Bộ Giáo dục dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2022 như thế nào?
Năm 2022 sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch Covid-19.
Ngày 27/9, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022 tới các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng).
Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường chỉ đọa đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Cụ thể:
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD-ĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở GD-ĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;
- Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát;
Video đang HOT
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;
- Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có).
Điều tâm đắc về giáo dục của một nhà giáo hơn 30 năm đứng lớp
Chứng kiến nhiều đổi mới của ngành Giáo dục trong 5 năm qua, nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam chia sẻ rằng bản thân rất yên tâm khi sắp được nghỉ hưu.
HS Tiểu học TP Cần Thơ hào hứng phát biểu trong giờ học Tiếng Việt SGK mới.
Hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục, nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) chứng kiến nhiều đổi mới của ngành Giáo dục, đặc biệt là trong 5 năm qua.
Đã đồng hành cùng ngành Giáo dục qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau, nhưng với nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, những đột phá mang tính chiến lược, căn bản được Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Bộ trưởng thực hiện trong 5 năm qua là rất quyết liệt và hiệu quả.
Theo nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, trước tiên là chủ trương của Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ trong phân phối chương trình giảng dạy. Suốt quãng đời giảng dạy của mình, thầy đã chứng kiến các đơn vị, cơ sở giáo dục phải mong đợi phân phối chương trình; chờ sự chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương rồi mới về tới cơ sở. Chủ trương tự chủ trong phân phối chương trình thực sự đã "gỡ khó" cho nhà trường, cho giáo viên.
Trước đây, mặc dù chính sách đã thông thoáng, giao quyền chủ động cho giáo viên nhưng một số đơn vị vẫn còn chờ đợi thống nhất chương trình giảng dạy. Nhưng giờ có chính sách mới, sự chỉ đạo cụ thể của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các trường mạnh dạn, chủ động hơn.
Mỗi trường sẽ có cách phân phối chương trình riêng nhưng vẫn đảm bảo chương trình khung và chất lượng đầu ra học sinh. "Mong mỏi của giáo viên hãy cứ mạnh dạn giao cho thầy cô chủ động trong giảng dạy với trách nhiệm đảm bảo chất lượng đầu ra học sinh, đã thành hiện thực", thầy Nam chia sẻ.
Nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).
Giờ đây, các đơn vị, trường học, các nhóm và tổ chuyên môn đã chủ động xây dựng phân phối chương trình giảng dạy và xây dựng các chủ đề dạy học bằng nhiều hình thức tích hợp đơn môn, liên môn hiệu quả, tiếp cận Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện theo đúng theo tình thần đổi mới giáo dục, tạo môi trường thông thoáng, đột phá cho giáo viên.
Thêm một "điểm sáng" trong đổi mới khiến thầy Nam tâm đắc nhất là công tác chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới. Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Bộ trưởng đã chỉ đạo, chuẩn bị từ rất sớm, lắng nghe ý kiến của cơ sở giáo dục, thầy cô giáo và xã hội, có lộ trình cụ thể để phục vụ cho Chương trình mới, như thông qua các cuộc thi soạn giáo án, dạy tích hợp, dạy theo chủ đề... Qua đó giúp đội ngũ giáo viên tiếp cận với Chương trình mới, khi triển khai không bị bỡ ngỡ và luôn trong tâm thế chủ động.
"Bản thân là giáo viên cốt cán tham gia nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng trong những năm gần đây, tôi thấy ngành Giáo dục làm rất bài bản. Từ sách vở, tài liệu và các mô đun có tính khoa học, chặt chẽ và cơ sở khoa học rõ ràng. Những năm trước đây phải đi tập huấn từ Bộ rồi về đến Sở, sau đó Sở mới triển khai xuống quận/huyện rồi mới về đến trường. Bây giờ làm trực tiếp và trực tuyến từ Bộ đến giáo viên và tận mỗi cơ sở", thầy Nam cho biết.
Theo thầy Nam, cả xã hội đã ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục, đặc biệt là năm 2020 - 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ngành Giáo dục đã có những nỗ lực để đạt được một số kết quả nổi bật. Thực tế này cho thấy khả năng "chống chịu", thích ứng và trách nhiệm xã hội của ngành Giáo dục trước những biến động lớn. Toàn ngành đã hoàn thành mục tiêu kép: bảo đảm an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên; hoàn thành kế hoạch năm học.
Người trong cuộc nói gì về ý kiến trái chiều quanh Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Em Mai Thùy Anh cho rằng ở cấp trung học phổ thông, việc học sinh nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo là điều dễ hiểu. Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021 vừa diễn ra tại Thừa Thiên - Huế có 91 dự án đạt giải thưởng,...