Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học tiết kiệm hàng ngàn tỉ
Bỏ các loại văn bằng, chứng chỉ không cần thiết nhằm giảm thủ tục hành chính cho cán bộ, công chức nhưng học để nâng cao trình độ là nhu cầu tự thân.
Chiều 18-6, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ, nhiều PV đặt câu hỏi liên quan đến việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.
Giảm thủ tục hành chính cho công chức
“Theo tính toán sơ bộ, việc bãi bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ sẽ tiết kiệm chi phí xã hội như thế nào, đến nay các bộ, ngành đã thực hiện ra sao?” – PV đặt câu hỏi.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, Bộ Nội vụ, cho biết ngày 11-6, bộ này đã ban hành Thông tư 02 quy định không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong việc tuyển dụng cũng như trong quá trình thi nâng ngạch với đội ngũ công chức hành chính.
Theo ông Long, qua phản hồi của dư luận, đặc biệt là đội ngũ công chức hành chính cho thấy việc này nhận được sự hưởng ứng, tán đồng của đại bộ phận.
Việc cắt giảm văn bằng, chứng chỉ có thể tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng, chưa kể đến chi phí thời gian và chi phí xã hội. Ảnh: HOÀNG GIANG
“Chúng ta đang thực hiện chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp thì đồng thời cũng phải cắt giảm những thủ tục hành chính, những quy định rườm rà đối với đội ngũ công chức, viên chức để giảm áp lực về văn bằng, chứng chỉ, học hành không cần thiết” – ông Long nói.
Ông Long cho rằng hướng quản lý hiện nay là theo vị trí việc làm, giảm văn bằng, chứng chỉ. Điều này có nghĩa là vị trí việc làm nào cần thiết tương ứng với trình độ nào mới phải đáp ứng ở trình độ đó, từ đó sẽ giảm được rất nhiều hệ quả.
Video đang HOT
“Một người làm ở vị trí không cần đến trình độ tiếng Anh B2 hoặc B1 bậc 3, 4 nhưng lại vẫn bắt các đồng chí đấy đi học sẽ dẫn đến hệ quả là mua văn bằng, chứng chỉ hoặc văn bằng, chứng chỉ giả, trong khi theo quy định hiện hành, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả là bị đuổi việc” – ông Long nhấn mạnh.
Ông Long cũng cho biết bộ chưa có tính toán cụ thể về lợi ích kinh tế của việc này. Nhưng thực tế, một văn bằng, chứng chỉ đi học thông thường 2,5-3 triệu đồng. Công chức hành chính có khoảng 300.000 người, trong đó khoảng 200.000 người sẽ phải đi hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ trong thời gian còn lại.
“Như vậy, việc cắt giảm văn bằng, chứng chỉ có thể tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng, chưa kể đến chi phí thời gian và chi phí xã hội, những vấn đề phức tạp trong quá trình phải đi học” – ông Long nói thêm.
Khẩn trương rà soát để cắt giảm tiếp
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Tư Long nói rõ hơn về Thông tư 02 vừa được Bộ Nội vụ ký ban hành. Theo đó, thực hiện quy định về phân cấp thì đội ngũ công chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Các đội ngũ công chức chuyên ngành khác và đặc biệt là đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành.
Quảng Cáo
Ông Long cũng thông tin, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã báo cáo, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo các bộ khẩn trương rà soát các thông tư quy định tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ. Đặc biệt, đối với chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì đề nghị cắt giảm; đối với những chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cũng phải tích hợp lại theo hướng thu gọn nhất.
“Theo hướng trên thì tới đây cán bộ, công chức có phải học nữa hay không, với người đã và đang học để lấy các văn bằng, chứng chỉ thì có tiếp tục học, học như thế nào?” – báo giới đặt câu hỏi.
Ông Long trả lời: “Việc nâng cao chất lượng đội ngũ xuất phát quan trọng nhất là đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và nhu cầu tự thân của người học, hoàn toàn không cấm đi học”.
Ông Long cũng nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất là khi có vị trí việc làm và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đăng ký dự thi nâng ngạch thì chứng chỉ ngoại ngữ và tin học không phải là điều bắt buộc để đăng ký.
“Nếu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tự học, đi học tập trung để nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề là rất tốt. Hiện nay các công chức ở bộ, ngành trung ương mà không sử dụng được máy vi tính thì không làm được việc và đương nhiên các đồng chí đó phải hoàn thiện, đó là nhu cầu tự thân” – ông Long kết luận.
Vĩnh Phúc rút quyết định bổ nhiệm phó giám đốc sở 31 tuổi
Tại cuộc họp báo, các báo đặt câu hỏi liên quan đến việc thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ ở Vĩnh Phúc.
Ôn Nguyễn Tư Long trả lời vừa qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra và có kết luận liên quan đến công tác cán bộ ở tỉnh Vĩnh Phúc gây ồn ào dư luận thời gian qua.
“Vĩnh Phúc đã kịp thời ban hành văn bản để rút lại các quyết định bổ nhiệm không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Theo thông tin chúng tôi được biết từ Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh này đã có văn bản về việc này và được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá đây là quyết định kịp thời để xử lý sai phạm” – ông Long cho biết.
Kết thúc họp báo, một nguồn tin xác nhận Vĩnh Phúc đã rút lại quyết định bổ nhiệm phó giám đốc Sở KH&ĐT đối với bà Trần Huyền Trang (31 tuổi).
'Bắt cá suối, tìm rêu đá để ăn nhưng phải bỏ tiền triệu học chứng chỉ'
"Tại trường của chúng tôi, giáo viên hàng ngày phải đi bắt cá suối, tìm rêu đá để cải thiện bữa ăn nhưng phải bỏ ra gần chục triệu đồng đi học các loại chứng chỉ".
Tôi là phó hiệu trưởng một trường tiểu học và có hơn 10 năm cắm bản tại những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu, hơn ai hết tôi thấu hiểu những khó khăn của đội ngũ giáo viên vùng cao. Có những điểm trường đến tận bây giờ vẫn không có điện, không có nước sạch, không có sóng điện thoại.
Trường tiểu học của chúng tôi có hơn 10 điểm lẻ rải rác khắp thôn bản. Để đi vào điểm lẻ, giáo viên phải trèo đèo, lội suối, băng rừng. Mùa mưa lũ, giao thông bị chia cắt, thầy cô luộc lá sắn ăn với măng cay lót lòng. Ngày thường, anh chị em phải lội suối bắt cá hoặc tìm rêu đá để cải thiện bữa ăn.
Vất vả, khó khăn là vậy nhưng mức lương của giáo viên vùng cao tương đối thấp. Chưa kể ngoài tiền lương, giáo viên hoàn toàn không có thu nhập gì thêm. Do vậy với những anh chị em cắm bản tại vùng sâu, vùng xa chúng tôi luôn cảm thấy trân trọng và biết ơn những hy sinh, cố gắng của đồng nghiệp mang con chữ đến học sinh.
Tôi nói ra những điều này cũng chỉ mong các bộ, ban ngành thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của giáo viên vùng cao. Đồng thời tôi cũng muốn chỉ ra điều vô lý đang tồn tại trong ngành giáo dục, đó là câu chuyện về các loại chứng chỉ, nhất là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, tin học và ngoại ngữ.
Quy định chứng chỉ áp dụng với giáo viên vùng cao là không hợp lý.
Nói về hai loại chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ, hàng năm, giáo viên của trường về Hà Nội để học loại chứng chỉ này. Đối với những giáo viên cắm bản tại thâm sơn cùng cốc để ra điểm trường chính còn phải mất một ngày trời, có khi vài tháng mới về thăm gia đình được một lần. Nhưng đều như vắt tranh mỗi khi có lịch học chứng chỉ lại phải đăng ký và lặn lội về tận Thủ đô để ôn tập, thi. Điều này khiến thầy cô thực sự vất vả.
Lương giáo viên đặc biệt là giáo viên vùng cao đã thấp lại phải bỏ ra số tiền gần chục triệu đồng cho các loại chứng chỉ nêu trên. Số tiền ít ỏi đó nhưng giáo viên đằng đẵng chờ nhận để gửi về cho gia đình hoặc đơn giản là có miếng thịt, con cá để cải thiện bữa ăn.
Để tiện hình dung, tôi xin được làm phép so sánh. Tại một điểm trường mầm non mà tôi từng ghé qua, tiền ăn trưa của 60 học sinh trong một ngày khoảng 300.000 đồng và chỉ có duy nhất một món trứng rán các con cũng ăn ngon lành. Số tiền 300.000 đồng này là tiền của giáo viên nhà trường quyên góp để cải thiện bữa ăn cho học sinh. Vậy một tấm chứng chỉ tin học, tiếng Anh hoặc chức danh nghề nghiệp sẽ quy đổi được bao nhiêu bữa ăn cho học sinh nơi đây?
Quan trọng hơn những tấm chứng chỉ này không có nhiều tác dụng nếu không muốn nói chỉ là hình thức. Đối với chúng tôi việc học tiếng người H'Mông, Tày, Dao, Thái...còn quan trọng hơn tiếng Anh. Vì giáo viên hàng ngày phải giao tiếp với học sinh bằng tiếng của dân tộc các em. Tại những điểm bản xa xôi, chỉ cần dạy học sinh đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đã là cả một thành quả, nỗ lực của giáo viên rồi. Do vậy không thể áp dụng được tiếng Anh tại nhiều trường vùng cao nhưng giáo viên vẫn phải đi học các loại chứng chỉ tiếng Anh thực sự rất lãng phí, tốn kém.
Từ những ý kiến trên, tôi mong muốn Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ nên có những phương án nghiên cứu bỏ các loại chứng chỉ. Hoặc nếu áp dụng cũng tùy từng điều kiện địa phương. Thứ hai là có nghiên cứu, khảo sát, đánh giá cụ thể không nên áp dụng đại trà và cào bằng vì như thế rất khập khiễng.
Có một dạo giáo viên hỏi tôi: "Tại sao chúng em nghe nói đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà vẫn phải đi học?" . Tôi trả lời là mình chưa thấy có quyết định bằng văn bản, vẫn chỉ là lời nói trên tivi.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp 'cân não' giáo viên Giáo viên tưởng thở phào nhẹ nhõm, mừng như 'bắt được vàng' khi 2 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ được xóa bỏ thì nay lại phải bỏ tiền túi ra học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp... Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang 'làm khó' giáo viên. (Ảnh: YN) Ngày 2/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã...