Bộ GD-ĐT quyết định trường hợp đặc biệt do dịch bệnh, thiên tai trong thi THPT
Bộ GD-ĐT có trách nhiệm quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bộ GD-ĐT quyết định trường hợp đặc biệt do dịch bệnh, thiên tai trong thi THPT – ẢNH TUỆ NGUYỄN
Ngày 4.5, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã ký văn bản hợp nhất thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Quy chế quy định Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập ban chỉ đạo cấp quốc gia. Trưởng ban là thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh. Trưởng ban là lãnh đạo UBND tỉnh.
Mỗi tỉnh tổ chức 1 hội đồng thi, do sở GD-ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
Video đang HOT
Giám đốc sở GD-ĐT ra quyết định thành lập hội đồng thi và các ban của hội đồng thi, gồm: ban thư ký; ban in sao đề thi; ban vận chuyển và bàn giao đề thi; ban coi thi; ban làm phách bài thi tự luận; ban chấm thi tự luận; ban chấm thi trắc nghiệm; ban phúc khảo bài thi tự luận; ban phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
Chủ tịch hội đồng thi là giám đốc sở GD-ĐT (hoặc là phó giám đốc sở GD-ĐT trong trường hợp đặc biệt).
Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi này. Theo đó, Bộ chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác.
Bộ GD-ĐT thành lập ban chỉ đạo cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức kỳ thi; chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế thi; xây dựng đề thi cho kỳ thi hằng năm.
Bộ GD-ĐT cũng có trách nhiệm đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi.
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương; thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh; duyệt phương án, kế hoạch và kinh phí tổ chức kỳ thi do sở GD-ĐT trình; chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho sở GD-ĐT và các sở ban, ngành có liên quan của tỉnh, UBND cấp huyện/thị về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế thi và các văn bản hướng dẫn về kỳ thi do Bộ GD-ĐT ban hành.
Còn nhớ, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD-ĐT đã quyết định tổ chức kỳ thi thành 2 đợt. Theo đó, các địa phương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng vào thời điểm lịch thi chung của cả nước đã được Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi vào đợt 2, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 – 8.7, với 4 buổi thi. Học sinh THPT phải làm đủ 4 bài thi gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp tự chọn trong 2 bài thi khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên.
Bài thi khoa học xã hội gồm các môn: lịch sử, địa lý, giáo dục công dân; bài thi khoa học tự nhiên là vật lý, hóa học, sinh học.
Vĩnh Phúc: Chủ động, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Hiện tại, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh khối 12, nhằm mục tiêu đạt kết qủa cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra vào ngày 7 và 8 - 7.
Ông Hoàng Minh Tuấn, Trưởng phòng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, cho biết: để chuẩn bị cho kỳ thi, ngay từ đầu năm học, Sở đã chỉ đạo các trường chủ động xây dựng phương án ôn tập phù hợp cho học sinh, thường xuyên bám sát chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến có 14.260 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 (trong đó, THPT dự kiến 10.450 thí sinh, GDTX khoảng 3.210 và 600 thí sinh tự do), tăng khoảng 2.000 thí sinh so với năm 2020. Số điểm thi là 27 điểm với 605 phòng thi, tăng khoảng 80 phòng thi so với năm 2020.
Hiện tại, sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã chuyển tới các nhà trường Thông tư 05 ngày 12 - 3 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi quy chế thi. Công tác chuẩn bị ôn tập cho học sinh, tuyên truyền về kỳ thi... được các trường THPT thực hiện tích cực và nghiêm túc. Công tác chuẩn bị tổ chức Khảo sát chất lượng trong toàn tỉnh cho học sinh lớp 12 với phương án tổ chức như phương án tổ chức thi tốt nghiệp.
Ảnh minh họa
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, đến thời điểm hiện tại các đơn vị, nhà trường đã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất sẵn sàng cho tổ chức thi tốt nghiệp sắp tới. Giáo viên được tổ chức coi thi như với kỳ thi tốt nghiệp, nên là bước chuẩn bị để nắm vững Quy chế thi. Học sinh được đánh giá chất lượng học tập giúp thầy cô và học sinh có kế hoạch ôn tập cụ thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Đồng thời, học sinh được làm quen với địa điểm tổ chức thi (do thi ghép các đơn vị nên học sinh một số nhà trường thi tại trường khác trên địa bàn huyện/thành phố).
Năm 2021, do số lượng thí sinh tăng nhiều so với năm 2020 nên việc tổ chức thi phải chuẩn bị kỹ càng hơn. Đặc biệt, tỉ lệ thí sinh GDTX lớn nên việc tổ chức, sắp xếp thí sinh tại các điểm thi đáp ứng Quy chế thi (mỗi điểm thi có không quá 40% thí sinh GDTX) gặp khó khăn. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nên công tác chuẩn bị của tỉnh Vĩnh Phúc phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đối phó với dịch bệnh có thể bùng phát.
Hiện tại, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đang chủ động, tăng cường tổ chức ôn tập cho học sinh theo tinh thần bám sát nội dung chương trình mà Bộ GD&ĐT đã đề ra. Đồng thời, hướng dẫn, đảm bảo tâm lý, giúp các em học sinh và phụ huynh bước vào kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ ra sao? Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT áp dụng cho năm 2021 mà Bộ GD-ĐT mới công bố, quy trình ra đề thi tiếp tục được hoàn thiện hơn. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ tính đến ảnh hưởng bởi dịch bệnh 2 năm liền - ẢNH T.MAI Quy chế thi tốt nghiệp THPT khẳng định: "Nội dung thi nằm trong...