Sẽ không yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho viên chức, công chức
Theo Bộ Nội vụ, không chỉ có viên chức , mà các công chức cũng sắp được ‘gỡ’ khỏi các yêu cầu chứng chỉ tin học , ngoại ngữ.
QHC
Chiều 1.3, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Trương Hải Long , Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết hiện nay Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, với “tư tưởng” là bỏ chứng chỉ tin học , ngoại ngữ. Như vậy, không chỉ có viên chức , mà các công chức cũng sắp “thoát” khỏi các yêu cầu chứng chỉ này.
Căn cứ để Bộ Nội vụ dự thảo thông tư trên là Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn quy định: “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện về chứng chỉ tin học , ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức ”. Thêm vào đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định mới hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, trong đó đã có quy định đơn giản hóa thủ tục về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức .
Theo nghị định này, trường hợp có bằng tốt nghiệp chuyên môn tại các cơ sở đào tạo đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GD-ĐT (ví dụ tốt nghiệp đại học phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3) mà tương ứng với yêu cầu tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; các trường hợp đã được miễn thi ngoại ngữ, tin học trong kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tại dự thảo thông tư mới, Bộ Nội vụ “không quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng” mà chỉ quy định về “năng lực sử dụng được ngoại ngữ, tin học”. Tuy nhiên, thông tư này chỉ áp dụng với công chức – đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ. Đối với viên chức, vẫn phải đợi các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi thông tư của họ, như Bộ GD-ĐT vừa mới sửa đổi tại thông tư có hiệu lực từ 1.3 này.
Tuần tới, Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ có cuộc họp để bàn về nội dung trên. Trong lúc đó, cán bộ, công chức, viên chức vẫn phải đợi quyết định từ các bộ.
Nhiều giáo viên phải thi tuyển lại viên chức trước 31/12/2020
Nhiều giáo viên (có người công tác 10 - 20 năm) lo ngại có thể bị thu hồi quyết định tuyển dụng hoặc phải thi tuyển dụng lại mà không đạt sẽ như thế nào?
Hiện nay, giáo viên trong cả nước đang rất lo lắng vì sau khi có công văn của Bộ Nội vụ về rà soát, xử lý các trường hợp có sai phạm trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và đề xuất cách xử lý sai phạm trên.
Rất nhiều trường hợp trước đó tuyển dụng có nhiều sai sót như tuyển dụng không đúng quy trình, tuyển dụng thiếu điều kiện, tiêu chuẩn,... dẫn đến sai phạm.
Nhiều giáo viên (có người công tác 10 - 20 năm) lo ngại có thể bị thu hồi quyết định tuyển dụng hoặc phải thi tuyển dụng lại mà không đạt sẽ như thế nào hoặc sau khi thi đạt tuyển dụng có phải xếp lương bậc 1 hay không?
Bài viết trên đây sẽ làm rõ vấn đề nay.
Rà soát sai phạm về tuyển dụng của giáo viên cả nước
Văn bản số 2965/HD-BNV ngày 15/6/2020 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý đối với những trường hợp có sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, rà soát về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục tuyển dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý từ ngày 28/12/2017 trở về trước (kể cả các trường hợp được tuyển dụng trước tháng 6/2012), nhằm kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp sai phạm trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư (ngày 24/3/2020 về việc xử lý sai phạm trong công tác tuyển dụng CBCCVC theo Thông báo kết luận số 43 -TB/TW ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo gắn với thực hiện Quy chế Bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử) và Hướng dẫn số 2965/HD-BNV của Bộ Nội vụ.
Việc thực hiện xử lý sai phạm trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Hướng dẫn này phải hoàn thành trước ngày 31/12/2020 và báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 31/01/2021.
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Lã Tiến)
Có nhiều giáo viên phải thi tuyển lại viên chức
Trường hợp nếu như giáo viên hợp đồng không đủ điều kiện về các trường hợp tuyển dụng nhưng được xem xét tiếp nhận vào viên chức thì bị xử lý theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Mục II Hướng dẫn 2965/HD-BNV năm 2020 như sau:
" 1. Nội dung xử lý
Trường hợp 1 : Đối với những trường hợp được tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục trước ngày 28/12/2017:
Trường hợp đến ngày 24/3/2020 đã hoàn thiện đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất, đạo đức, uy tín tốt, trong thời gian công tác không vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức thì không thu hồi quyết định tuyển dụng.
Trường hợp đến ngày 24/3/2020 vẫn chưa hoàn thiện đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải hoàn thiện, quá thời hạn này mà chưa hoàn thiện được thì thu hồi quyết định tuyển dụng.
Trường hợp bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng thuộc diện phải thi tuyển nhưng chưa thi tuyển thì phải thực hiện lại quy trình tuyển dụng theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc pháp luật tại thời điểm tuyển dụng.
Nếu trúng tuyển thì được giữ nguyên các quyết định có liên quan về công tác cán bộ sau khi được tuyển dụng trước đó; nếu không trúng tuyển thì thu hồi quyết định tuyển dụng.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng đánh giá không hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức, uy tín thấp hoặc vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội dung quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình thực thi nhiệm vụ thì thu hồi quyết định tuyển dụng;
Trường hợp 2 : Đối với những trường hợp tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức sau ngày 28/12/2017 không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức thu hồi quyết định tuyển dụng và các quyết định có liên quan về công tác cán bộ sau khi được tuyển dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đó.
Trường hợp 3 : Đối với trường hợp được tuyển dụng, bố trí vào vị trí việc làm nhưng chưa xếp ngạch công chức, viên chức tương ứng theo yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhiệm trước ngày 28/12/2017 và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất, đạo đức, uy tín tốt, trong thời gian công tác không vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, nhưng không đủ thời gian từ nay đến hết năm 2020 để khắc phục vì lý do khách quan thì được dự thi nâng ngạch để hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Nếu không đạt thì cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức bố trí lại vị trí việc làm theo đúng với ngạch công chức hiện đang đảm nhiệm.
Đối với trường hợp xử lý sai phạm trong tuyển dụng có liên quan đến công tác cán bộ theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ để thống nhất thực hiện. [...]"
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các thầy cô cần biết tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng viên chức đối với giáo viên trong trường hợp của mình là gì, để tránh mất tiền oan học các loại chứng chỉ để bổ sung hồ sơ.
Các loại chứng chỉ đối với viên chức giáo viên hiện hành được quy định tại các thông tư liên tịch số 20, 21, 22 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ ban hành mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên phổ thông.
Các thông tư này có hiệu lực từ ngày 03/11/2015. Trước đó, các giáo viên được tuyển dụng theo các quy định về chức danh và mã số ngạch viên chức giáo viên trung học cơ sở tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 ngày 6 tháng 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin.
Như vậy, đối với trường hợp của các giáo viên được tuyển dụng vào quãng thời gian sau 03/11/2015 đến trước ngày 28/12/2017 thì nếu đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng thuộc diện phải thi tuyển nhưng chưa thi tuyển thì phải thực hiện lại đầy đủ quy trình tuyển dụng trong đó phải thi tuyển lại viên chức hoặc xét tuyển viên chức theo quy định hiện hành.
Còn giáo viên nào được tuyển dụng vào biên chế trước 03/11/2015, thì đối chiếu với các quy định về chức danh và mã số ngạch viên chức giáo viên trung học cơ sở tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 ngày 6 tháng 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin.
Ở thời điểm hiện nay việc thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức được thực hiện theo Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Nếu thi thì nội dung thi gồm vòng I có 3 phần: Kiến thức chung, Ngoại ngữ, Tin học; vòng II thi kiến thức chuyên ngành.
Nếu xét tuyển thì vòng I là kiểm tra hồ sơ; vòng II là kiến thức chuyên ngành.
Trường hợp sau khi tiến hành thi tuyển và được trúng tuyển thì sẽ được giữ nguyên các quyết định có liên quan về công tác cán bộ về lương, phụ cấp sau khi được tuyển dụng trước đó.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác qua nhiều cơ quan, đơn vị mà phát hiện có sai phạm trong tuyển dụng trước đây thì cơ quan đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức sẽ thực hiện việc xem xét, xử lý theo quy định.
Do đó mọi giáo viên cũng không nên quá lo lắng về việc thi tuyển lại viên chức trong thời gian tới, mọi quyết định về lương, thưởng, phụ cấp,... vẫn sẽ đảm bảo sau khi hoàn thiện thủ tục, quy trình.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 115/2020/NĐCP
2. Văn bản số 2965/HD-BNV ngày 15/6/2020 của Bộ Nội vụ
Đừng làm khó người thầy Ngày 2/2, Bộ GD&ĐT đã ban hành các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện việc tuyển dụng giáo viên. Kể từ ngày 20/3/2021, khi thông tư có hiệu lực việc tuyển dụng giáo viên phải căn cứ vào các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định và sẽ không quy...