Bộ Công an đồng ý cho nam sinh 29 điểm vào Học viện Cảnh sát
Chiều 21/9, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đã có văn bản gửi Công an Nghệ An làm các thủ tục cho thí sinh Nguyễn Đức Ngà nhập học Học viện Cảnh sát nhân dân.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dâncho biết, chiều 20/9, dù là ngày nghỉ cuối tuần, nhưng khi nhận được phản ánh từ báo chí, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã gọi điện thoại trực tiếp cho đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ, đề xuất giải quyết kịp thời thông tin phản ánh trên báo chí về trường hợp em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An).
Đầu giờ sáng 21/9, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân nhận được văn bản báo cáo, kiểm tra, xác minh của Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An về trường hợp của em Ngà. Các cơ quan chức năng của Tổng cục Chính trị, Công an tỉnh Nghệ An đã khẩn trương vào cuộc xem xét kỹ hồ sơ của nam sinh này, đối chiếu với tiêu chuẩn chính trị, quy định của Bộ Công an.
Nguyễn Đình Ngà đã được nhận vào Học viện Cảnh sát nhân dân. Ảnh: Phạm Hòa.
Căn cứ trên mọi khía cạnh, lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đã báo cáo trực tiếp Bộ trưởng Trần Đại Quang. Ngay trong chiều nay, sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có ý kiến đồng ý để Tổng cục Chính trị có văn bản gửi Công an Nghệ An hoàn thiện các thủ tục cho em Nguyễn Đức Ngà được vào học Học viện Cảnh sát nhân dân theo đúng quy định.
Tổng cục Chính trị Công an nhân dân cũng đã đề nghị Công an tỉnh Nghệ An yêu cầu thí sinh Nguyễn Đức Ngà khai bổ sung lý lịch đầy đủ và trung thực theo đúng quy định của Bộ Công an.
Thiếu tướng Cẩn cho biết, quy định của lực lượng Công an nhân dân là thí sinh thi vào ngành phải khai rõ ràng, trung thực trong lý lịch. Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã chỉ đạo Tổng cục Chính trị, công an các tỉnh cần chủ động thông tin tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn tận tình thí sinh khi làm hồ sơ xét tuyển vào các trường công an các quy định của ngành; đồng thời chủ động xử lý những phát sinh trong quá trình xét tuyển, không để xảy ra sự việc đáng tiếc như hai trường hợp vừa qua.
Trước đó, sáng 21/9, trao đổi với Zing.vn, đại tá Dư Văn Bình, Trưởng phòng Tổ chức Chính trị – Hành chính, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này đã gửi công văn báo cáo Bộ Công an xem xét “chiếu cố” cho trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà.
Công văn nêu rõ, qua kiểm tra, Công an tỉnh xác nhận ông Nguyễn Đình Hóa (53 tuổi, bố Ngà) cách đây 22 năm từng bị kết án 9 tháng tù treo về tội Cố ý gây thương tích. Sau vụ án đó, ông Hóa chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sống hòa thuận với bà con, được mọi người yêu quý.
Ông bà nội, ngoại của Nguyễn Đức Ngà đều tham gia kháng chiến. Ông ngoại và bản thân Ngà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Video đang HOT
Công an tỉnh Nghệ An xét thấy nhân thân của gia đình Nguyễn Đức Ngà tốt nên đã gửi công văn báo cáo Bộ Công an xem xét cho nam sinh được nhập học Học viện Cảnh sát nhân dân.
Ông Nguyễn Đình Hóa nhận tin con được vào Học viện Cảnh sát nhân dân chiều 21/9. Ảnh: Phạm Hòa.
Ngay sau khi nhận được tin vui, ông Nguyễn Đình Hóa cho phóng viên Zing.vnbiết, 14h hôm nay, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó phòng Tổ chức Cán bộ, Công an tỉnh Nghệ An mời ông lên phòng làm việc và thông báo Ngà đã được Bộ Công an đồng ý cho nhập học. Quá vui mừng, ông Hóa lập tức gọi điện về thông báo cho gia đình.
“Ngà đã được nhận vào học theo nguyện vọng và mơ ước của con. Tôi xin gửi lời cảm ơn Bộ trưởng Công an, lãnh đạo công an tỉnh, huyện, các thầy cô giáo trường THPT Nam Đàn 2, cũng như các phóng viên đã giúp đỡ Ngà đạt được mơ ước của mình”, ông Hóa xúc động nói.
Trước đó, Nguyễn Đức Ngà thi đạt 29 điểm vào Học viện Cảnh sát nhân dân. Ngoài ra, nam sinh này còn đạt 27 điểm khối B trong kỳ thi vừa qua.
Tuy nhiên, chàng trai quê Nghệ An đứng trước nguy cơ không đủ điều kiện nhập học vào khối trường Công an, do không khai án tích (9 tháng tù treo) của cha vào lý lịch.
Luật sư Trần Viết Hưng, Trưởng văn phòng Luật sư Công Lý Hà Nội (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, đối với việc khai lý lịch khi đăng ký dự tuyển vào các trường công an nhân dân, người dự tuyển phải đảm bảo khai đầy đủ án tích của người thân trong gia đình, dù đã được xóa. Bởi, ngành công an, quân đội hay một số ngành đặc biệt khác liên quan an ninh quốc gia, việc khai báo lý lịch phải đảm bảo đầy đủ, chính xác.
“Đó là quy định riêng của ngành nhưng vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật và tất cả các trường hợp phải thực hiện nghiêm vấn đề này, còn không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm”, luật sư Hưng phân tích.
Qua sự việc của em Bùi Kiều Nhi (Quảng Bình) và Nguyễn Đức Ngà, luật sư Hưng cho rằng, các em không khai án tích của bố là sai. Thông báo của công an huyện về việc hai em không đủ điều kiện vào học các trường Công an nhân dân là thực hiện đúng theo quy định chung của ngành, phù hợp các quy định của pháp luật.
Luật sư Hưng nhấn mạnh, mỗi thí sinh trước khi nộp hồ sư dự thi vào các trường công an đều biết việc khai lý lịch phải đầy đủ, kể cả án tích của người thân đã được xoá và vấn đề này đã có quy định rất rõ ràng, công khai.
“Tôi thấy Bộ Công an đã xử lý hết sức nhân văn. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Công an các tỉnh và Tổng cục Chính trị đã xem xét kỹ hồ sơ, giải quyết vấn đề theo hướng tạo điều kiện tốt nhất, kịp thời nhất đối với các em”, ông Hưng nói.
Theo Zing
Thêm nữ sinh không vào được ngành công an vì lý lịch của bố
Từng là học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và đạt 26,25 điểm, nhưng Lê Thị Bình có nguy cơ thất học vì bố phạm tội trộm cắp hơn 20 năm trước.
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục thông tin về trường hợp em Bùi Kiều Nhi ở thôn Sơn Ngọc, xã Đức Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được 29 điểm nhưng không thể vào Học viện Chính trị Công an nhân dân vì không trung thực trong phần khai lý lịch.
Tiếp đó là trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà trú tại xóm 9, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đủ điểm trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân nhưng do bố của Ngà từng phạm tội từ 22 năm về trước nên không tuyển vào lực lượng CAND.
Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ Công an, 2 thí sinh trên đã được bước chân vào giảng đường.
Em Lê Thị Bình có nguy cơ vào Học viện CSND vì lý lịch của bố. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Và thêm một trường hợp nữa là em Lê Thị Bình (sinh ngày 2/9/1997, trú tại xóm 9, xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng có nguy cơ mất đi giấc mơ vào ngành Công an vì lý lịch của bố hơn 20 năm trước.
Cầm trên tay tấm giấy báo nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân, em Lê Thị Bình không giấu được nỗi buồn: "Để thực hiện mơ ước trở thành người chiến sĩ công an nhân dân, mặc dù gia đình rất nghèo khó nhưng em luôn cố gắng học tập và nỗ lực phấn đấu.
Trong 12 năm đèn sách, em luôn phấn đấu để đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt. Một phần là em rất thích và một phần nữa là vì nhà nghèo nên em muốn học ngành này để bố mẹ đỡ tốn kém. Giờ em rất buồn, chỉ mong được lãnh đạo Bộ Công an xem xét để em có thể nhập học".
Bảng thành tích đáng nể của Lê Thị Bình. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Ông Lê Thành Chung(SN 1961, cha đẻ em Bình) cho biết, năm 1993, ông bị TAND huyện Quỳnh Lưu tuyên phạt 12 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản công dân. Theo ông Chung, sau khi nhận được giấy báo nhập học của Bình, ông và con hoàn thiện hồ sơ, tuy nhiên, phía Công an tỉnh Nghệ An không đồng ý vì ông từng phạm tội.
"Thời đó sau khi nằm viện điều trị bệnh, do khó khăn quá nên tôi làm liều. Biết cái sai của mình, trong hơn 20 năm, tôi chỉ biết lao động, nuôi dạy con cái, không làm bất cứ việc gì vi phạm pháp luật. Cứ nghĩ sự việc xảy ra đã hơn 20 năm, mọi chuyện đã là quá khứ vì tôi đương nhiên được xóa án tích. Ai ngờ, chỉ một phút lầm lỡ thời trẻ mà giờ ảnh hưởng tương lai của con", ông Chung nói trong nước mắt.
Ông Chung cho biết, trong kỳ thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, Bình đạt 24,75 điểm, trong đó, Địa lý 10 điểm; Lịch sử 7,75 và Ngữ văn 7 điểm. Ngoài ra, Lê Thị Bình còn được cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên nữa, tổng là 26,25 điểm.
Nỗi ân hận của ông Chung và nỗi buồn của em Bình. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Về thành tích học tập của em cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Năm lớp 11, Bình đoạt giải ba cấp quốc gia và giải nhì của tỉnh Nghệ An về môn Địa lý. Sang lớp 12, em đạt tiếp tục đạt giải khuyến khích môn Địa lý học sinh giỏi cấp quốc gia.
Tuy nhiên, theo quy định của ngành công an thì giờ đây Lê Thị Bình đã không thể vào học ngôi trường này, mặc dù, theo Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bố của Bình đã được xóa án tích.
Bảng thành tích đáng nể với hoàng loạt bằng khen, giấy khen của Lê Thị Bình Nỗi ân hận của ông Chung và nỗi buồn của em Bình
Theo Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội
Thêm một thí sinh cầu cứu Bộ Công an vì án treo của bố 20 năm trước Chưa kịp vui mừng khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân, nam sinh Nguyễn Đức Ngà (huyện Nam Đàn, Nghệ An) như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng khi nhận được thông báo: không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào ngành. Nguyên do là án tích của bố khi em chưa ra đời. Gia đình...