Bỏ dở nghề giáo, thủ khoa 30 điểm bị chê
Thi đỗ vào khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng sau 2 tháng học Trung bất ngờ có quyết định nghỉ học về nhà ôn thi lại chỉ vì sở thích muốn trở thành một kỹ sư công nghệ.
Sáng 25/7, trường Đại học Bách Khoa công bố thủ khoa của trường là thí sinh Nguyễn Thành Trung, học sinh trường THPT Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Trung đạt tổng điểm 29,75 và được làm tròn thành 30 điểm(Toán10; Lý 9,75; Hoá 10). Đến thời điểm hiện tại, Trung là thủ khoa duy nhất trên cả nước đạt tổng điểm 30.
Bị chê là hâm vì bỏ học nghề giáo
Chia sẻ thông tin về bản thân đạt thủ khoa,Trung phấn khởi nói: “Sau kỳ thi đại học em đã dự tính mình được khoảng 28 đến 29 điểm 3 môn. Sáng nay, khi được bạn thông báo mình đỗ thủ khoa với số điểm 30 em đã khá bất ngờ về kết quả này”.
Trung cho biết, năm 2012, em đã đăng kí dự thi khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi trường công bố kết quả, em vui mừng vì mình đã đỗ vào trường với số điểm 26,5. Tuy nhiên, học được 2 tháng ở trường, Trung lại bất ngờ có quyết định nghỉ học và lặng lẽ về quê trước sự ngỡ ngàng của nhiều bạn học cùng lớp.
“Khi em có quyết định nghỉ học về nhà năm sau ôn thi lại bố mẹ em đã phát hoảng. Mọi người trong gia đình khuyên em không được đã la mắng. Tuy nhiên, lúc đó em vẫn giữ nguyên quyết định nghỉ học và đặt quyết tâm năm sau thi lại vào trường Bách Khoa”, Trung chia sẻ.
Theo Trung, lý do lớn nhất khiến em đột ngột có quyết định nghỉ học là sau một thời gian học ở trường em thấy môi trường học không phù hợp với bản thân. Đồng thời, bản thân em cũng không thấy thích thú với nghề giáo nên em quyết định bỏ học về quê.
Thủ khoa Nguyễn Thành Trung (người đứng bên trái)
Quyết định nghỉ học đột ngột, Trung bị bạn bè phản đối, thậm chí một số bạn bè của Trung khi biết tin còn cho rằng Trung bị hâm khi bỏ lỡ một cơ hội tốt. Nhưng bản thân Trung lúc đó vẫn bỏ ngoài tai và quyết tâm theo đuổi ước mơ làm một kỹ sư công nghệ.
“Bố mẹ em cũng cho rằng hành động nghỉ học của em là điên rồ, là khác người nên em áp lực trong em thời điểm đó khá lớn. Khoảng 2 tuần đầu, đã có những lúc em bị stress do quá căng thẳng về chuyện học hành. Khi đó em đã nghĩ đến chuyện buông xuôi tất cả”, Trung kể.
Khoảng hơn 1 tháng sau, thấy Trung có quyết tâm và nghị lực, bố mẹ em cũng dần cũng hiểu và tạo điều kiện cho Trung ôn thi lại. Thời gian ở nhà, em dành khoảng 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để học tập, còn lại thời gian rảnh Trung phụ giúp gia đình việc vặt trong gia đình.
Trường học cấp 3 cách nhà Trung 3km. Trong suốt 3 năm theo học, Trung đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của lớp. Năm lớp 12, Trung đạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý.
Trung cho hay, điều kiện nhà em ở mức khá, bố mẹ là công nhân ở mỏ đá gần nhà và hiện đã về hưu. Gia đình em có hai anh em, Trung là con út trong gia đình, trước Trung có anh trai hiện đang làm việc ở Hà Nội.
Thích công nghệ do đọc truyện Doraemon
Trung kể, thời học cấp 1, em khá say mê đọc truyện Doraemon, do vậy những lúc rảnh rỗi em lại thuê truyện về đọc. Nhiều thời điểm, không có tiền thuê truyện, Trung lại mượn truyện của bạn cùng lớp về đọc.
“Em khá mê truyện Doraemon. Đặc biệt khi đọc nội dung trong chuyện em bị ấn tượng bởi thiết bị máy móc vẽ ở trong đó. Cũng do vậy mà em ước mơ trở thành kỹ về sư công nghệ và mong muốn chế tạo ra nhiều thiết bị máy móc hiện đại giúp ích cho cộng đồng”. Trung nói.
Trung cho hay, ngoài ước mơ trở thành kỹ sư về công nghệ, em còn mong muốn trong tương lai sẽ trở thành một doanh nhân kinh doanh thiết bị, máy móc.
Để đạt được danh hiệu thủ khoa, chắc chắn con đường đến với thành công sẽ gặp nhiều khó khăn, áp lực. Nhưng đối với Trung em cho biết mình lại có tư tưởng thoải mái trong việc học ở trên lớp và những lúc ôn tập. Đặc biệt trong quá trình ôn thi đại học em ít bị áp lực và cũng không có phương pháp học gì đặc biệt.
Video đang HOT
Trong suốt quá trình ôn thi, Trung đều tự ôn ở nhà, không đến các lò luyện. Ngoài học những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, Trung chọn giải thêm các bài tập nâng cao để tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân mình.
“Gần ngày thi em thường chọn đề thi của những năm trước làm lại để thấy được mức độ khó qua từng năm. Đồng thời, qua những đề này, em sẽ thấy được những bước mình đã làm sai để rút kinh nghiệm cho bản thân”, Trung nói.
Hay tin con đỗ thủ khoa, ông Nguyễn Ngọc Sỹ, bố của Trung không giấu nổi niềm vui, phấn khởi về Trung. Ông cho biết, Trung là một đứa con ngoan trong gia đình. Ngoài giờ học, Trung thường giúp bố mẹ chăm sóc rau trong vườn, lau dọn nhà cửa, nấu ăn.
“Ngoài sở thích thể thao đá bóng, Trung còn thích nấu ăn. Khi biết tin đỗ thủ khoa, Trung đã nói với tôi là phải tranh thủ cùng mẹ tập làm đầu bếp để tự tay làm nhiều món ăn hơn để sau này làm sinh viên sẽ biết tự chăm sóc cho bản thân”, ông Sỹ tự hào khi nói.
Theo Khampha
Lối sống người Việt vào đề Văn
Sáng nay, các thí sinh đã bước vào môn thi cuối cùng của đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH 2013.
Hà Nội, ghi nhận tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, còn 30 phút mới hết giờ thi nhưng nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi khá sớm. Phần lớn thí sinh nhận định đề Văn không khó. Thí sinh có học lực trung bình có thể đạt điểm 6, 7.
Bước ra khỏi phòng thi sớm 10 phút, Trần Bách, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, dự thi khối C chuyên ngành đăng kí học quản lý văn hoá tư tưởng, Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết, đề Văn có 3 câu, nội dung các hỏi khá hay, cách ra đề mới mẻ, tạo cho học sinh hứng thú khi làm bài.
Bách thích nhất là câu hỏi phần nghị luận xã hội, đề đề trích dẫn câu nói của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hượu về lối sống của người Việt Nam truyền thống: "Không ca ngợi sự trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn".
Còn 20 phút mới hết giờ thi nhưng có nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi sớm, tại Học viện Báo chí và tuyên truyền (Ảnh: Đức Nguyễn)
Thí sinh xem lại phần bài làm sau giờ thi môn Văn (Ảnh: Đức Nguyễn)
"Ở câu này em bày tỏ quan điểm theo hai mặt tích cực, tiêu cực. Khôn khéo trong giao tiếp nhưng không nên lạm dụng khôn khéo quá trong công việc, lối sống...Em dự tính mình được khoảng 7 điểm", Bách nói.
Thí sinh Đỗ Thị Phương Hoa ở Việt Trì, Phú Thọ, dự thi khối C, chuyên ngành học, khoa học quản lý Nhà nước cho hay, đề Văn vừa sức đối với em. Em hoàn thiện xong bài làm vẫn còn thừa thời gian 20 phút.
"Câu 1 hỏi về ấn tượng của Liên về hình ảnh Hà Nội trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của tác giả Thạch Lam. Câu này em ôn khá kỹ ở trường nên em chỉ mất khoảng 40 phút để hoàn thiện câu hỏi. Câu 2 đề hỏi về lối sống của người Việt, em phân tích theo hướng tích cực. Em cho rằng khôn khéo có nhiều mặt tích cực nhưng cũng cần phải đề cao trí tuệ. Em dự tính bài làm của mình đạt khoảng 70%", Hoa chia sẻ.
Theo Hoa, phần riêng, thí sinh được chọn 1 trong 2 câu, câu 3a hỏi về hình ảnh người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng khá cơ bản, thí sinh có thể dễ dàng phân tích. Nhưng ở câu 3b, hỏi về sự nhẫn nhục của nhân vật Tư trong tác phẩm "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao. Câu này, đòi hỏi học sinh phải cókhả năng nắm chắc tác phẩm, tổng hợp so sánh mới có thể hoàn thành tốt bài thi của mình.
Phụ huynh động viên, hỏi han con sau giờ thi Văn (Ảnh: Đức Nguyễn)
Ghi nhận của PV tại trường Đại học Y Hà Nội, nhiều thí sinh nhận định đề Hóa năm nay dễ, vừa sức với nhiều học sinh, học sinh trung bình cũng làm được khoảng 60%.
Em Phạm Hoàng Toàn Quê Thanh Hóa tâm sự: "Đề bài năm nay dễ hơn mọi năm, em làm được khoảng 80%, có mấy câu phần tính toán là khó nhưng cũng đủ thời gian để hoàn thành hết tất cả câu hỏi mà đề bài đưa ra. Đề thi khá cân đối, kiến thức nằm trong sách giáo khoa, với các bạn học sinh trung bình nếu bạn nào học vững thì cũng có thế làm được 60%."
Nguyễn Thị Phương Huệ, quê Hòa Bình gọi điên cho cô sau khi làm tốt bài thi (Ảnh: Hoàng Điệp)
Tại trường Đại học Công Đoàn, nhiều thí sinh kêu đề thi Văn năm nay khá khó và hơi dài, không có đủ thời gian để hoàn thành bài thi.
Em Vũ Thị Hường - Hải Dương chia sẻ: "Đề thi đối với em không quá khó nhưng hơi dài, em làm được khoảng 80%, em thấy những bạn trong phòng thi nhiều bạn không làm được bài."
Em Trần Phương Linh - Nam Định bi quan hơn: đề năm nay khó và dài hơn so với mọi năm. Kiến thức nằm trong sách khoa nhưng dài, rộng nhiều bạn phải mất khá nhiều thời gian sau khi phát đề mới có thể làm được bài thi. Em thấy khó nhất là câu nghị luận xã hội, câu này nêu lên suy nghĩ riêng của bản thân về lối sống. Nếu không chú ý co thể sẽ bị lạc đề.
Trần Phương Linh buồn sau khi gặp mẹ không làm được bài (Ảnh: Hoàng Điệp)
Đà Nẵng, cùng với cả nước, sáng nay các thí sinh dự thi vào các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng đã hoàn tất môn thi cuối cùng. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi thi sáng nay tại các hội đồng thi có số lượng thí sinh ra khỏi phòng thi trước khi hết giờ làm bài nhiều hơn ngày thi thứ nhất.
Môn Hóa: Cơ hội gỡ điểm cho thí sinh
Tại hội đồng thi Nguyễn Huệ (đường Quang Trung, Đà Nẵng), khi tiếng trống báo hiệu hết 2/3 thời gian làm bài, nhiều thí sinh dự thi môn Hóa đã rời khỏi phòng thi với khuôn mặt rạng ngời. Nhiều thí sinh cho biết, đề thi môn Hóa năm nay vừa tầm, nằm trong chương trình PTTH.
Là một trong những thí sinh ra sớm nhất tại hội đồng thi Nguyễn Huệ, thí sinh Nguyễn Thị Diệu (quê Đắc Lắc) cho biết: "Đề thi môn Hóa năm nay vừa tầm đối với những học sinh có học lực khá. Với đề này, chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa thì đã làm được trên 70%. Chỉ hơn 10% của đề liên quan tới phần kim loại tác dụng với a xít mới đòi hỏi đến khả năng sáng tạo của các thí sinh. Tại phòng thi của em hầu như tất cả đều làm bài xong sớm. Em nghĩ môn Hóa sẽ đạt điểm cao".
Thí sinh Nguyễn Văn Đạt (quê Quảng Ngãi, dự thi tại hội đồng thi ĐH Kinh tế Đà Nẵng) cũng nhận định: "Phần lý thuyết của đề Hóa khá dễ và gần giống với đề thi tốt nghiệp. Ở phần thực hành liên quan đến chất hữu cơ thì rắc rối hơn chút nhưng em vẫn tự tin mình đạt trên 8 điểm môn Hóa".
Môn Văn: Thí sinh hứng thú với câu hỏi liên quan đến lối sống.
Tại hội đồng thi trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, nhiều thí sinh dự thi khối C cũng ra khỏi phòng thi khá sớm. Khi được hỏi, hầu hết các thí sinh đều cho biết, đề Văn năm nay không khó. Đặc biệt, các thí sinh đều hào hứng với Câu II liên quan đến quan điểm sống của chính mình.
"Đề thi năm nay ngoài phần trong sách giáo khoa liên quan đến các tác phẩm Hai đứa trẻ- của Thạch Lam, Tây Tiến của Quang Dũng và Đời Thừa của Nam Cao thì đề thi có câu II (phần Chung cho tất cả các thí sinh) lại đề cập đến quan điểm sống của bản thân. Em nghĩ, đề thi này rất hay và mang tính thực tế cao. Với câu hỏi này, các thí sinh phải có vốn sống và sự am hiểu về xã hội thì mới làm tốt được. Em tự tin mình sẽ đạt điểm cao ở môn Văn sáng nay", thí sinh Nguyễn Thị Hằng (dự thi vào khoa Ngữ Văn, trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) tự tin cho biết.
Cùng nhận định, thí sinh Nguyễn Văn Nhất (dự thi tại hội đồng thi Hoàng Hoa Thám) cho biết: Đề thi năm nay mang tính sáng tạo rất cao. Những bạn họ tốt kiến thức sách vở nhưng hạn chế về kiến thức thực tế thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong câu hỏi thứ 2. Em nghĩ, với câu hỏi 1 và phần tự chọn thì ai cũng làm được vì nó nằm trong chương trình sách giáo khoa. Nhưng câu 2 thì không có sách nào đề cập vì nó liên quan đến cách nhìn nhận về lối sống. Em làm xong sớm bài thi môn Văn và tự tin mình sẽ đạt trên 7 điểm".
Nhiều thí sinh ra sớm tại hội đồng thi Nguyễn Huệ (Ảnh: H. Giang)
TP.HCM, theo ghi nhận của PV, ở khối B, môn thi Hóa được các bạn đánh giá là phù hợp với trình độ của của nhiều thí sinh. Bên cạnh đó vẫn có những câu hỏi khó, có tính phân loại cao.
Bạn Xuân Bình (TP.HCM) - Hội đồng thi ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết: "Đề thi Hóa khối B năm nay dễ hơn so với những năm trước, chỉ cần có học lực khá là có thể làm tốt bài. Ngoài ra, đề cũng có nhiều câu hỏi có tính phân loại cao như phần điện phân, hóa hữu cơ".
Bạn Ngô Công Duy (Đồng Nai) - Dự thi ngành Địa chất chia sẻ: "Đề năm nay chỉ có khoảng 25% lý thuyết, còn lại là bài tập, yêu cầu phải tính toán nhiều, nếu không làm nhanh thì không kịp thời gian. Trong phòng thi của em, hầu như bạn nào cũng làm vừa kịp chứ không dự chút thời gian nào".
Nét mệt mỏi hiện ra trên khuôn mặt của nhiều bạn thí sinh sau buổi thi sáng nay (Ảnh: Minh Nghĩa)
Đề Văn khối C được nhiều bạn đánh giá là khá dễ, với nội dung câu hỏi tập chung vào chương trình lớp 12. Câu nghị luận của đề năm nay cũng là một câu hỏi mở, yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm sống của mình về lối sống của người Việt Nam truyền thống là ca ngợi sự khôn khéo mà bỏ qua trí tuệ. Theo ý kiến của nhiều bạn thí sinh, do là đề mở, các bạn không bị gò bó trong những khuôn phép của sách giáo khoa mà được tự do trình bày cách suy nghĩ, quan điểm sống của mình. Theo ghi nhận của PV, tại một số điểm thi của trường ĐH KHXH&NV, chỉ sau 2/3 thời gian, nhiều bạn thi khối C đã làm xong và xin ra ngoài theo quy định.
Trong khi đó, đề Văn khối D bị nhiều bạn thí sinh than trời vì quá khó. Đặc biệt, ở câu hỏi mở, yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ của mình về lối sống thụ động của người Việt Nam (trích đăng ý kiến của Việt kiều Tran Hung John), nhiều thí sinh cho rằng câu hỏi này vượt quá khả năng của bản thân bởi những kiến thức về cuộc sống, xã hội của các em chưa nhiều, không dễ đề có thể hiểu và làm hết ý của câu hỏi. Ngoài ra, một điểm mới lạ trong đề thi khối D năm nay là yêu cầu thí sinh có sự đối thoại qua lại giữa chính bản thân mình và người nêu ý kiến (ở đây là Việt kiều Nguyen Hung John).
Bạn Nguyễn Trang Thảo (Ninh Thuận) - Dự thi ngành Công nghệ sinh học trường ĐH Khoa học Tự Nhiên được một Sinh viên tình nguyện cõng ra khỏi phòng thi do bị tai nạn từ trước khi kỳ thi bắt đầu (Ảnh: Minh Nghĩa)
Chia sẻ về đề thi Văn khối C, bạn Mỹ Huyền (Gia Lai) - điểm thi trường ĐH KHXH&NV cho biết: " Đề thi năm nay dễ hơn so với mọi năm, nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, trong phòng thi của em, hầu hết các bạn chỉ làm 2/3 thời gian là xong".
Bạn Cẩm Hà (Bình Phước) - dự thi ngành Sử trường ĐH KHXH&NV thì chia sẻ thêm: "Em ấn tượng với câu hỏi mở của đề thi năm nay, câu hỏi này giúp bọn em có thể thoải mái thể hiện quan điểm sống của mình. Với câu hỏi này, em làm theo hướng Trí tuệ và Khôn khéo là hai phạm trù không thể tách rời nếu con người muốn sống tốt và thành công trong cuộc sống, bởi Trí tuệ là sự tích lũy của quá trình học tập, còn khôn khéo là phải là sự tích lũy của những kinh nghiệm sống".
Kết thúc buổi thi, nhiều bạn thí sinh cũng có những tâm trạng khác nhau. Bạn Liên Nhi (TP.HCM) cho biết: 3 môn thi vừa qua em làm bài cũng tốt, dự tính được khoảng 15, 16 điểm. Nếu điểm chuẩn của ngành năm nay không cao hơn so với năm ngoái thì chắc là em có thể đậu".
Bạn Tấn Phong - dự thi ngành Công nghệ Sinh học trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì cho biết: "Hôm qua thi xong, em về có lên mạng đề xem thử cách giải bài, kết quả không tốt lắm, bài thi sáng nay em làm cũng không tốt, chắc lại phải ôn thi đề chờ năm sau".
Một số phụ huynh tranh thủ đánh vài ván cờ "giết thời gian" trong lúc chờ con em mình (Ảnh: Minh Nghĩa)
Phụ huynh mang sẵn đồ đạc, hành lý để sẵn sáng trở về quê (Ảnh: Minh Nghĩa)
Ngay sau môn thi sáng nay, nhiều phụ huynh cũng mang theo đồ đạc, hành lý để có thể về quê ngay sau khi con em mình kết thúc bài thi.
Theo 24h
Thí sinh ra sớm "kêu" đề Toán khó Sáng nay, môn thi đầu tiên của kỳ thi đại học đợt 1 đã diễn ra. Theo ghi nhận của PV, ở môn thi Toán của khối A, A1, nhiều thí sinh đã rời phòng thi ngay khi kết thúc 2/3 thời gian làm bài theo quy định. Theo ghi nhận của PV ở các điểm thi tại Hà Nộ i, khoảng 9...