Bộ GD-ĐT: không có văn bản nào bắt học sinh đeo mặt nạ chống giọt bắn
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định không có văn bản nào quy định học sinh phải đeo mũ chống giọt bắn trong lớp học.
Bộ GD-ĐT khẳng định không có quy định nào yêu cầu học sinh phải đeo mũ chống giọt bắn trong lớp học – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều nay, 5.5, trả lời câu hỏi của báo chí quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc học sinh đi học trở lại trong thời tiết nóng nắng nhưng ở một số nơi, trẻ mầm non, tiểu học phải đeo mặt nạ chống giọt bắn, đeo khẩu trang trong phòng không bật điều hòa khiến nhiều trẻ không chịu nổi, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định quan điểm của Bộ GD-ĐT rất rõ, đã quyết định cho học sinh đi học là phải an toàn.
Theo ông Độ, vấn đề an toàn phải căn cứ vào đánh giá của cơ quan chuyên môn là Bộ Y tế. Ngày 21.4, Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ GD- ĐT khuyến cáo thế nào là an toàn, phòng dịch Covid -19 trong trường học.
Trên cơ sở khuyến cáo của Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT đã xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn và bộ tiêu chí đánh giá thế nào là một nhà trường an toàn khi học sinh học tập, sinh hoạt tại trường. Trong 15 tiêu chí mà Bộ GD-ĐT ban hành có các tiêu chí cứng, bắt buộc phải thực hiện, là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn toàn bộ nhà trường và không tổ chức hoạt động tập thể.
Tuy nhiên, ông Độ khẳng định: “Trong bộ tiêu chí trên, không có tiêu chí nào quy định học sinh phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Bộ Y tế cũng không có hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Đây là sự “ sáng tạo” của các địa phương”.
Theo ông Độ, các địa phương nên làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế là cơ quan chuyên môn bảo đảm sự an toàn cho nhân dân cả nước, trong đó có ngành giáo dục. “Nếu Bộ y tế khuyến cáo thì chúng ta nên làm, nếu không thì nên cân nhắc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp”, ông Độ lưu ý.
Tỷ lệ học sinh THPT đi học trở lại đạt tới 99%
Ông Nguyễn Hữu Độ, có 3 đợt cho học sinh đi học trở lại trong thời gian qua. Đợt 1 là ngày 20.4 có 8 tỉnh, thành có học sinh đi học trở lại. Đợt 2, ngày 27.4, có 30 tỉnh, thành. Đợt 3, ngày 4.5, là các tỉnh còn lại.
Đến nay, học sinh 63 tỉnh, thành đã đi học trở lại, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh THCS và THPT. Tỷ lệ học sinh đi học trở lại rất cao, THPT là 99%, THCS là 97%.
Video đang HOT
Hà Nội: Trường nội thành không thể giãn cách 1,5m nếu học đồng loạt
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, nếu đồng loạt mở cửa, các trường khu vực nội thành sẽ không thể giãn cách 1,5m trong lớp.
Vẫn có bán trú cấp mầm non và tiểu học
Trao đổi trên diễn đàn của VOV mới đây, ông Tiến cho biết, thời gian học sinh Hà Nội quay trở lại trường học phụ thuộc tình hình dịch bệnh và do Chủ tịch UBND TP quyết định.
Hiện, Sở GD&ĐT Hà Nội đã dự kiến một số kịch bản học sinh trở lại trường.
Nếu tình hình dịch bệnh ổn định hơn, có thể ngày 4/5, học sinh khối 9 và 12 sẽ đi học.
Ở những nơi có nguy cơ cao như huyện Thường Tín và Mê Linh, nếu đến ngày 4/5 đã hết giai đoạn cách li, học sinh ở đây vẫn đến trường như các địa phương khác.
Giả sử đến ngày 4/5 nhưng Mê Linh và Thường Tín vẫn chưa hết thời gian cách li, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy lùi thời gian của hai địa phương này.
Để đảm bảo an toàn, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của ngành và của Y tế trong khử khuẩn, chuẩn bị các vật tư cần thiết như nước khử khuẩn, khẩu trang... Học sinh trước khi vào trường sẽ phải đo thân nhiệt.
Khu vực nội thành Hà Nội sẽ không thể áp dụng quy định giãn cách 1,5m trong lớp nếu tất cả trường học đều mở cửa.
Về câu hỏi của một số độc giả lo lắng khi mở cửa trường học trở lại, các con có ăn bán trú hay không?
Ông Tiến cho hay, đối với cấp mầm non và tiểu học, việc đưa đón sẽ rất khó khăn.
"Do vậy căn cứ vào tình hình dịch bệnh, Sở xin ý kiến của thành phố đề xuất hai cấp học này sẽ học cả ngày và buổi trưa có phục vụ bán trú.
Tất nhiên chỉ khi tình hình dịch bệnh được đẩy lùi, ổn định, Sở mới đề cập đến việc cho hai cấp học này trở lại trường", ông Tiến khẳng định.
Không thể giãn cách nếu học đồng loạt
Đánh giá quy định đảm bảo các em ngồi trong lớp với khoảng cách 1,5m khi mở cửa trường học trở lại, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, khó có thể đáp ứng được.
"Hiện trung bình mỗi lớp ở Hà Nội có 45 học sinh. Một số lớp có sĩ số cao hơn. Nếu chia ra mỗi lớp chỉ 20 em, chúng tôi không thể chia 3 ca để học sinh đi học", ông Quý cho hay.
Về phía sở GD&ĐT, ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ, nếu tất cả học sinh đều đi học, nội thành Hà Nội không thể thực hiện được việc giãn cách trong lớp học như quy định trên đây.
"Do đó trong kịch bản đưa ra với UBND TP, chúng tôi cũng đưa ra các phương án trong từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu, chúng tôi dành cho học sinh khối 9 và 12. Lúc này đủ phòng và đủ cơ số giáo viên để chia tách ra từng lớp nhỏ, đảm bảo khoảng cách giãn cách theo quy định.
Khi tất cả các cấp học đã đi học đại trà, nghĩa là tình hình dịch bệnh đã ổn định hơn, việc dạy và học sẽ diễn ra bình thường và không phải áp dụng quy định giãn cách trên đây nữa", ông Tiến nói.
Với tình hình như hiện nay, chỉ ưu tiên các khối cuối cấp là khối 9 và 12 nên vẫn đáp ứng được quy định giãn cách trong lớp.
Theo lý giải của Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, tất cả các trường học đều mở cửa, nội thành không thể giãn cách trong lớp 1,5m là do khu vực này các trường đều học 2 ca.
Nếu giãn cách, mỗi lớp học ít nhất phải chia thành 2 lớp nhỏ thì không thể đủ cơ số phòng và giáo viên bởi sẽ phải cần số lượng giáo viên gấp đôi. Điều này không thể thực hiện được.
"Do vậy, khi dịch bệnh đã tạm ổn định, mới cho học sinh đại trà trở lại trường. Còn với tình hình như hiện nay, chỉ ưu tiên các khối cuối cấp là khối 9 và 12 nên vẫn đáp ứng được quy định giãn cách trong lớp", ông Tiến cho biết.
Sẽ kiểm tra online và trực tiếp
Cũng theo ông Tiến, nếu đi học trở lại vào ngày 4/5 với khối 9 và 12, học sinh sẽ có 10 tuần, Hà Nội vẫn đáp ứng được bởi Bộ GD&ĐT đã có tinh giản chương trình.
Đối với các khối lớp khác, sở đã tính phương án lùi còn 6 và 8 tuần. Trong thời gian đó, các em vẫn học từ xa.
Thời gian còn lại, sở sẽ sắp xếp để cung cấp kiến thức cho các em học sinh và tiến hành một số bài kiểm tra định kì.
Về phương thức đánh giá năng lực học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã xin ý kiến của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá qua hình thức trực tuyến, kết hợp với đánh giá trực tiếp khi học sinh quay trở lại trường.
Đối với một số em có kết quả học trực tuyến không tốt, Sở có kế hoạch chỉ đạo các nhà trường rà soát, với học sinh còn yếu, nhà trường sẽ gom các em để phụ đạo.
Để tránh xuê xoa trong công nhận kết quả, theo ông Tiến, việc kiểm tra đánh giá phải theo chuẩn kiến thức và được tiến hành chặt chẽ.
Mỹ Hà
Ký hiệu giãn cách cho trẻ Mầm non bằng các tấm xốp Sau hơn 3 tháng nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, ngày 4/5, hơn 1 triệu học sinh tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức trở lại trường. Thanh Hóa: Ký hiệu giãn cách cho trẻ Mầm non bằng các tấm xốp Sáng 4/5, hơn 537.000 trẻ Mầm non và học sinh Tiểu học tại Thanh Hóa đã đi học...