Bộ GD&ĐT ‘cầu cứu’ Bộ TT&TT trước tình trạng đường truyền học trực tuyến liên tục gián đoạn
Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị hỗ trợ ngành giáo dục triển khai chuyển đổi số trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19.
Những ngày qua, học sinh các cấp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đang học tập theo hình thức trực tuyến để đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Nhưng trước số lượng lớn lượng truy cập dạy và học mỗi ngày, nhiều nơi đường truyền không đảm bảo. Điều này ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh.
Trước thực trạng này, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hỗ trợ ngành Giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông đầu tư nâng cấp hạ tầng, mở rộng băng thông Internet đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục, đồng thời xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo (đặc biệt là cước Internet 3G, 4G); giảm giá thuê dịch vụ máy chủ, dịch vụ Internet phục vụ đào tạo từ xa cho các cơ sở giáo dục đại học.
Video đang HOT
Học sinh nhiều tỉnh thành trên cả nước đang phải học trực tuyến để đảm bảo phòng chống dịch. (Ảnh Báo Quốc tế)
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, xây dựng học liệu số; ban hành văn bản hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến.
Trước đó, ngày hôm qua 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai Chương trình ‘Sóng và máy tính cho em’ , hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các nhà trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.
Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất hỗ trợ thiết bị học online cho hơn 72.000 HS
Việc hỗ trợ trang thiết bị để không một học sinh nào phải nghỉ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch, đảm bảo các em đều được tham gia học trực tuyến.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về đề xuất chủ trương triển khai kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ trang thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh TP.
Theo đó, Sở GD&ĐT đã tổ chức khảo sát thực tế và thống kê số liệu học sinh đang học của các bậc học tại TP không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền để học trực tuyến. Trong 1,3 triệu học sinh từ bậc tiểu học đến THPT có hơn 72.000 học sinh không có thiết bị và đường truyền. Trong đó, bậc tiểu học là hơn 31.000 em, THCS hơn 26.000 em và THPT hơn 15.000 em.
Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 trao thiết bị học trực tuyến đến học sinh ở "vùng đỏ". Ảnh: GIÁO DỤC TP.HCM
Sở GD&ĐT đề xuất thành lập ban chỉ đạo tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn tài trợ xã hội giúp học sinh.
Trong đó, 15.000 thiết bị đến từ nguồn vốn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tâm huyết chung tay cùng TP và Sở GD&ĐT để tiếp sức cho học sinh. Sở cũng vận động các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông tài trợ hoặc cung cấp các gói cước viễn thông giá rẻ để ổn định đường truyền đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Bên cạnh đó, hơn 40.000 thiết bị đã qua sử dụng thông qua chương trình và kêu gọi các phụ huynh, học sinh, các cá nhân, tổ chức, công ty, mạnh thường quân, trường đại học đóng góp. Các cơ sở giáo dục tổ chức vận động, điều phối, tiếp nhận thiết bị đã qua sử dụng, rà soát cấu hình, sửa chữa nếu có và cài đặt phần mềm phù hơp cho việc học trực tuyến trên internet.
Ngoài ra, 30.000 thiết bị mua trả góp ưu đãi thông qua chương trình trả góp phối hơp giữa các ngân hàng. Sở GD&ĐT và Sở công thương lựa chọn các nhà cung cấp lớn, đảm bảo nguồn hàng có thương hiệu trên địa bàn và có chính sách bảo hành phù hợp. Sở GD&ĐT đề xuất UBND TP có chính sách hỗ trợ lãi suất vay trả góp phù hợp đối với phụ huynh, học sinh có nhu cầu mua trả góp thiết bị để học online. Thời gian hỗ trợ lãi suất là không quá 24 tháng.
Ngày 6-9, hơn 700.000 học sinh bậc THCS-THPT đã bắt đầu học trực tuyến chương trình mới. Ngày mai, 8-9, hơn 600.000 học sinh tiểu học sẽ tập trung theo lớp, làm quen với cách học trực tuyến và vào học chính thức từ 20-9.
Nhiều địa phương tìm giải pháp gỡ khó cho cô và trò khi học trực tuyến Mạng rớt, thiếu thiết bị điện tử, chương trình học còn nặng... là những vấn đề đặt ra ngay trong những đầu năm học mới 2021-2022, khi nhiều địa phương tổ chức học trực tuyến. Lễ khai giảng đặc biệt có thể coi là dấu mốc vượt khó đầu tiên của ngành Giáo dục trong năm học mới Khó chồng khó Trong năm...