Bộ Giáo dục giải thích Việt Nam nhiều đại học, ít sáng chế
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết các trường đại học Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong nghiên cứu nhưng vẫn chưa đủ để có những phát minh, sáng chế đăng ký quốc tế.
Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo hay kỹ năng nghề nghiệp: Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp hướng tới kinh tế phát triển bền vững”, Hội nghị Đối thoại Giáo dục Toàn cầu diễn ra trong hai ngày 16 và 17/6 tại TP HCM.
Gần 130 đại biểu gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học, cùng các nhà nghiên cứu và học giả đến từ Vương quốc Anh, Việt Nam và các nước ASEAN đã thảo luận những phương thức đổi mới để thúc đẩy hợp tác giữa trường Đại học và Doanh nghiệp hiệu quả hơn trong cả việc tạo ra những cử nhân có trình độ lẫn thúc đẩy sáng tạo.
Quang cảnh Hội nghị Đối thoại Giáo dục Toàn cầu. Ảnh: VietNamNet.
Trước việc Việt Nam có 6,3% những người trong độ tuổi 15 đến 25 đang thất nghiệp, một trong năm người thất nghiệp ở Việt Nam có bằng đại học hoặc thạc sĩ, trong khi 62% các doanh nghiệp được khảo sát nói rằng họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng (theo số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra), Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Giles Lever bình luận: “Thách thức này cần cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn, để đẩy mạnh hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng một lực lượng lao động có năng lực và kỹ năng”.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cũng nhận xét: “Doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào quá trình đào tạo nhân lực nên kiến thức của sinh viên trong nhà trường thường cách xa thực tiễn. Nhà trường đôi khi vẫn cần trả tiền cho doanh nghiệp để sinh viên thực tập thay vì doanh nghiệp trả tiền cho sinh viên như ở nước ngoài”. Ông Ga hy vọng quan niệm đó sẽ thay đổi.
Tại hội nghị, trả lời phỏng vấn về việc Việt Nam có 450 đại học và cao đẳng nhưng ít bằng sáng chế và thành tựu khoa học, ông Ga cho rằng: “Muốn có những phát minh, sáng chế đăng ký quốc tế, chúng ta cần phải có nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản.
Video đang HOT
Hiện nay, đầu tư cho nghiên cứu khoa học cho các trường đại học rất hạn chế. Trong những năm vừa qua, nhờ sự hỗ trợ của nhiều nguồn, chúng ta đã có nhiều đổi mới trong nghiên cứu nhưng vẫn chưa đủ để chúng ta thực hiện những công trình nghiên cứu lớn.
Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong các trường đại học, xem đó là công tác bắt buộc với tất cả giảng viên. Chỉ có như vậy chúng ta mới hy vọng có thể có nhiều hơn các phát minh hay sáng chế bởi phần lớn các công trình sáng tạo trên thế giới đều xuất phát từ các trường đại học”.
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
'Đốt bằng đại học là tiêu cực, phản cảm'
Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, bằng đại học không chỉ mang giá trị chứng nhận, mà là kết quả nhiều năm gây dựng của sinh viên, thầy cô và cả những giọt nước mắt, mồ hôi của bố mẹ.
Mới đây, mạng Facebook xôn xao việc cô gái trẻ đốt từ học bạ đến sách vở. Thông tin không rõ vì sao cô gái này đốt học bạ, nhưng đã gây ra luồng tranh luận về sự quan trọng của bằng cấp.
Trước đó, tài khoản Facebook X.H đăng thông tin một cử nhân của trường đại học có tiếng ở Hà Nội đốt bằng đại học với mong muốn... thức tỉnh cộng đồng.
Nam sinh này cho biết, anh muốn đốt bằng đại học để chứng minh đây chỉ là tờ giấy. Học đại học không phải mục đích kiếm bằng mà là kiếm nghề.
Cử nhân một trường đại học ở Hà Nội chia sẻ ảnh đốt học bạ, bằng đại học gây ra tranh cãi trên mạng.
Đốt bằng và tranh luận có nên học đại học?
"Nếu học Y mà chỉ lấy cái bằng thì bạn sẽ để dao mổ ở bụng bệnh nhân rồi khâu vào nhiệt tình. Học Lâm nghiệp, Nông nghiệp mà chỉ lấy bằng, bạn sẽ cho phát triển cây thuốc phiện", nam sinh này nêu quan điểm.
Chàng cử nhân trên lập luận không nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nào lại chọn nhân viên chỉ dựa vào bằng cấp. Điều đầu tiên họ cần biết là con người, sau đó đến kiến thức và kinh nghiệm. Vì thế, tấm bằng không cần thiết nữa.
Trước đó, một cử nhân tiếng Anh bức xúc do sau 5 năm tốt nghiệp không có việc làm, nên cũng đốt toàn bộ bằng và các giấy tờ liên quan.
Những câu chuyện trên xuất hiện trên mạng xã hội, là tiền đề cho tranh luận: Có nên học đại học?
Hải Sơn - một người trẻ đang làm thiết kế và marketing chia sẻ trên Facebook: "Suy cho cùng, tấm bằng đại học chẳng có trách nhiệm gì với bạn cả. Nó không phải là tấm vé lên "chuyến bay vinh quang". Nó chỉ chứng minh bạn là con người bình thường như bao người khác. Nếu không có đam mê hoặc cơ sở để sử dụng, bạn hãy cất nó đi hoặc treo lên như một bức tranh kỷ niệm".
Nhà báo Ngô Bá Lục cũng nêu quan điểm: "Đại học rất tốt và thực sự cần thiết, nhưng không phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công! Hãy tỉnh táo trước khi quá muộn".
Nhà báo Bá Lục khuyên học sinh: Học đại học hay không, bạn biết xác định khả năng bản thân và sống hết mình với đam mê, mới có thể thành công. Còn nếu cứ quy định học thật giỏi, rồi sẽ xin được việc làm, đó là quan niệm cần thay đổi. Biết được khả năng của mình là lĩnh vực gì và theo đuổi nó tới cùng, đó mới là yếu tố để bạn thành công trong cuộc sống.
Trên thực tế có nhiều sinh viên không lựa chọn ngành học mình yêu thích, dẫn đến tấm bằng đại học không có tác dụng. Thế nhưng, đốt bằng đại học có phải là công việc nên ủng hộ?
Hành động tiêu cực
Nhiều người cho rằng, quan điểm của cử nhân trong trường hợp trên có phần đúng nhưng hành động đốt bằng là không phù hợp.
Cô Nguyễn Bích Ngọc - giáo viên THCS Mạc Đĩnh Chi, Ba Đình, Hà Nội nêu quan điểm, bằng đại học không có giá trị với nhiều người. Tuy nhiên, những bạn trẻ trước khi đốt bằng đại học nên nghĩ lại xem mình đã làm được gì. Đừng đổ lỗi cho cha mẹ, xã hội. Đốt bằng chỉ là phản ứng tiêu cực, không giải quyết được điều gì cả.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP HCM nhận định: Bằng đại học không chỉ mang giá trị chứng nhận mà là kết quả nhiều năm gây dựng của bản thân, thầy cô, bạn bè, và cả những giọt nước mắt, mồ hôi của bố mẹ. Đừng nghĩ bằng đại học là của riêng bạn, ngay cả khi bạn có thể tự lập từ sớm.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu, không nên quan niệm bằng cấp không có giá trị. Người ta có thể đi khắp thế gian nhưng cũng đừng quên có những cung đường cần đến tấm vé.
Trước hành động đốt bằng của một số bạn trẻ, chuyên gia tâm lý mong muốn sự cuồng nộ hay thất vọng của các bạn trẻ dẫn đến tiêu cực chỉ là số ít. Có thể, việc đốt bằng khiến bạn thoải mái tạm thời nhưng khi hối tiếc không thể lấy lại những gì đã mất.
"Các bạn trẻ hãy nhìn nhận đa chiều, thay vì luôn hậm hực mà quên đi hành động của mình sẽ ảnh hưởng người khác, thậm chí là tương lai của chính bạn", ông Sơn khuyên.
Theo Zing
Thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục khu vực miền Trung Ngày 5.3, Trung tâm kiêm định chât lượng giáo dục khu vực miền Trung đã được thành lâp tại Đại học Đà Nẵng. Theo đó, trung tâm có nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục thuộc các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và...