Bộ GD&ĐT giải đáp về việc cho học sinh tựu trường từ 23/8 dù dịch Covid-19 phức tạp
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành khung thời gian năm học, cho phép học sinh lớp 1 tựu trường từ 23/8, các lớp khác từ 1/9 khiến xôn xao dư luận vì tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp.
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, vì vậy việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học, cho phép học sinh lớp 1 tựu trường từ 23/8, các lớp khác từ 1/9 khiến nhiều cha mẹ học sinh lo lắng.
Trước các thắc mắc và lo lắng của phụ huynh cũng như học sinh, Bộ GD&ĐT có những giải đáp như sau:
1. Khung kế hoạch thời gian năm học là quyết định khung, các tỉnh thành đang gặp khó khăn về dịch có thể đưa ra mốc thời gian tựu trường và kết thúc năm học phù hợp
Ông Nguyễn Xuân Thành – vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, hàng năm, bộ đều có chỉ thị năm học, công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học các cấp học để cụ thể hoá khung kế hoạch thời gian năm học này sao cho bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế.
Các mốc thời gian Bộ GDĐT đưa ra là “sớm nhất” hoặc “muộn nhất”, chứ không có nghĩa bộ yêu cầu tất cả địa phương phải tựu trường và kết thúc năm học trong cùng một ngày.
Theo Quyết định khung thời gian năm học, Bộ GD&ĐT trao quyền cho chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định kế hoạch thời gian năm học cụ thể để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương. Trong đó, thời gian nghỉ học, tựu trường sớm và kéo dài năm học không quá 15 ngày so với khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình.
Video đang HOT
Học sinh trường Phan Đình Giót (Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học 2019-2020.
Trong quy định khung, bộ chỉ đặt ra các nguyên tắc. Cụ thể, kế hoạch thời gian năm học phải đảm bảo số tuần thực học của chương trình hiện hành; phải phù hợp với quy định chung trên toàn quốc về ngày nghỉ tết, lễ theo Luật lao động và các hướng dẫn hằng năm; đảm bảo quy định về ngày phép của giáo viên, người lao động trong ngành giáo dục…
Với những tỉnh thành đang khó khăn về dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho học sinh, giáo viên. Với những tỉnh thành này, cụ thể như Hà Nội và TP.HCM, chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương mình để đưa ra mốc thời gian tựu trường và kết thúc năm học phù hợp, ví dụ chuyển sang giữa tháng 9, thậm chí sang tháng 10.
2. Tình hình dịch bệnh đang phức tạp, tại sao không lùi thời gian bắt đầu năm học trên cả nước?
Lý giải về việc này, ông Thành cho hay, khi xây dựng quy định khung kế hoạch thời gian năm học, bộ đã xem xét tới việc nên hay không nên lùi thời gian tựu trường sớm nhất. Nhưng việc “lùi chung” này có những bất cập.
Trước hết, tình hình dịch bệnh khó đoán trước. Thời điểm này, dịch bệnh ở địa phương này, nhưng có thể một thời gian nữa, lại xuất hiện ở địa phương khác, nếu “lùi” như vậy, không thể bắt đầu được năm học.
Bên cạnh đó, hàng năm, các tỉnh miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Nếu cũng lùi năm học theo Hà Nội, TP.HCM, tới mùa bão lũ lại tiếp tục phải cho học sinh nghỉ học, các tỉnh sẽ rất khó khăn.
Vì thế, bộ ban hành khung kế hoạch thời gian năm học dùng chung cho cả nước. Địa phương phải linh hoạt quyết định kế hoạch thời gian năm học phù hợp tình hình thực tiễn cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
3. Tại sao học sinh lớp 1 lại có thời gian tựu trường sớm (23/8) so với các lớp khác (1/9)?
Trả lời về vấn đề này, ông Thái Văn Tài (vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học) cho biết: Đối với lớp 1, khung thời gian năm học được nới rộng hơn một mức. Trong khi các lớp học khác tựu trường sớm nhất vào ngày 1-9 thì lớp 1 được phép tựu trường sớm nhất từ ngày 23-8.
Điều này nhằm tạo thuận lợi cho các em từ bậc mầm non chuyển sang bậc học mới sẽ có thời gian làm quen nề nếp, trường lớp, chuẩn bị tâm thế để việc học tập chương trình mới được tốt nhất.
Tại sao không lùi thời gian bắt đầu năm học trên cả nước?
Bộ GD&ĐT đã xem xét tới việc nên hay không nên lùi thời gian tựu trường sớm nhất. Nhưng việc "lùi chung" này có những bất cập.
Theo Khung thời gian kế hoạch năm học 2021-2022, học sinh lớp 1 tựu trường từ 23/8, học sinh các lớp học khác từ 1/9 và khai giảng vào 5/9.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT cho hay chủ tịch UBND những tỉnh, thành này có thể quyết định thời gian tựu trường muộn hơn khung, ví dụ 10/9 hay 15/9, thậm chí là sang tháng 10.
Những địa phương đang thực hiện chỉ thị 16 có thể lùi ngày tựu trường sang tháng 10. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Cùng với đó, thời gian kéo dài năm học kết thúc chậm hơn 15 ngày so với khung (vào ngày 15/6). Các mốc thời gian quy định trong năm học đối với các địa phương có tình huống đặc biệt cũng được UBND tỉnh, thành điều chỉnh phù hợp với thời gian tựu trường và kết thúc năm học này.
"Trường hợp bất khả kháng, đã kéo dài năm học muộn hơn 15 ngày nhưng vẫn chưa thể kết thúc năm học, sở GD&ĐT báo cáo về Bộ GD&ĐT để bộ cùng bàn bạc, phối hợp với địa phương có giải pháp phù hợp. Như năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, bộ đã hướng dẫn kết thúc năm học vào tháng 7 thay vì 31/5 như kế hoạch ban đầu", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, cho hay.
Ông nói thêm khi xây dựng quy định khung kế hoạch thời gian năm học, bộ đã xem xét tới việc nên hay không nên lùi thời gian tựu trường sớm nhất. Nhưng việc "lùi chung" này có những bất cập.
Trước hết, tình hình dịch bệnh khó đoán trước. Thời điểm này, dịch bệnh ở địa phương này, nhưng có thể một thời gian nữa, lại xuất hiện ở địa phương khác, nếu "lùi" như vậy, không thể bắt đầu được năm học.
Bên cạnh đó, hàng năm, các tỉnh miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Nếu cũng lùi năm học theo Hà Nội, TP.HCM, tới mùa bão lũ lại tiếp tục phải cho học sinh nghỉ học, các tỉnh sẽ rất khó khăn.
Vì thế, bộ ban hành khung kế hoạch thời gian năm học dùng chung cho cả nước. Địa phương phải linh hoạt quyết định kế hoạch thời gian năm học phù hợp tình hình thực tiễn cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
"Khó khăn về dịch bệnh trong hai năm qua khiến ngành giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng với những điều chỉnh về quy định của cơ quan quản lý Nhà nước, rất cần sự chia sẻ, đồng lòng góp sức của địa phương, các sở GD&ĐT và mỗi nhà trường", ông Thành nói.
Ông mong muốn ngành GD&ĐT mỗi địa phương chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch giáo dục một cách khoa học, phù hợp thực tiễn. Về việc này Bộ GD&ĐT đã có hành lang pháp lý, trong đó cao nhất là quy định trong luật.
Khi có thể bắt đầu năm học mới, các sở GD&ĐT cần chỉ đạo để mỗi trường xây dựng kế hoạch sao cho có thể bố trí dạy học tiết kiệm tối đa thời gian, cơ sở vật chất, tận dụng các không gian dạy học khác nhau (trong, ngoài lớp), các hình thức dạy học khác nhau (trực tuyến, trực tiếp), các phương pháp tổ chức dạy học khác nhau (tích hợp liên môn, dạy học theo chuyên đề) để hoàn thành yêu cầu của chương trình trong thời gian eo hẹp hơn.
Ngoài ra, trong hai năm chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, bộ đã ban hành các văn bản pháp lý, hướng dẫn để các nhà trường có sự chuẩn bị, chủ động, linh hoạt áp dụng các hình thức dạy học, hoạt động giáo dục khác nhau.
"Vẫn biết, học sinh đến trường vẫn tốt hơn là học tập trực tuyến 100%. Nhưng khi điều kiện không thể đến trường mà không dừng việc dạy học được thì vẫn phải khắc phục. Dạy học trực tuyến cũng có những ưu điểm riêng, trong đó đáng nói là sự đầu tư, ý thức ứng dụng công nghệ thông tin của các nhà trường, của thầy trò thay đổi tích cực", ông Thành chia sẻ.
Về khai giảng online, ông Thành cho rằng hoàn toàn khả thi trong điều kiện học sinh không thể đến trường. Năm học trước, nhiều trường đã áp dụng khai giảng, bế giảng năm học, các hoạt động khác bằng hình thức trực tuyến.
Khai giảng và tư duy giáo dục Bài toán về thời gian đến trường của năm học mới trong tình hình dịch bệnh đang đặt ra cho chúng ta những câu hỏi lớn về thay đổi tư duy và cách thức tổ chức giáo dục. Ảnh minh họa Tối ngày 4/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ký quyết định ban hành khung kế hoạch thời...