Bộ GDĐT lên tiếng về quy định trường mầm non nhận trẻ từ 3 tháng tuổi
Trước nhiều ý kiến tranh luận liên quan tới quy định trường mầm non nhận trẻ từ 3 tháng tuổi, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Mầm non, Bộ GDĐT cho rằng, vì hoàn cảnh khó khăn nên có những bà mẹ sẽ phải xin đi làm sớm để tăng thêm thu nhập hoặc sức khoẻ yếu nên đã nghỉ trước sinh 1-2 tháng, vì thế Bộ GDĐT dự thảo quy định trên.
Cho phép trẻ 3 tháng tuổi được học mầm non đang gây tranh cãi.
Ông Nguyễn Bá Minh cho biết hiện nay, theo đúng quy định khi sinh em bé, người mẹ được hưởng chế độ nghỉ thai sản là 6 tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vì hoàn cảnh khó khăn nên có những người xin đi làm thêm việc khác để tăng thêm thu nhập hoặc cũng có mẹ sức khỏe yếu nên nghỉ trước sinh 1-2 tháng.
Hơn nữa, hiện nay một số nhà máy, công ty thành lập các nhà trẻ nhận trông con của công nhân để tạo điều kiện cho họ đi làm. Do đó, dự thảo luật quy định nhận trẻ 3 từ tháng tuổi. Tuy nhiên, ông Minh cũng nhận định rằng việc này sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Đồng quan điểm, bà Ninh Thị Hồng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho hay, việc Bộ GDĐT đưa ra quy định các cơ sở giáo dục trẻ mầm nhận trẻ từ 3-6 tháng là hợp lý. Bởi lẽ, việc quy định phụ nữ được nghỉ 6 tháng đầu sau sinh là với công chức, viên chức; tuy nhiên, có một đối tượng nữa là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, họ sẽ không được hưởng chế độ đãi ngộ nào nên phải đi làm từ sớm. Thế nên, việc quy định cho gửi trẻ từ 3 tháng tuổi cũng là phù hợp.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, để thực hiện được điều này, Bộ GDĐT phải đưa ra những yêu cầu nhất định về người chăm sóc vì độ tuổi này cần chăm sóc hơn là giáo dục, giáo viên cần có thêm trình độ về y tế để nhận thấy và tránh các nguy cơ thiếu an toàn với trẻ.
Trước đó, trong Điều 25, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục có điều khoản quy định: Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Trong khi nhiều phụ huynh khấp khởi vui mừng thì các nhà trường, giáo viên lại tỏ ra lo lắng với quy định này bởi thiếu tính thực tế, tăng áp lực cho giáo viên.
Theo Laodong.vn
Video đang HOT
Quy định trường nhận trẻ mầm non từ 3 tháng tuổi có khả thi?
Theo Vụ trưởng Vụ Mầm non, Bộ GD&ĐT, trường nhận trẻ từ 3 tháng tuổi sẽ tạo điều kiện cho công nhân đi làm. Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương có quan điểm ngược lại.
ảnh minh họa
Vừa qua, Bộ GD&ĐT tổ chức lấy ý kiến dư luận xã hội về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, Điều 25 quy định: "Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi".
Quy định nhận trẻ mầm non từ 3 tháng tuổi gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng quy định này nhân văn vì "cởi trói" cho những gia đình thu nhập thấp không có điều kiện để nghỉ làm chăm con cái.
Luồng ý kiến khác bày tỏ trẻ có quyền nhận được sự chăm sóc của gia đình hoàn toàn trong ít nhất trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời.
Băn khoăn về tính khả thi
Cô Nguyễn Trà My - giáo viên một trường mầm non tư thục tại quận Cầu Giấy, Hà Nội - cho rằng trẻ mầm non dưới 3 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, hoàn toàn phụ thuộc người lớn, nên việc chăm sóc rất khó và vất vả. Nó đỏi hỏi giáo viên sự tỉ mỉ và kiến thức về nghiệp vụ, y tế.
Quy định là như vậy nhưng có rất ít trường dám nhận trẻ từ độ tuổi này. Trường học của cô My chỉ nhận trẻ từ 12 tháng trở lên kèm điều kiện các bé đã biết đi.
Nếu thực hiện quy định này, theo nữ giáo viên, cần rất nhiều nhân lực, tiền bạc để đủ điều kiện chăm sóc trẻ.
Chị Lê Hoàng Hương - phụ huynh tại quận Thanh Xuân, Hà Nội - cho rằng trẻ mầm non cần phải có quyền của mình, đó là được ở bên bố mẹ, gia đình, người thân ít nhất trong 6 tháng đầu tiên.
"Việc giao trẻ mầm non 3 tháng tuổi đến lớp là không nên. Trẻ lúc này thường bú mẹ hoàn toàn và được bảo vệ, chở che trong vòng tay của mẹ", chị Hương nói.
Lý giải về quy định nhận trẻ mầm non từ 3 tháng tuổi, ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Mầm non, Bộ GD&ĐT - cho biết theo quy định, các mẹ được nghỉ thai sản 6 tháng nhưng ở một số nhà máy, công ty, người mẹ nghỉ trước khi sinh từ 2-3 tháng.
Cùng với đó, một số nhà máy, công ty thành lập các nhà trẻ nhận trông con của công nhân để tạo điều kiện cho họ đi làm. Do đó, dự thảo luật quy định nhận trẻ 3 từ tháng tuổi.
Hiện nay, các trường mầm non chủ yếu nhận trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, vì việc nhận trẻ từ 6 tháng tuổi gặp khó khăn, không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện đảm bảo vật chất, đội ngũ giáo viên...
TP.HCM có nhận đề án từ năm học 2016-2017 tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm nhận trẻ 6-18 tháng tuổi. Chỉ có các cơ sở mầm non đủ điều kiện mới dám nhận trẻ, bởi độ tuổi này cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bé.
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, điều lệ trường mầm non quy định trường được nhận trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi. Do nhiều cơ sở công lập chưa đủ điều kiện vật chất và giáo viên để nhận trẻ quá nhỏ tuổi, phụ huynh thường phải gửi con đến nhóm lớp tư thục.
Những yêu cầu khi nhận trẻ từ 3 tháng tuổi
Không đồng tình với ý kiến từ phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT khi cho rằng trẻ mầm non 3 tháng tuổi đến lớp là tạo điều kiện cho các gia đình có thu nhập thấp, TS Vũ Thu Hương - khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - nêu quan điểm: Lớp mầm non nhận trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi đi học cần phải đảm bảo tiêu chí một cô giáo trông 3 trẻ. Thông thường từ 12 tháng tuổi trở lên, một giáo viên sẽ nhận trông từ 5 đến 10 trẻ.
Ngoài ra, giáo viên phải tốt nghiệp đại học ngành mầm non, có bằng y tá, cơ sở phải có giấy phép.
"Trẻ 3 đến 6 tháng tuổi, phần lớn thời gian các con nằm, không chạy nhảy vui chơi nên yếu tố về con người quan trọng hơn điều kiện cơ sở vật chất", TS Hương nhấn mạnh.
Một lớp học đạt được những yếu tố trên cũng đi liền việc học phí đắt hơn. Vì vậy lớp học này không phù hợp gia đình có thu nhập thấp, chỉ người có điều kiện mới nên cho con học.
Cũng theo TS Vũ Thu Hương, với công nhân thu nhập thấp, họ phải có sự chuẩn bị trước khi sinh con, phải đủ điều kiện như có một khoản tiền nhất định trong ngân hàng và được nghỉ ít nhất 6 tháng để chăm sóc con...
Giải pháp tốt nhất cho trẻ mầm non ở các khu công nghiệp là chủ đầu tư phải đứng ra mở lớp mầm non cho con em nhân viên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn, giáo viên có trình độ.
Những cơ sở này sẽ đứng ra thu tiền của phụ huynh, được kiểm tra liên tục, nếu vi phạm sẽ bị kiến nghị lên Sở Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép kinh doanh.
Về chăm sóc trẻ mầm non dưới 3 tháng, TS Vũ Thu Hương cho hay giáo viên phải hiểu biết, có trình độ, vì chỉ một sai lầm nhỏ có thể gây ra hậu quả mà cả cuộc đời đứa trẻ phải gánh chịu.
"Có trường hợp phụ huynh đun cháo với thịt, pha muối rồi chắt lấy nước cho con bú từ khi một tháng tuổi. Điều này gây ra hậu quả đứa trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong suốt 2 năm đầu tiên của cuộc đời, sau đó sức khỏe cũng rất yếu", bà Hương nói.
Bên cạnh đó, trẻ từ 3 tháng tuổi có thể mắc một số bệnh như đường hô hấp, hen suyễn, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa... Nếu xảy ra sự cố, người chăm sóc không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Trẻ 3 tháng tuổi trở lên bắt đầu biết lẫy, tập bò, nếu không được trông coi chu đáo có thể bị tai nạn không đáng có.
Theo Zing
Dự thảo quy định trẻ 3 tháng tuổi đến lớp: "Cởi trói" cho công nhân nghèo? Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lấy ý kiến dư luận xã hội về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2017. Dự thảo mới quy định trẻ 3 tháng tuổi được đến lớp (ảnh minh họa) Theo đó, trong Điều 25, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục có điều khoản quy định:...