Bộ Giáo dục sẽ xử lý những trường đại học có tổ hợp xét tuyển bất thường
Bộ GD&ĐT vừa lên tiếng về việc tuyển sinh năm 2018 nhiều trường đại học đưa ra những tổ hợp xét tuyển bất thường gây nghi ngờ hoang mang dư luận.
Thí sinh hết sức cân nhắc, nghiên cứu kỹ về tổ hợp xét tuyển để đăng ký
Trao đổi với báo chí , Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, thực hiện quy định tại Điều 34 của Luật GDDH: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”, Quy chế tuyển sinh đã quy định: các trường được “Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành”.
Với câu hỏi các trường được đảm bảo quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo hay không và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào?
Bà Phụng cho rằng, thông thường, ít nhất phải có một hoặc hai môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo. Quy trình xác định tổ hợp cho các ngành thường do hội đồng khoa học đào tạo hoặc hội đồng tuyển sinh tham mưu… Và nhà trường phải giải trình được tính liên quan, tính hợp lý, tính cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo.
Video đang HOT
Các trường sẽ “tự sát” mình nếu đưa tổ hợp không liên quan
Nếu trường xác định những tổ hợp môn thi không liên quan đến ngành học thì hậu quả sẽ như thế nào? Bà Phụng cho hay, trước hết là dư luận xã hội nghi ngờ chính sách chất lượng của trường và khối trường đang đào tạo cùng ngành sẽ đánh giá thấp những trường như thế.
Thí sinh tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến trường chỉ chọn được những thí sinh kém, không có tinh thần thực học thực nghiệp, học chỉ để kiếm bằng…
Nếu có thí sinh chưa suy nghĩ chín chắn vào trường không phải bằng kiến thức nền tảng vững chắc thì cũng khó tiếp thu kiến thức, không hứng thú trong khi học và sau này, nếu có tốt nghiệp cũng khó xin việc làm, có xin được việc làm thì cũng khó trở thành công việc yêu thích, đam mê, để cống hiến và phát triển… Nhiều thí sinh bỏ học giữa chương trình thường rơi vào những trường hợp này, chấp nhận mất học phí, thời gian, công sức…
Bà Phụng cho hay, quan trọng hơn là chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường sẽ bị giảm sút khi thấy trường tuyển sinh bằng cách “vơ bèo vạt tép”, người sử dụng lao động sẽ nghi ngờ chất lượng đào tạo của trường, không muốn nhận sinh viên của trường. Và như vậy, trường lại tiếp tục không thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi… Nếu điều đó cứ tiếp diễn thì đó sẽ là quá trình “tự sát” vì trong điều kiện thông tin minh bạch như hiện nay, khó có thể “vàng thau lẫn lộn”.
Theo bà Phụng những trường lựa chọn cách trên không nhiều nhưng đã có hiện tượng như vậy, chúng tôi sẽ theo dõi sát tình hình. Nếu thấy những tổ hợp quá bất thường, chúng tôi sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình những nội dung trên. Nếu không có căn cứ thuyết phục, chúng tôi có thể lựa chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực này để kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, việc đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp…
“Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung” – Bà Phụng nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Trường có bài thi, môn thi xét tuyển không gắn với ngành đào tạo có thể bị giải trình
Trước việc một số trường đại học (ĐH) đưa ra những tổ hợp xét tuyển mới, lạ, thậm chí có môn/bài thi không liên quan đến ngành xét tuyển, ngày 23/3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) đã có ý kiến về việc này.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng tư vấn cho thí sinh trong ngày hội tư vấn - hướng nghiệp 2018.
Trước hết, thực hiện quy định tại Điều 34 của Luật Giáo dục ĐH: "Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh". Trong quy chế tuyển sinh quy định các trường được sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo. Các trường không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.Các trường được đảm bảo quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh ra sao. "Thông thường, ít nhất phải có một hoặc hai môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo. Quy trình xác định tổ hợp cho các ngành thường do hội đồng khoa học đào tạo hoặc hội đồng tuyển sinh tham mưu... Và, nhà trường phải giải trình được tính liên quan, hợp lý, cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo" - bà Kim Phụng nhấn mạnh.
Bà Phụng cũng cảnh báo, nếu trường xác định những tổ hợp môn thi không liên quan đến ngành đào tạo để xét tuyển sinh thì sẽ bị "mất nhiều hơn được". Bởi dư luận xã hội sẽ so sánh chất lượng đầu vào của khối trường đang đào tạo cùng ngành và có đánh giá thấp những trường xét tuyển tổ hợp lạ. Những em thí sinh có học lực tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến đây chỉ là điểm đến của những em không có tinh thần thực học, đi học chỉ để kiếm tấm bằng.
Về phía thí sinh chưa suy nghĩ chín chắn vào trường không phải bằng kiến thức nền tảng vững chắc sẽ rất khó tiếp thu kiến thức. Cũng như các em không hứng thú trong khi học, tốt nghiệp khó xin việc làm. Nếu có xin được việc làm thì công việc cũng khó trở thành niềm yêu thích, đam mê, để từ đó cống hiến và phát triển... Thực tế, đã có nhiều sinh viên bỏ học giữa chừng thường rơi vào những trường hợp này, dẫn đến lãng phí tiền học, thời gian, công sức...
Nhưng, điều quan trọng hơn là chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường sẽ bị giảm sút khi tuyển sinh bằng cách "vơ bèo vạt tép". Chủ sử dụng lao động sẽ nghi ngờ chất lượng đào tạo và không muốn nhận sinh viên của trường. Nhà trường cũng không thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi... Đương nhiên, tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến con đường "tự sát".
Bà Phụng tin rằng: "Thực tế không nhiều trường lựa chọn những tổ hợp có môn thi không liên quan đến ngành đào tạo. Tuy nhiên, nếu chúng tôi thấy có những tổ hợp quá bất thường thì sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, chúng tôi chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực để kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, thực hiện quy định về tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp... Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm thì bị xử lý nghiêm theo quy định. Thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung".
Năm nay, các trường được trao quyền tự chủ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên). Nhưng Bộ GD&ĐT vẫn yêu cầu sau khi có điểm thi, các trường phải công bố công khai điểm sàn nhận xét tuyển trước khi thí sinh thay đổi nguyện vọng. Đồng thời phải nhập lên cơ sở dữ liệu thi tuyển sinh để quản lý.
Trên cơ sở đó, các phương tiện truyền thông hoặc Bộ GD&DT có thể lập danh sách điểm sàn của các trường để công khai, minh bạch thông tin cho thí sinh có lựa chọn phù hợp. Đây cũng là cách để các trường phải giữ uy tín, xây dựng "thương hiệu" cho mình.
Theo bà Phụng, để giảm thiểu tình trạng trên, tới đây, trong nội dung tập huấn thi tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cũng sẽ trao đổi trực tiếp với các trường. Và, cùng với sự đồng hành tuyên truyền của các cơ quan truyền truyền thông, thí sinh sẽ nhận thức đúng vấn đề, lựa chọn đúng tổ hợp và ngành sở trường để đăng ký xét tuyển.
Theo Kinhtedothi.vn
Dùng tổ hợp lạ để xét tuyển, đại học sẽ phải giải trình Trường dùng tổ hợp môn bất thường để xét tuyển sẽ phải giải trình về tính liên quan, hợp lý và cần thiết đối với ngành đào tạo. Thí sinh thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Ngọc Thành Ngày 23/3, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng đã trả lời về việc một số...