Bố dượng – nỗi ám ảnh của đời tôi
Bố tôi mất sớm, mẹ tôi bị nhà nội hắt hủi. Bà bỏ quê vào Nam mưu sinh, rồi lập gia đình trong đó.
Sau bốn năm sống cùng bà nội, tôi được mẹ về đón đi. Tôi sống chung với mẹ và bố dượng, cuộc sống không mấy êm đềm vì bố dượng tôi là một người khá nóng tính và ham rượu.
Một ngày, khi đó tôi chớm 16 tuổi, nhân lúc mẹ không có nhà, bố dượng trong men rượu đã định cưỡng bức tôi. Ông nói: “Tại sao dượng phải nuôi con trong khi con không phải là con của dượng. Ở đời, phải có đi có lại mới toại lòng nhau”. Không hiểu lúc đó, một cô bé như tôi lấy sức mạnh ở đâu ra mà có thể vùng thoát được một gã đàn ông to gấp đôi mình đang điên cuồng như mãnh thú.
Tôi tìm đến chỗ làm của mẹ, kể rõ sự tình. Mẹ tôi khóc, nói bình thường ông ấy không như vậy, rượu đã biến ông ấy thành con quỷ mất rồi. Mẹ nhờ người quen tìm cho tôi một chỗ làm để có thể ăn ở luôn tại đó. Tôi một lần nữa lại phải sống xa mẹ, gần mẹ nhưng hầu như không dám tìm về.
Ông bà chủ hiếm muộn, chỉ có một đứa con trai tật nguyền, thấy tôi sáng sủa thông minh liền nhận tôi làm con nuôi. Họ cho tôi đi học, chăm chút như con. Họ dạy bảo tôi từng chút một, ngay cả việc buôn bán trong nhà. Tôi nói với họ: “Sau này con sẽ không lấy chồng, sẽ ở vậy để chăm sóc bố mẹ và anh”. Họ ôm tôi khóc, nói tôi là báu vật cuộc đời đã ban cho họ.
Video đang HOT
Nhưng người tốt hình như thường bạc mệnh. Anh trai tôi mất sau một trận ốm nặng. Bố mẹ nuôi tôi cũng qua đời trong một tai nạn hai năm sau đó. Toàn bộ tài sản, trước đó bố mẹ nuôi đã làm việc với luật sư để lại cho tôi. Tôi một lần nữa trở thành kẻ mồ côi ở tuổi 29.
Tôi tiếp tục công việc buôn bán do bố mẹ để lại, vẫn không kết hôn và quyết định làm mẹ đơn thân. Cuộc sống của tôi có thể nói là đủ đầy, mẹ ruột tôi vì thế cũng được nhờ cậy.
Gần đây, mẹ tôi rất ốm yếu. Tôi ngỏ ý đón mẹ về phụng dưỡng, nhưng mẹ tôi lại nói: Con có thể đón luôn bố dượng con về không? Bố mẹ không có đứa con chung nào. Mẹ không thể để ông ấy một mình lúc tuổi già cô quạnh được.
Nói đến bố dượng tôi, nỗi ám ảnh suýt bị cưỡng bức vẫn theo tôi bao nhiêu năm qua chưa xóa mờ được. Có một lần mẹ tôi ốm, tôi đến chăm. Ông gặp riêng tôi, cầu xin tôi tha thứ. Ông nói lúc đó ông say quá, không biết mình đã làm gì, rằng ông rất hối hận. Nhưng tôi không tin. Ánh mắt ông nhìn tôi những lần trước đó đều không bình thường. Ông ấy thực chất luôn muốn chiếm đoạt tôi, chỉ là đã không làm được. Tôi có thể tha thứ cho ông ta, nhưng quên thì không.
Nhưng với mẹ tôi thì ông ấy vẫn là người chồng tình nghĩa bao nhiêu năm. Mẹ tôi thương ông ấy thật lòng. Bà khăng khăng: Hoặc là mẹ và dượng sẽ đến ở cùng con, nhờ phúc con lúc tuổi già. Hoặc là con cứ kệ mẹ đi. Sống với nhau bao nhiêu năm, mẹ không thể chỉ nghĩ đến ấm êm cho riêng mình được.
Tôi hiểu những gì mẹ muốn nhưng làm sao tôi có thể phụng dưỡng một kẻ đã suýt làm hại đời tôi? Tôi chẳng cần có chút trách nhiệm nào đối với cuộc đời ông ấy cả. Tôi chỉ muốn sống với mẹ, tận hưởng cảm giác sống cùng mẹ mà từ nhỏ tới giờ tôi thiếu thốn. Nhưng mẹ lại làm khó tôi bằng câu: “Ông ấy ở đâu thì mẹ ở đấy. Chuyện đã qua lâu như vậy rồi. Dượng cũng chỉ bị ma men dẫn lối, cũng chưa làm được gì con, lại đã biết sai. Con cố chấp như vậy không thấy mệt mỏi à?”.
Vài hôm trước ông ấy tìm đến tôi nói rằng: “Mẹ con khổ cả đời rồi, nếu con có thể chăm sóc mẹ con thì thật tốt. Ta biết, con hận ta. Ta sẽ về quê của mình, còn con hãy chăm sóc bà ấy nhé”.
Những điều ông ấy nói làm tôi suy nghĩ. Có phải tôi đã quá cố chấp thù hận như mẹ tôi nói? Nhưng thật lòng, tôi vẫn nghĩ ông ấy không xứng đáng để tôi tử tế. Tôi nên làm thế nào để mẹ tôi vui mà bản thân không cần phải nghĩ ngợi?
Nửa đêm, chị dâu trong tình trạng quần áo xộc xệch, khóc lóc chạy sang cầu cứu làm vợ chồng tôi ngao ngán
Tôi chẳng biết phải chịu đựng cái cảnh này thêm bao lâu nữa?
Bố mẹ chồng tôi đều mất vài năm rồi nên chỉ có vợ chồng tôi và vợ chồng anh Cả sống cạnh nhau. Vợ chồng anh Cả ở nhà từ đường, lo cúng kính cha mẹ, ông bà. Vợ chồng tôi xây nhà sống ngay bên cạnh nhưng mỗi lần có đám giỗ, tiệc tùng, vợ chồng tôi đều phụ tiền, phụ công. Mối quan hệ giữa tôi và chị dâu cũng tốt. Nhưng việc làm tôi ám ảnh và chán nản đến mức chỉ muốn bán nhà chuyển đi chỗ khác chính là thói quen nhậu nhẹt, hát hò của anh chồng.
Anh ấy làm thợ hồ, ngày làm ngày nghỉ nhưng nhậu thì không ngày nào nghỉ. Chị dâu tôi cũng đi làm cùng chồng, về nhà lại làm việc nhà còn chồng ngồi nhậu nên đâm quạu, mắng nhiếc chồng. Cứ chiều đi làm về, nhà tôi lại nghe tiếng choang choảng mắng nhau ở nhà bên cạnh đến phát điên lên. Đôi khi công việc áp lực quá, về nhà chỉ muốn nằm nghỉ yên tĩnh một chút mà tiếng chị dâu mắng chồng chửi con, tiếng anh chồng đòi đánh vợ, đập bát đập đũa cứ vang lên tận não.
Đã thế, anh chồng tôi còn có sở thích hát karaoke, cứ nhậu vào là hát, hát tới 11 giờ khuya, hát bất chấp hàng xóm có cần ngủ hay không? Cũng vì chuyện này mà mọi người xung quanh thường đến nhà nhắc nhở, thậm chí cảnh cáo anh ấy. Nhưng đâu cũng vào đấy, căng lắm thì anh ấy nghỉ được 3-4 ngày rồi lại tiếp tục.
Cứ sống thế này mãi, tôi phát điên mất thôi. (Ảnh minh họa)
Đêm qua, nhà anh chị lại xảy ra mâu thuẫn. Nửa đêm rồi, vợ chồng tôi đang ngủ thì nghe tiếng khóc lóc cầu cứu của chị dâu. Chạy ra mở cửa, tôi ngao ngán khi thấy chị dâu quần áo xộc xệch, mắt sưng húp vì khóc nhiều. Anh chồng lại đang đi theo, dù đi không vững nhưng miệng vẫn chửi vợ.
Chị dâu nói chồng hát quá, chị không ngủ được nên nhắc nhở. Thế là bị chồng đòi đánh. Sợ quá, chị phải chạy lên nhà tôi. Nhưng tôi thừa hiểu, chắc chắn chị đã chửi chồng chứ không phải nhắc nhở chồng. Nhưng anh chồng cũng sai rành rành ra. Thấy hai vợ chồng họ, tôi nản khủng khiếp. Chồng tôi cũng khuyên can mà họ không ai nhận ra mình sai, không ai xin lỗi hay thay đổi.
Cứ sống thế này mãi, tôi phát điên mất thôi. Mà bán nhà bán đất cũng không được vì đây là đất của ông bà, tổ tiên để lại. Thật chán quá, phải làm sao mới thoát khỏi cái cảnh nghe mắng nghe chửi, bị làm phiền mỗi ngày đây?
(hongnhu...@gmail.com)
Phụ nữ ly hôn đã rút ra kinh nghiệm: Đừng đợi khi tan nát mới hiểu 4 nguyên tắc này! Bạo hành gia đình chỉ có 2 loại là: không có và luôn có, chỉ cần xảy ra một lần thì các lần sau sẽ luôn tiếp diễn. Ly hôn xảy đến khiến người trong cuộc bị tổn thương. Nó sẽ khiến tâm trạng của một người lên xuống thất thường, lấp đầy bởi nỗi oán giận và sự hối tiếc về một...