Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng
Bộ GD-ĐT cho rằng, do dịch Covid-19 nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến, ít có thời gian tương tác, thực hành trước khi dạy học theo chương trình, SGK mới.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản báo cáo các đại biểu Quốc hội các vấn đề về sách giáo khoa năm học 2020-2021. Tại đây, Bộ GD-ĐT thừa nhận thực tế sau khoảng 2-3 tuần triển khai thực hiện SGK lớp 1 theo chương trình mới, một số giáo viên, phụ huynh học sinh và cử tri có phản ánh môn Tiếng Việt lớp 1 nặng (8 môn khác ít ý kiến phản ánh).
Bộ GD-ĐT cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chương trình mới, với quan điểm học sinh đọc thông viết thạo sẽ học tốt hơn các môn học khác, đã cơ cấu thời gian đầu của cấp Tiểu học học sinh học Tiếng Việt nhiều hơn so với Chương trình 2006.
“Bên cạnh đó, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình mới, với nhiều điểm mới, lại được triển khai thực hiện trong bối cảnh có những khó khăn do trước đó phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid- 19, nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến là chính, ít có thời gian tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình, SGK mới”, Bộ GD-ĐT lý giải.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, bên cạnh một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc dạy môn học này, nhiều giáo viên dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho biết tổng lượng âm, vần dạy cho học sinh vẫn như cũ, số tiết lại nhiều hơn (tăng 2 tiết/tuần so với chương trình cũ), học giãn ra nên về bản chất là giảm tải, thuận lợi hơn cho giáo viên tổ chức dạy, nhất là đối với những học sinh tiếp thu khó khăn hơn.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, SGK lớp 1 mới, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện một số giải pháp như: chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Video đang HOT
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1; tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả chương trình; chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường chỉ đạo, tổ chức tập huấn chuyên môn; chỉ đạo các nhà xuất bản, các tác giả SGK thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mới./.
Con học lớp 1 viết chữ siêu chậm và hay sai, mẹ chỉ cần bỏ đi vật dụng đơn giản này là mọi chuyện thay đổi luôn 180 độ
Có ai ngờ chỉ cần cất đi vật dụng "học sinh lớp 1 nào cũng cần" này mà tình trạng viết sai, viết chậm của con chị Vân Anh đã cải thiện hơn rất nhiều.
Rèn chữ cho con lớp 1 vốn dĩ lúc nào cũng là "nỗi khổ" của các phụ huynh thì năm nay, tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn nữa. Chương trình nặng, một ngày học 2, 3 âm tiết, đọc cả đoạn văn dài, tụi nhỏ quá tải, đuối nên về nhà càng làm biếng viết. Dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương không giao bài tập về nhà cho học sinh học hai buổi nhưng thực tế, nếu bố mẹ không kèm con học ở nhà thì nhiều bé không thể theo kịp bài.
Đặc biệt, đối với trẻ mới đến trường, học viết lại càng là một công việc rất vất vả vì vừa đòi hỏi các em phải kiên nhẫn ngồi lâu, vừa chú ý viết đúng ô ly, căn độ rộng, độ cao, khoảng cách chữ...
Bé con chị Vân Anh đang học lớp 1 và như nhiều học sinh lớp 1 khác, khó khăn nhất với cháu là tập viết. Để giúp con theo kịp các bạn, tối nào chị cũng kèm bé nắn nót từng chữ một. "Hai mẹ con toát mồ hôi hột mà vẫn không đạt, cứ viết một nét là tẩy một lần, học 1 tiếng thì thời gian tẩy xóa mất hết nửa tiếng. Lắm lúc học xong cả quyển vở toàn dấu vết của cục tẩy trông rất dơ. Có lúc thấy con viết cả nửa tiếng vẫn chưa được chục chữ, mình vừa sốt ruột, vừa mệt mỏi. Nhưng thực sự tối nào nhìn con mắm môi mắm lợi, cúi rạp người viết, thương quá mà không biết làm sao", chị Vân Anh kể.
Nhận thấy cục tẩy khiến con khá "ỷ lại" và mất quá nhiều thời gian, chị có một quyết định khá "táo bạo" là cất luôn cục tẩy. Ai ngờ, hành động có vẻ "ngược đời" này lại đem lại kết quả ngoài mong đợi.
Chị kể: "Học mà bỏ cục tẩy đi con viết nhanh và cẩn thận hẳn các mẹ ạ. Hai hôm nay mình cất tẩy không cho bé dùng. Nếu bé viết sai gạch chữ đó đi viết lại. Vì bị hạn chế dùng tẩy nên đã suy nghĩ kỹ hơn trước khi viết, vì vậy cũng ít sai hơn. Thấy khác hẳn về tốc độ và vở cũng sạch hơn. Dù khoảng cách chữ chưa chuẩn lắm nhưng với mình thế là ok. Vì chỉ đọc là bạn ấy có thể tự viết các chữ mà bạn đã được học trên lớp rồi".
Nhờ cất đi cục tẩy, bé nhà chị Vân Anh viết nhanh và cẩn thận hơn hẳn.
Kinh nghiệm hay này của chị Vân Anh nhận được rất nhiều sự đồng tình từ các mẹ có con học lớp 1. Mẹ Kim Loan hưởng ứng: " Chuẩn luôn. Em cũng không cho ngựa nhà em dùng tẩy từ đầu. Sai em không có sửa và tẩy, bắt bỏ qua chữ sai đấy viết tiếp. Vài lần thấy viết cẩn thận không sai nữa".
" Cũng giống mình, mình còn cất cả chuốt viết chì nữa cơ", bạn Trang Phạm chia sẻ.
Giúp con khắc phục khó khăn khi vào lớp 1
Dù đã vào học hơn 1 tháng nhưng trên nhiều nhóm dành cho phụ huynh có con vào lớp 1, nhiều bố mẹ vẫn than trời vì con không tập trung, không chịu viết bài. "Ngồi học có tý mà hết chuốt bút chì, uống nước, uống sữa, đi vệ sinh, vứt rác, làm rớt viết cúi xuống nhặt.... nhiều lúc muốn nổi điên luôn", một phụ huynh bày tỏ.
Nói về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý cho biết, khi mới vào đầu năm học, nội dung các bài viết chưa nhiều, trẻ vẫn háo hức vì được học trường mới, lớp mới. Càng về sau, nội dung các bài học sẽ nhiều lên, con phải viết bài nhiều hơn, đòi hỏi tốc độ viết nhanh hơn nên con không viết kịp bài ở trên lớp. Trên lớp bị cô giáo phê bình, về nhà bố mẹ bắt ép hoàn thành bài, tình trạng này có thể khiến bé hoang mang, chán nản.
Vì vậy, ban đầu, cần làm sao cho các con hứng thú với con chữ, sao đó luyện dần dần, từng ít một, từ những điều đơn giản, cơ bản nhất như cầm bút sao cho đúng để đỡ mỏi tay và không bị dây bẩn, rồi tư thế ngồi, đến các nét móc, nét gạch dễ trước rồi mới tới chữ hoàn chỉnh sau.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể:
Tạo thói quen ngồi bàn học cho con bằng cách đặt một lịch học cố định trong ngày cho bé, thời gian đầu có thể mỗi ngày 20 phút, sau đó tăng dần lên. Ban đầu nên cho bé ngồi vào bàn để làm những việc bé thích sau đó dần dần chuyển sang nhiệm vụ học.
Khen ngợi và động viên bé thường xuyên: Khi con ngồi học bạn nên ngồi cạnh để động viên tinh thần cho bé sau đó dần tách ra. Lúc đầu bạn động viên khi bé viết được một chữ, cứ mỗi chữ một lời khen, sau đó bạn động viên khi bé viết được 3 chữ, một hàng và dần dần là một trang giấy.
Tránh để con bị làm phiền: Thời gian học của bé bạn đã quy ước với bé thì cần cố gắng thực hiện tuyệt đối, vì vậy bạn nên sắp xếp các công việc nhà sao cho hợp lý, tránh các hoạt động làm phiền bé vào giờ học.
Trao đổi với giáo viên tránh dùng những biện pháp gây căng thẳng và lo sợ cho trẻ như hù dọa, trách phạt khi bé không hoàn thành bài viết trên lớp. Khi dạy con ở nhà, bạn cần lựa theo ý thích để xen kẽ vừa học vừa chơi của con chứ không theo kiểu bắt ép, nhồi nhét. Đừng so sánh với những bé khác vì bé có quyền được học theo tốc độ của riêng mình và mỗi đứa trẻ có những thế mạnh ở những lĩnh vực khác nhau.
Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm để xảy ra bức xúc về bộ sách 'Cánh Diều' Báo cáo Quốc hội, Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc để xảy ra bức xúc trong dư luận về sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, hội đồng thẩm định và tác giả. Bộ GD-ĐT nhận một phần trách nhiệm vì để xảy ra bức xúc liên quan đến sách Cánh Diều -...