Bộ Công an điều tra sai phạm tại Nhà máy nước mặt sông Đuống
Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 – Bộ Công an) vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Theo thiết kế, Nhà máy nước mặt sông Đuống ( Tập đoàn AquaOne làm chủ đầu tư) được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước cho Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65 ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, có công suất 300.000 m3/ngày đêm. Dự án được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019 đã hoàn thành giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, vượt tiến độ 1 năm.
Theo kế hoạch, đến năm 2030, công suất nhà máy sẽ đạt 900.000 m3/ngày đêm và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Nhà máy nước sông Đuống được đưa vào vận hành cung cấp nước sạch cho người dân từ tháng 9/2019 nhưng đến tận thời điểm cuối tháng 10/2019, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết vẫn chưa hoàn tất quá trình nghiệm thu, trong khi nhà máy này lại đang cung cấp khoảng 150.000 m3 nước sạch/ngày đêm cho người dân Hà Nội sử dụng.
Theo cơ quan chức năng, thời điểm cuối tháng 10/2019, theo quy định của Luật Xây dựng thì chủ đầu tư (Tập đoàn AquaOne) chịu trách nhiệm về việc tổ chức thi công xây dựng công trình, tổ chức quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng công trình. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chỉ thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.
Video đang HOT
Trước đó, Cục Giám định Nhà nước đã tổ chức một số lần kiểm tra công tác quản lý chất lượng và công tác nghiệm thu công trình Nhà máy Nước Sông Đuống giai đoạn I, đã thông báo kết quả kiểm tra gửi chủ đầu tư. Hiện tại, công trình đang được vận hành bình thường.
Tuy nhiên, qua một số lần kiểm tra, chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan việc bảo đảm an toàn đường ống cấp nước, chỉ tiêu cơ lý của đường ống cấp nước, thử áp tuyến ống. Vì vậy, Cục Giám định chưa có văn bản cuối cùng chấp thuận kết quả nghiệm thu nhà máy của chủ đầu tư.
Cũng theo Cục Giám định, dự án Nhà máy nước sông Đuống sử dụng 3 loại ống cấp nước là ống gang dẻo, ống thép và ống HDPE. Việc lựa chọn cấu kiện, sản phẩm, vật liệu xây dựng, trong trường hợp này là vật liệu ống cấp nước, thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan. Do chủ đầu tư chưa hoàn thiện hồ sơ quản lý chất lượng, trong đó có các tài liệu liên quan tới đường ống cấp nước nên Cục Giám định sẽ có ý kiến sau khi nhận đầy đủ các hồ sơ của chủ đầu tư.
Nhà máy nước sông Đuống từng dính lùm xùm bởi giá nước được đưa ra mức tối đa 10.000 đồng/m3, trong khi giá nước sông Đà chỉ hơn 7.000 đồng/m3.
Tử tù tự tử trong trại giam, trách nhiệm thuộc về ai?
"Những quy định của Bộ Công an là rất nghiêm ngặt. Nếu thực hiện đầy đủ các quy định trên thì rất khó để tử tù có cơ hội tự tử", luật sư Quách Thành Lực nói.
Khoảng 9h ngày 1/8, các quản giáo, giám thị của Trại tạm giam, Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện hai phạm nhân là Lương Văn Bằng (32 tuổi) và Lăng Văn Vân (32 tuổi) cùng trú xã Quang Long, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, đã tử vong trong tư thế treo cổ, nghi do tự tử.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết đang chỉ đạo lực lượng chức năng khám nghiệm, điều tra làm rõ vụ việc.
Ba bị cáo bị tuyên án tử trong vụ án vận chuyển ma túy.
Bằng và Vân là 2 trong 3 tử tù vừa bị TAND tỉnh Bắc Kạn xử sơ thẩm, tuyên tử hình về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy. Họ đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Kạn, trong thời gian chờ kháng cáo lên cấp phúc thẩm theo quy định.
Sau khi sự việc này xảy ra, nhiều người thắc mắc quy định về biệt giam tử tù được thực hiện thế nào mà 2 phạm nhân này có thể cùng tự tử như vậy, trách nhiệm của sự việc này thuộc về ai?
Nhìn nhận sự việc này dưới góc độ pháp lý, luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết quy định việc giam giữ tử tù được thực hiện theo Thông tư 39/2012/TT-BCA.
Theo đó, đối với buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố theo mẫu thống nhất của Bộ Công an, bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.
Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày.
Trại tạm giam, trại giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình.
"Theo quy định, sau khi tòa án đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo mức án tử hình thì giám thị trại tạm giam phải làm thủ tục điều chuyển ngay người bị kết án tử hình vào buồng giam tại khu vực giam người bị kết án tử hình", luật sư Lực phân tích.
Luật sư Quách Thành Lực (đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Lực cho biết người bị kết án tử hình bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ), mỗi tuần được đổi chân cùm một lần. Mỗi ngày chỉ được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá 15 phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân, trước khi mở cùm chân phải được sự đồng ý của giám thị trại tạm giam...
Từ những phân tích ở trên luật sư lực cho hay: "Rõ ràng những quy định của Bộ Công an là rất nghiêm ngặt, nếu thực hiện đầy đủ các quy định trên thì rất khó để tử tù có cơ hội tự tử".
Về trách nhiệm của cán bộ quản giáo, giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Kạn trong vụ việc để 2 tử tù tự tử bằng hình thức treo cổ, luật sư Lực cho rằng cần điều tra làm rõ nội dung sự việc và sai phạm của từng cán bộ trực tiếp quản lý nếu có. Tùy theo tính chất, mức độ sai phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định
"Việc này cần phải có sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền để làm rõ có hay không việc thiếu trách nhiệm trong giám sát phạm nhân mà dẫn tới sự việc trên", luật sư Lực cho hay.
Khoảng 11h ngày 3/9/2019, tại phố Nà Hái, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cơ quan công an huyện Bạch Thông đã dùng máy xúc và ôtô chặn xe, khống chế tại chỗ 3 người vận chuyển trái phép ma túy đang di chuyển theo hướng Bắc Kạn - Cao Bằng.
Những người bị bắt giữ gồm Lăng Văn Vân (32 tuổi), Lăng Văn Thủy (45 tuổi) và Lương Văn Bằng (32 tuổi). Cả 3 cùng trú tại xóm Lũng Luông, xã Quang Long, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
Tại hiện trường cơ quan công an đã thu giữ được 22 bánh heroin, cùng một số ma túy tổng hợp dạng viên khác.
Sau đó cả 3 bị cáo trên đều bị HĐXX TAND tỉnh Bắc Kạn tuyên án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm hôm 29/7 vừa qua.
Cảnh sát đột kích sới bạc bắt 150 người, thu nửa tỷ đồng Chiều 2/8, Công an tỉnh An Giang cho biết, các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh vừa triệt phá tụ điểm đánh bạc quy môn lớn, bắt giữ 150 người. Theo đó, khoảng 11h cùng ngày, Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang chỉ đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh phối hợp cùng Tiểu đoàn 3,...