sẻ.

Bộ Giáo dục sửa chương trình GDPT mới: Nhiều trường gấp rút xây lại tổ hợp môn - Hình 2

Thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội). (Ảnh: Đỗ Thơm)

Thầy Bình cho biết, Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh đã hoàn thành việc xây dựng tổ hợp môn, sắp xếp tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đẩy mạnh công tác tư vấn để học sinh lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp nhất.

Tuy nhiên, khi có thông báo Lịch sử trở thành môn bắt buộc, nhà trường cũng lường trước được việc phải thay đổi, sắp xếp lại kế hoạch dạy học và tiến hành cho học sinh chọn lại tổ hợp môn.

“Hiện, chúng tôi đang họp bàn và lên kế hoạch, dự kiến khoảng trung tuần tháng 8 sẽ hoàn thành việc xây dựng lại nhóm môn học”, vị Hiệu trưởng này thông tin.

Video đang HOT

Nói thêm về một số nội dung điều của chương trình, thầy Bình cho rằng, việc thay đổi cách lựa chọn môn học, không ấn định học sinh phải chọn ít nhất một môn thuộc 3 nhóm môn trước đó không làm ảnh hưởng đến mục tiêu theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng làm hai giai đoạn là cơ bản và hướng nghiệp. Bắt đầu từ lớp 10, nội dung kiến thức sẽ chuyên sâu, chuyên biệt hơn theo hướng phân hóa và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, cần phải trao quyền cho học sinh lựa chọn những môn học bám sát với năng lực, ngành, nghề mà các em yêu thích.

Mọi người nên hiểu giáo dục toàn diện là giáo dục tổng thể về kiến thức, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất… không thể chỉ dựa vào việc học sinh chọn những môn học nào để đánh giá về sự toàn diện”, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Lương Thế Vinh nêu quan điểm.

Cũng chia sẻ về nội dụng này, thầy Nguyễn Tiến Thạch – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Giám hiệu nhà trường đã chuyển Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT đến giáo viên toàn trường để các thầy cô tìm hiểu và nắm được những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018″.

Thầy Thạch đánh giá việc thay đổi cách chọn môn tạo thuận lợi hơn cho học sinh. Mặt khác, các trường vẫn được chủ động xây dựng tổ hợp dựa trên thế mạnh về nguồn lực, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.

“Chúng tôi đang cân nhắc, tính toán để thiết kế lại tổ hợp môn học cho học sinh khối 10. Thời gian vừa qua, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của học sinh nhưng sau lần thay đổi này, chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức thêm một số buổi tư vấn để phụ huynh và học sinh kịp thời nắm bắt tình hình và chọn được những môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em”, vị Hiệu trưởng này nói.

Trao đổi với phóng viên, thầy Thạch cũng bày tỏ băn khoăn, liệu học sinh chọn tổ hợp môn và sau khi học được một thời gian nhưng thấy không phù hợp hoặc không theo kịp thì có được phép đổi tổ hợp khác hay không?

Cũng theo thầy Thạch, khi thi vào lớp 10, học sinh chỉ làm bài thi 3 môn là Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Dựa vào kết quả của 3 môn học này, thầy cô ở trường khó đánh giá chuẩn xác năng lực của các em để tư vấn phù hợp.

“Theo tôi, nên cho học sinh học một kỳ hoặc một năm để các em đánh giá xem bản thân có phù hợp với những môn học đã lựa chọn hay không, sau đó mới “chốt” tổ hợp môn chính thức. Khoảng thời gian này cũng giúp giáo viên hiểu hơn về học trò, có thêm căn cứ tư vấn, cho học sinh hiệu quả hơn.

Chúng tôi cũng lưu ý phụ huynh, học sinh cần xác định nghề nghiệp rồi mới chọn tổ hợp môn học. Nếu lựa chọn tổ hợp môn xong chọn nghề không phù hợp sẽ rất khó khăn”, vị Hiệu trưởng này cho hay.

Bỏ chia nhóm môn lựa chọn, sẽ có 126 tổ hợp chọn môn cho học sinh lựa chọn?

Theo Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được lựa chọn 4 môn bất kỳ từ 9 môn học còn lại, tức là chọn 1 tổ hợp trong 126 tổ hợp chọn môn.

Bỏ chia nhóm môn lựa chọn, sẽ có 126 tổ hợp chọn môn cho học sinh lựa chọn? - Hình 1

Ảnh minh họa - Doãn Nhàn

Những điểm mới trong thực hiện chương trình trung học phổ thông

So với Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông, có những điểm mới như sau:

Môn học Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành .

Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 09 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 04 môn học trong 09 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông như sau:

Bỏ chia nhóm môn lựa chọn, sẽ có 126 tổ hợp chọn môn cho học sinh lựa chọn? - Hình 2

Từ 108 tổ hợp chọn môn sẽ thành 126 tổ hợp chọn môn?

Ngày 19/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học.

Đối với việc xây dựng tổ hợp chọn môn có hướng dẫn: "Mỗi trường trung học phổ thông xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn gồm 05 môn học được chọn từ 03 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình (mỗi nhóm chọn ít nhất 01 môn học); vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu học tập của học sinh và đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp."

Với hướng dẫn trước đây, học sinh chọn 5 trong 9 môn có điều kiện mỗi nhóm chọn tối thiểu 1 môn, khi đó sẽ có .

Sau khi môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc, việc xây dựng tổ hợp chọn môn sẽ có những thay đổi.

Thông tư 13/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: " học sinh được lựa chọn 4 môn học từ các môn lựa chọn gồm Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.".

Không còn quy định nhóm môn học như trước đây (gồm 3 nhóm môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Công nghệ và Nghệ thuật), Thông tư 13 cho phép học sinh được chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn, có thể chọn tổ hợp môn gồm cả 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật (trước đây nếu chọn môn Nghệ thuật thì chỉ chọn Âm nhạc hoặc Mỹ thuật).

Theo quy tắc toán học nếu được tự do lựa chọn tổ hợp chọn môn, học sinh sẽ được chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn thì sẽ có 126 cách lựa chọn (126 tổ hợp chọn môn).

Nếu theo quy định tại Thông tư này có thể hiểu là học sinh được lựa chọn 4 môn bất kỳ từ 9 môn học còn lại, tức là chọn 1 tổ hợp trong 126 tổ hợp chọn môn.

Thực tế, nếu để học sinh được tự do lựa chọn môn với 126 cách chọn thì đương nhiên sẽ "vỡ trận", giao cho các trường tự xây dựng tổ hợp thì lại không đúng sở trường, sở thích, đam mê của các em học sinh.

Nếu để học sinh toàn bộ quyền lựa chọn tổ hợp chọn môn gồm 4 môn trong 9 môn thì gần như chắc chắn sẽ "vỡ trận", các trường sẽ gặp nhiều khó khăn như:

Nhiều học sinh chọn các môn trường thiếu giáo viên khó có thể đáp ứng như môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ,...

Có trường trung học phổ thông đã dự kiến "bỏ" hẳn môn Âm nhạc, Mỹ thuật trong các tổ hợp chọn môn vì trường không có giáo viên dạy.

Trong trường hợp học sinh đổ xô chọn một nhóm môn khiến nhà trường sẽ thiếu giáo viên dạy, trong khi các môn không được chọn sẽ dư thừa giáo viên,...

Sẽ thiếu cơ sở vật chất, phòng bộ môn, máy tính,... đáp ứng nhu cầu của học sinh nếu nhiều học sinh chọn cùng một môn,...

Hiện nay, một số trường cũng đã xây dựng tổ hợp chọn môn, tuy nhiên đa số dựa vào chủ quan của nhà trường, dựa vào điều kiện của nhà trường mà không theo sở thích, sở trường hay đam mê của học sinh, hay nói đúng hơn, học sinh chỉ được chọn theo các "thực đơn" đã chọn sẳn, dù thích hay không học sinh bắt buộc phải chọn.

Nhìn vào các tổ hợp chọn môn của một số trường công khai gần đây, học sinh rất rối rắm, khó lựa chọn vì các nguyên nhân như: các tổ hợp đều có những môn học sinh không thích và học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp cụ thể do chưa có cơ sở, định hướng và Bộ Giáo dục cũng chưa công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học theo chương trình mới.

Việc xuất hiện 126 tổ hợp chọn môn khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, xây dựng tổ hợp,... phát sinh rất nhiều rắc rối, phức tạp trong quá trình triển khai có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em học sinh, có thể ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em.

Vì vậy rất cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc lựa chọn tổ hợp môn, chọn lại môn,... để các trường xây dựng cho phù hợp, đồng bộ tránh ảnh hưởng đến học sinh nếu chẳng may các em chọn không đúng môn học mình yêu thích.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Có thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy ViênCó thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy Viên
09:07:26 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La PhùBánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù
09:42:28 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một sao nam hạng A chuyên trị hát quán bar, cát-xê trăm triệu cả chục năm không đổi!

Một sao nam hạng A chuyên trị hát quán bar, cát-xê trăm triệu cả chục năm không đổi!

Nhạc việt

14:20:35 06/02/2025
Có một sao nam hạng A chuyên trị sân khấu quán bar, đám cưới suốt mười mấy năm hoạt động. Cát-xê đủ để nam ca sĩ có cuộc sống dư giả, sang trọng. Không ai khác chính là Tuấn Hưng.
Kpop bị phớt lờ ở Grammy: Tất cả là tại BTS?

Kpop bị phớt lờ ở Grammy: Tất cả là tại BTS?

Nhạc quốc tế

14:17:49 06/02/2025
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng sự vắng mặt của Kpop tại lễ trao giải Grammy là vì thiếu đại diện có sức ảnh hưởng toàn cầu, như BTS đã từng
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên

Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên

Sao châu á

13:53:57 06/02/2025
Thời gian qua, vợ chồng Phạm Vỹ Kỳ - Trần Kiến Châu bị dân tình tấn công, chỉ trích thiếu ý thức vì nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên.
Trấn Thành đã bị đánh bại

Trấn Thành đã bị đánh bại

Hậu trường phim

13:36:22 06/02/2025
Loạt phim Tết năm nay hiện đã phát hành đến ngày thứ 9 và bất ngờ khi vừa sang ngày mới, ngày 6/2, bảng xếp hạng doanh thu đã có sự thay đổi bất ngờ.
Kinh hoàng sao nữ Vbiz mukbang đồ ăn có sán nhưng nuốt trọn không nhận ra

Kinh hoàng sao nữ Vbiz mukbang đồ ăn có sán nhưng nuốt trọn không nhận ra

Sao việt

13:34:00 06/02/2025
Vào ngày đầu năm mới, Ngân 98 đăng tải một video mukbang lên trang cá nhân, trong đó cô cùng Lương Bằng Quang thưởng thức món tôm hùm.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Sức khỏe

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Trộm 22 điện thoại bán lấy tiền làm... sổ tiết kiệm

Trộm 22 điện thoại bán lấy tiền làm... sổ tiết kiệm

Pháp luật

13:24:43 06/02/2025
Mới ra tù về tội trộm cắp tài sản, Bùi Văn Sinh đột nhập cửa hàng điện thoại ở Ninh Thuận, lấy trộm 22 chiếc iPhone tổng trị giá 190 triệu đồng đem bán để mở sổ tiết kiệm.
2 máy bay đâm nhau trên đường băng, hành khách phải sơ tán khẩn

2 máy bay đâm nhau trên đường băng, hành khách phải sơ tán khẩn

Netizen

13:14:08 06/02/2025
Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma (SEA) cho biết trên mạng xã hội vào sáng thứ Tư rằng lực lượng cứu hỏa của Cảng Seattle, cảnh sát và đội vận hành sân bay đã có mặt tại hiện trường ngay sau khi sự cố xảy ra vào khoảng 10h15 (giờ địa phươn...
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Tin nổi bật

13:11:03 06/02/2025
Người đàn ông ở huyện Hậu Lộc mất tích từ mùng 2 Tết, đến sáng nay thì phát hiện thi thể nổi trên sông Lèn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Sao thể thao

13:03:20 06/02/2025
Đồng đội mới của Cristiano Ronaldo là Jhon Duran gây sốt với thương vụ chuyển nhượng từ Aston Villa (Anh) đến Al Nassr (Ả Rập Xê Út).
Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Phim việt

13:01:45 06/02/2025
Nhìn thấy những hình ảnh thân mật của Phong với Dương và bé Bin, Vân sốt ruột hơn bao giờ hết. Vì thế, cô đã gọi ngay cho Khoa hỏi về việc xét nghiệm ADN.