Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn trực tiếp
Bộ GD&ĐT vừa đăng tải Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến rộng rãi. Trong đó, đưa ra 3 hình thức dạy học trực tuyến.
Học sinh học trực tuyến.
Ba hình thức tổ chức dạy học trực tuyến
Dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến. Thứ nhất là hình thức Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Hình thức thứ hai là Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Lúc này, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Video đang HOT
Hình thức thứ ba là Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
Các nội dung khác về: tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến; quản lý và lưu trữ hồ sơ; hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học; quyền và nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, học sinh; trách nhiệm của Sở/Phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục phổ thông trong việc tổ chức dạy học trực tuyến… cũng được quy định rõ trong dự thảo Thông tư. Trong đó đáng chú ý là quy định giáo viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến và thực hiện được việc dạy học trực tuyến. Tổ chức hoạt động này thuộc trách nhiệm của Sở/Phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục phổ thông.
Căn cứ Thông tư của Bộ, cơ sở giáo dục phổ thông sẽ xây dựng nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở mình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động dạy học trực tuyến để đảm bảo chất lượng dạy học. Những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, điều kiện đảm bảo việc dạy học trực tuyến phải được cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai.
Thời gian nhận ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên 02 tháng, tính từ từ ngày 11/8 đến ngày 11/10/2020.
Không tạo áp lực cho giáo viên?
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, ông Thái Văn Tài cho biết, khi xây dựng Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lí do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp.
Dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “Tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Đây cũng là 4 trong số 10 năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt mục tiêu hình thành và phát triển cho người học.
Dự thảo này , Bộ GD&ĐT đặt nguyên tắc đối với việc dạy học trực tuyến là phải “đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh”. Đặc biệt, “không tạo ra áp lực đối với giáo viên và học sinh” trong việc tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến.
Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và theo các quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại học sinh.
Điều 7 của Dự thảo Thông tư quy định việc Đánh giá và xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến đã nêu rõ: “Đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến; Đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh được thực hiện tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định”.
Điều này có nghĩa, việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh có thể thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến. “Tuy nhiên đánh giá định kỳ buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếp và tập trung tại cơ sở giáo dục phổ thông. Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp”, ông Tài nói.
Mỗi tỉnh chọn từ ba bộ sách giáo khoa trở lên
Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Thái Văn Tài cho biết: Đến ngày 20-5 đã có 47 tỉnh gửi kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp một về Bộ GD và ĐT. Trong đó, tất cả 46 SGK của chín môn học của lớp một được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các tỉnh lựa chọn.
Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. (Ảnh: TRÚC ANH)
Theo báo cáo gửi về, không có tỉnh nào lựa chọn nguyên một bộ SGK mà lựa chọn ít nhất từ ba bộ trở lên, trong đó có nhiều tỉnh chọn các môn học trải đều trong cả năm bộ SGK lớp một. Điều này cho thấy sự đồng đều trong chất lượng của từng cuốn SGK, sự lựa chọn của các địa phương hướng tới phù hợp với vùng, miền.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra thực tế việc lựa chọn SGK tại một số địa phương, trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, song song với việc tổ chức dạy học qua in-tơ-nét, trên truyền hình cho học sinh, các trường tiểu học đã tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, biến nguy cơ thành cơ hội để nghiên cứu SGK một cách nghiêm túc, các trường và các địa phương đã thực hiện đúng theo lộ trình và và triển khai đúng theo quy định của Bộ GD và ĐT.
Ngay sau khi các địa phương công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa thì các nhà xuất bản và các địa phương sẽ phối hợp để lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK lớp một mới. Cùng với đó, các nhà xuất bản có SGK lớp một được lựa chọn cũng sẽ thực hiện cam kết cung ứng đầy đủ, kịp thời SGK cho năm học 2020-2021.
Bộ GD-ĐT nói gì về việc dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1? Tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), trao đổi với phóng viên Thanh Niên xung quanh băn khoăn của xã hội về việc dạy học trực tuyến học sinh lớp 1, 2 gây căng thẳng nhưng hiệu quả không cao. Một học sinh lớp 1 Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Q.Gò Vấp, TP.HCM) học từ...