Bộ GDvàĐT ký kết Chương trình phối hợp với Ủy ban Dân tộc
Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2018 – 2021 giữa Bộ GD&ĐT và Ủy ban Dân tộc đã được diễn ra chiều 5/1 tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi lễ. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến ký kết chương trình phối hợp giữa hai bên
Theo nội dung Chương trình, Bộ GD&ĐT và Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp chỉ đạo thực hiện, rà soát, đánh giá, đề xuất chính sách dân tộc.
Cụ thể là chỉ đạo thực hiện các văn bản về công tác dân tộc; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).
Đặc biệt là đối với các địa phương có tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 – 60 và tỷ lệ huy động người học xóa mù chữ còn thấp và những dân tộc thiểu số còn nhiều người mù chữ; triển khai dạy học tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu học tiếng dân tộc của đồng bào; thực hiện công tác cử tuyển.
Ngoài ra, hai bên sẽ cùng chỉ đạo các địa phương quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cho đội ngũ cán bộ vùng DTTS, MN, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc thiểu số; tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức.
Rà soát, đánh giá cơ chế, chính sách, nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo vùng DTTS, MN từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp.
Trong đó, chú trọng nghiên cứu, đề xuất chế độ cử tuyển, tuyển thẳng, ưu tiên trong tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình mới; chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với học viên là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp;
Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là người dân tộc thiểu số; chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dân tộc thiểu số;
Video đang HOT
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp đối với người học là người dân tộc thiểu số ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS, MN, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên, người dân tộc thiểu số ở các địa bàn khó khăn học xóa mù chữ; chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc thiểu số và các chính sách liên quan khác, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các địa phương và các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS, MN.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng quà lưu niệm cho Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ – nhấn mạnh: Phát triển giáo dục vùng dân tộc cần có giải pháp gốc rễ. Hiện nay, các vùng dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn lực về giáo viên; cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính…
Chính vì vậy, rất cần có những giải pháp căn cơ và bền vững. Một trong những giải pháp đó là phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào và chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên tại chỗ.
Bên cạnh đó, cần rà soát lại các chính sách đối với giáo dục vùng dân tộc, trong đó có chính sách đối với học sinh, sinh viên và giáo viên, đơn cử như: Chính sách hỗ trợ học bổng, cử tuyển; chính sách đối với học sinh mầm non và chính sách về trường dân tộc nội trú.
Thực hiện được các chính sách trên sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học có cơ sở để phát triển đội ngũ cán bộ cho các sở, ngành của địa phương. Qua đó, thể hiện sự công bằng giáo dục. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị: Năm 2018 hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ và chọn việc để làm nhằm đạt hiệu quả cao và thiết thực.
Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tái cấu trúc để nâng cao chất lượng các trường sư phạm
Đây là một trong những nội dung được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm, do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 27/12 tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham dự của đại diện 30 trường đại học sư phạm, trường đại học có đào tạo sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.
ảnh minh họa
Các trường sư phạm phải tái cấu trúc
Diễn ra trong thời gian một ngày, Hội nghị đã tập trung thảo luận, đánh giá tiến độ, xác định các giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh của các trường sư phạm; phương hướng công tác mở ngành đào tạo sư phạm năm 2018; giao nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị đội ngũ nhà giáo đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới; tái cấu trúc các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đề xuất chính sách học phí sinh viên sư phạm.
Thực tế thời gian qua cho thấy, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường sư phạm chưa đảm bảo cân đối về cơ cấu, trình độ và ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, theo từng vùng miền, địa phương. Các chính sách thu hút người có năng lực theo học sư phạm còn thiếu, dẫn đến nhiều ngành sư phạm cần và có chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng không tuyển sinh được. Điều kiện đảm bảo chất lượng của nhiều trường còn hạn chế.
Từ thực tế này, giải pháp quyết liệt được nêu ra để triển khai ngay từ năm 2018 là đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng. Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo. Các cơ sở đào tạo xây dựng đề án tuyển sinh cho từng ngành đào tạo giáo viên, trên cơ sở đề xuất của địa phương và năng lực của cơ sở; xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng, dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.
Cùng với giải pháp về tuyển sinh, các giải pháp về tài chính cũng được thảo luận theo hướng: Ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục đại học theo định mức kinh tế kỹ thuật qua việc giao chỉ tiêu và kết quả tuyển sinh. Việc giao chỉ tiêu cần rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm, đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng, đồng thời cần có chính sách điểm sàn riêng đối với ngành Sư phạm để tuyển sinh được những người khá, giỏi.
Về yêu cầu tái cấu trúc các trường sư phạm, Hội nghị thống nhất đây là vấn đề cần thiết và phải được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, để thực hiện được còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ của các trường sư phạm; điều kiện về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất; thói quen, tâm lí của cán bộ giảng viên và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường.
Sẽ giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường từ năm 2018
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đã đến lúc, ngành Sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng; đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội. Để làm được điều đó, không có cách gì khác là phải đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chất lượng.
Theo Bộ trưởng, nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Về việc này, Bộ sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể. Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường sư phạm dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra.
"Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành Sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đối với việc khắc phục tình trạng dư thừa giáo viên những năm trước để lại, Bộ trưởng cho rằng, đây là việc chưa thể khắc phục ngay nhưng phải làm từng bước. Trong đó, các trường sư phạm cần chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn các địa phương để xây dựng các chương trình đào tạo chuyển đổi sao cho phù hợp.
Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ trưởng đề nghị, các trường sư phạm nhanh chóng xây dựng danh mục giảng viên sư phạm chủ chốt ở tất cả các môn học, đội ngũ này cần tham gia tích cực để góp ý cho các môn học theo hướng kiến thức phải sát với thực tiễn và kế thừa hiện hành. Đồng thời, tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Để có căn cứ cho quá trình triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT phải nhanh chóng hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giảng viên sư phạm... Từ chuẩn mới có thể đo đếm chất lượng và có phương án để bồi dưỡng hoặc thay thế. Việc này, Bộ trưởng lưu ý phải làm theo hình thức cuốn chiếu, không làm ồ ạt và chú trọng phương pháp đào tạo trực tuyến.
Đối với vấn đề tái cấu trúc các trường sư phạm, Bộ trưởng khẳng định, đây là xu hướng tất yếu nhưng cần có lộ trình, trong đó cần có khung đánh giá kỹ thực trạng các trường sư phạm hiện nay để tìm ra những vấn đề còn vướng và tham chiếu với kinh nghiệm của một số nước.
"Đây là thời điểm, cơ hội tốt nhất để tái cấu trúc bởi cả xã hội đang mong đợi các trường nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm. Vì vậy, từng trường sư phạm căn cứ vào nhu cầu để có quy trình, cách đi phù hợp. Tôi đề nghị các trường sư phạm đang tham gia Chương trình phát triển các trường sư phạm (ETEP) tiến hành làm trước, các trường khác làm sau. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.
Theo Giaoducthoidai.vn
5 đổi mới gây tranh cãi của Bộ GD&ĐT Thí điểm bỏ biên chế giáo viên, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, liên tục đổi mới thi THPT quốc gia là những vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Những năm qua, cụm từ "đổi mới giáo dục" trở nên quen thuộc với học sinh, giáo viên, người dân. Bên cạnh những kỳ vọng, những...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổi
Netizen
7 giờ trước
Chứng khoán lao dốc vì thuế dồn dập từ Mỹ
Thế giới
7 giờ trước
Những bí kíp diện đồ công sở thoải mái trong ngày hè
Thời trang
8 giờ trước
Tiểu thư Harper chỉ cần thay đổi kiểu tóc đã chiếm trọn spotlight trong bữa tiệc toàn siêu sao của David Beckham
Sao thể thao
8 giờ trước
Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!
Nhạc việt
8 giờ trước
Cặp đôi bị "Dispatch Việt Nam" Trường Giang làm lộ bí mật đám cưới, đàng gái gấp rút viết thư tay thừa nhận 1 điều
Sao việt
8 giờ trước
Từng bị đuổi khỏi nhà, Lee Jung Jae giờ là ngôi sao đắt giá nhất Hàn Quốc
Sao châu á
8 giờ trước
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Địa đạo là tình yêu với mảnh đất Củ Chi và đất nước
Hậu trường phim
9 giờ trước
"Cha tôi, người ở lại" tập 20: Nguyên bối rối khi An vẫn nhớ thói quen của mình
Phim việt
9 giờ trước
Vụ án ở Trạm CSGT Suối Tre hé lộ nhiều bí mật
Pháp luật
9 giờ trước