Bộ GD-ĐT quy định bộ sách tổi thiểu cho HS tiểu học
Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với cấp tiểu học. Tại văn bản này, Bộ GD-ĐT đã quy định sách tối thiểu tối với mỗi HS tiểu học.
Cụ thể, đối với học sinh (HS) lớp 1, 2, 3, cần có 6 quyển sách, gồm: tiếng Việt (2 quyển, tập 1 và tập 2), vở tập viết (2 quyển: tập 1, tập 2), toán, tự nhiên và xã hội HS lớp 4 và lớp 5 cần có 9 quyển: tiếng Việt (2 quyển, tập 1 và tập 2), toán, đạo đức, khoa học, lịch sử và địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật.
Giáo viên (GV) cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để HS không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường. Các Sở huy động các nguồn kinh phí để thực hiện việc cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với HS ở địa bàn đặc biệt khó khăn, HS là con liệt sỹ, con thương binh các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới tất cả HS đều có sách giáo khoa để học tập. Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”… phù hợp điều kiện thực tế.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra những điểm nhấn quan trọng trong năm học 2012-2013. Theo đó, trong năm học này tiếp tục thực hiện nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp tạo cơ hội, động viên, khuyến khích GV, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
Không tổ chức dạy học trước và không thi tuyển HS vào lớp 1. Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ HS yếu, HS bỏ học, bàn giao chất lượng giáo dục, không để HS ngồi sai lớp tổ chức hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi nhưng không tổ chức thi HS giỏi ở tất cả các cấp quản lí.
Kế hoạch dạy học và giáo dục đối với lớp 1 buổi/ngày: thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương năng lực GV và thiết bị dạy học của nhà trường).
Video đang HOT
Kế hoạch dạy học và giáo dục đối với trường, lớp 2 buổi/ ngày: thời lượng tối đa 7 tiết/ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhằm tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… được tổ chức một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh. GV lựa chọn nội dung, bố trí thời gian hợp lý hướng dẫn HS hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho HS. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho HS để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp.
Trong năm học này, Bộ GD-ĐT chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường trên tinh thần tự nguyện. Các trường được lựa chọn thí điểm tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của GV sang tổ chức hoạt động tự học của HS quá trình tự học, tự giáo dục của HS là trung tâm của hoạt động giáo dục đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, chú trọng tự đánh giá, đánh giá vì sự tiến bộ trong quá trình học tập của HS. Các trường tham gia thí điểm VNEN là những trường thực hiện mô hình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.
Triển khai thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Mỗi tỉnh, thành phố chọn tối thiểu 2 trường có điều kiện: mỗi trường 2 lớp, mỗi GV dạy thí điểm 1 – 2 chủ đề ở môn Tự nhiên và Xã hội, hoặc môn Khoa học, các tiết học khác, GV chủ động vận dụng ở mức độ phù hợp. GV được chủ động bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học sinh học tập. Ngoài ra, triển khai thí điểm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại 48 trường tiểu học ở 6 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Dương, Ninh Bình).
S.H
Theo dân trí
GS Ngô Bảo Châu nói về tương lai học viên ở Viện Toán
GS Ngô Bảo Châu cho biết, ông sẵn sàng đứng ra giới thiệu các em sinh viên năm cuối có năng lực về Toán tới các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để theo học.
Chia sẻ về lớp học do mình phụ trách tại Viện cao cấp về Toán, GS Châu cho biết, từ khi Viện Toán ra đời mọi thứ đều suôn sẻ hơn so với dự định. "Mọi người tham gia Viện đều rất nhiệt tình, thiện tâm", GS Châu chia sẻ.
GS Ngô Bảo Châu cũng cho biết, hiện Viện Toán có 2 lớp học đang được triển khai. Các học viên là giảng viên các trường và sinh viên năm cuối các trường ĐH. Viện đang có 14 thành viên trong hội đồng khoa học. Nói chung các lớp học ở dạng này được đánh giá cao về khả năng tiếp cận.
Tuy nhiên, đối với những học viên là giảng viên các trường ĐH cần có cách tiếp cận riêng. Về vấn đề này GS Châu cho biết, mỗi lớp sẽ có những phương pháp riêng không giống nhau. Các giảng viên sẽ được học trên máy với tất cả những gì liên quan tới toán học, từ việc truyền thống trong tin học như nhận dạng tiếng nói, nhận dạng chữ viết, cho tới các ngành mới như vi sinh, nghiên cứu các phần tử tế bào.
GS Ngô Bảo Châu nói rằng, ông sẵn sàng giới thiệu cho các học viên đang theo học tại Viện cao cấp về Toán được ra nước ngoài học tại các trường ĐH nổi tiếng, nếu học viên đó có năng lực.
"Riêng lớp của tôi dạy là Toán lý thuyết gồm hơn 10 em là sinh viên năm cuối các trường ĐH (ĐH QGHN, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Huế, ĐHQG TP.HCM, cùng với một số em đang làm nghiên cứu ở Mỹ và Hàn Quốc cùng về tham gia lớp học). Các em có trình độ khác nhau nhưng học tập rất sôi nổi, tôi tin vào việc học chủ động chứ không đơn thuần là thầy giáo giảng bài học sinh chép bài", GS Ngô Bảo Châu cho hay.
GS Châu cũng bật mí, hiện Viện Toán đang có hai chương trình để cho các học viên theo học, hai chương trình này mở ra mới mục đích giúp các em có trình độ không giống nhau sẽ không có cảm giác bị mất phương hướng. Xen kẽ với hai chương trình này là những buổi học nhóm về các vấn đề thời sự trong lý thuyết số. Riêng phần này cũng được chia thành nhiều mảng.
Các học viên đang theo học tại Viện cao cấp về Toán.
Một trong những vấn đề khó khăn mà Viện Toán đang gặp phải là phát triển Toán ứng dụng. Về vấn đề này GS Châu cho biết, Toán ứng dụng đòi hỏi kinh phí phải nhiều hơn, từ công sức tới tài chính. Tuy nhiên, bằng năng lực của các Giáo sưToán học hàng đầu Việt Nam, hiện nay chúng ta rất tự tin để mời được các giáo sưhàng đầu quốc tế về giảng dạy tại Viện. Trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phương châm này.
Trong một lần thăm Viện cao cấp về Toán, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Viện Toán cần mở rộng đào tạo cho các giảng viên dạy Toán trong các trường ĐH. Tuy nhiên, việc thu hút người học toán, mê toán cần có nhiều phương pháp.
Về vấn đề này, GS Ngô Bảo Châu cho biết không đồng tình khi nói rằng phải cần có một phương pháp nào đó mới thu hút được người học.
"Mọi người nói nhiều tới phương pháp, nhưng theo tôi trước hết người học toán phải có trình độ khoa học. Hiện nay ở nước ta hầu như không có giảng viên có trình độ Tiến sĩ để giảng toán trong trường ĐH, tôi nghĩ là có vấn đề, vì thực tế bạn có phương pháp, có nhảy múa quay cuồng nhưng không hiểu toán thì cũng không dạy được. Thực chất giảng dạy ở các trường ĐH nhỏ không nhất thiết phải có được những công trình nghiên cứu sắc bén, gây được tiếng vang nhưng người đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của Toán học", GS Châu chia sẻ khi nói về việc phát triển nguồn lực giảnh viên dạy Toán ở các trường ĐH.
Được biết, trước đó Viện cao cấp về Toán đã có chương trình phối hợp đào tạo với Viện Toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để bồi dưỡng nguồn nhân lực. Lớp này đã cho ra lò khoảng hơn 100 em và được gửi sang Pháp học theo Đề án 322. Khi sang Pháp học, các em có cơ hội nhận các học bổng tiến sĩ tại đây. Như vậy, trong vòng 5 năm sẽ có khoảng nửa số đó trở về nước để phục vụ. Tuy nhiên, chương trình đang thực hiện tốt thì mới đây Đề án 322 cạn kinh phí nên chương trình phải dừng lại.
Hiện tại Viện cao cấp về toán đang triển khai các chương trình đào tạo học viên là giảng viên các trường ĐH, các sinh viên năm cuối có học lực giỏi về Toán. GS Châu cho biết, ông sẵn sàng đứng ra giới thiệu các em sinh viên năm cuối có năng lực về toán tới các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để theo học.
GS Ngô Bảo Châu: "Tôi chủ yếu làm việc bằng email" Chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi khi phải đi đi, về về trong mỗi lần công tác, GS Ngô Bảo Châu cho biết, bản thân ông cảm thấy có sự khó khăn với gia đình. Bình thường các Giáo sư khác có thể ung dung dùng 2 tháng hè để "ngao du" và nghỉ ngơi, nhưng GS Châu thì dùng 2 tháng đó để về nước làm việc với Viện Toán. "Công việc của tôi chủ yếu làm từ xa và qua email. Lớp học trong Viện thực sự hoạt động tốt hơn so với những gì tôi mong đợi. Tôi chỉ cần giao cho các em làm rồi tôi kiểm tra, nói chung có một số thì không tốt lắm nhưng phần lớn là tốt", GS Châu chia sẻ.
Theo Giáo Dục Việt Nam
ĐH FPT: Nhiều cơ hội học bổng toàn phần cho đợt tuyển sinh 19/8 Trong kỳ thi tuyển sinh của ĐH FPT sẽ diễn ra vào ngày 19/08 tới đây, Trường ĐH FPT dự kiến xét cấp 200 suất học bổng toàn phần hoặc bán phần cho các thí sinh đạt thành tích cao. Cụ thể, các thí sinh được xép cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần gồm: thí sinh đạt giải học sinh giỏi...