Bơ chấm nước mắm là đặc sản hao cơm hay món ăn khó nuốt?
Với những ai chưa ăn lần đầu tiên ai cũng bất ngờ và thắc mắc không biết bơ chấm nước mắm ăn với cơm sẽ như thế nào nhỉ?
Việt Nam có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó mỗi vùng miền lại có những nét đẹp riêng và sự độc đáo theo chất riêng. Phải kể đến, chỉ với một quả bơ thôi nhưng mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc sắc khác nhau. Và không thể quên nhắc đến món bơ chấm nước mắm ăn cùng cơm của người Tây Nguyên đất đỏ bazan từng khiến bao người phải ngạc nhiên và trầm trồ. Chỉ với cơm trắng, bơ sáp và nước mắm tỏi ớt đã tạo nên sự kết hợp độc đáo trong ẩm thực Việt, một món ăn truyền thống lâu đời của người Đắk Lắk, Lâm Đồng và là ký ức không thể quên, một kỷ niệm của những người con phố núi mỗi khi mùa bơ về.
Bơ chấm nước mắt món ăn vừa lạ lại vừa quen.
Với những người quen, món bơ chấm nước mắm ăn vô cùng hao cơm bởi hương vị ngọt bùi của cơm nóng, miếng bơ béo ngậy và chút cay mặn đậm đà của nước mắm đổi vị sau vô vàn món như sinh tố bơ, salad bơ trộn rau củ, bơ xào thịt heo quay,…. Quá quen thuộc và chán ngấy.
Là một fan ruột của món bơ chấm nước mắm ăn cùng cơm, chị Dương Thủy từng chia sẻ trong một hội nhóm về món ăn đa số mọi người đều phải thốt lên “ơ ăn kiểu gì kỳ vậy? sao ăn kỳ vậy? hay ăn lạ thế.
“Nhà mình ăn món này ngót nghét cũng mấy chục năm rồi, cứ tới mùa bơ là nó chín rụng đầy vườn, chỉ việc lượm lên để 1-2 hôm cho mềm rồi ăn thôi.
Ngày xưa thì mình thích dầm với sữa đặc hoặc xay sinh tố nhưng mình bị lên kg nên mình chuyển sang món bơ chấm mắm ăn cùng cơm, không sợ mập mà lại tốt. Nước mắm ăn kèm phải là nước mắm nguyên chất không pha thì bơ mới bắt được. Chỉ cần cắt ớt/ tỏi vào thôi ạ. Còn bơ ngon nhất vẫn là bơ sáp dẻo. Trong hình là bơ sáp dẻo. Mình chỉ ăn được bơ sáp thôi còn bơ mỡ, bơ nước là mình chịu vì nó dở kinh ấy!
Bơ ngoài món salat, làm kem, dầm đường sữa, xay sinh tố, thì chấm mắm ăn với cơm cũng không tồi đâu mọi người ạ”, chị Thủy viết.
Chia sẻ của chị Thủy về món ăn “tủ” của mình.
Chia sẻ của chị Thủy được rất nhiều người là fan cứng yêu thích và chung quan điểm:
- Mần dâu Đắk Lắk nên món này thành món ruột của em luôn rồi.
Video đang HOT
- Món này ai chưa ăn thì thấy lạ chứ trong Tây Nguyên hôm nào trời mưa gió không đi chợ được, chỉ cần món bơ mắm tỏi là cân được cả nồi cơm luôn ấy, càng ăn càng nghiện.
- Món này siêu ngon luôn. Ban đầu mình cũng thấy kì, sao bơ lại ăn với nước mắm. Thử xong không khéo lại nghiện.
- Mình mê món này từ tháng 5/2019 vào Sài Gòn công tác có được 1 bạn người Tây Nguyên làm cho, ăn rất ngon.
- Món này thì tuyệt hảo rồi nè. Nếu ăn với bơ sáp hoặc bơ 034 nữa thì tuyệt vời.
Chia sẻ thêm, bạn Minh Trang tâm sự: “Mình là dân Đắk Lắk đây, món này xuất hiện cách đây khoảng 30 năm. Hồi đó ở Đắk Lắk rất khó khăn nên bơ là chủ đạo, nhà ai không biết chứ nhà mình sáng ra chủ yếu là ăn bơ dằm với đường ăn riết. Ăn cơm thì thịt cá cũng hạn chế nên nhiều nhà cắt bơ thành miếng khoảng 2cmx3cm dầm với nước mắm ăn chung với cơm (giống như ngoài quê hay ăn lạc rang dầm mắm), món này cũng ăn được. Giờ lớn rồi, thịt cá cũng ngán mình thỉnh thoảng lấy bơ dầm mắm ăn lại thấy ngon và dễ chịu hơn rất nhiều. Bơ dầm mắm sẽ ngon nếu dùng bơ mỡ (loại bơ đó độ sáp trung bình). Các bạn nên trải nghiệm thử”.
Nhiều người cũng hú hồn khi lần đầu nghe sự kết hợp vô cùng “quái dị” này.
Tuy nhiên với những người chưa ăn bao giờ, thì ai cũng mắt chữ O mồm chữ A khi nghe đến bởi làm sao kết hợp một loại quả ngậy ngậy, nhạt nhạt với mắm.
Bạn Tâm cho hay: “Nghe mọi người nói bơ chấm nước mắm mà mình cũng hú hồn”.
Còn bạn Minh An cho biết chưa dám thử món ăn “lạ” này: “Bạn mình trong Đắk Lắk cũng bảo cơm bơ nước mắm ngon lắm mà mình chưa dám thử. Tại đang uống sinh tố bơ ngọt quen mà chuyển qua bơ nước mắm thấy kì kì”.
Bạn Ngọc Anh nhìn với con mắt “kinh dị” khi thấy một người bạn ăn món này.
Chia sẻ của nhiều người về món Bơ chấm nước mắm
Tùy vào từng sở thích, tùy vào từng đặc trưng vùng miền mọi người có phong cách ẩm thực khác nhau. Cũng giống như ở Bến Tre lại có món tủ cơm chan canh nước dừa cùng với khô chiên hay ở miền Tây ăn cơm với trái cây như chuối, xoài, dưa hấu,… vì vậy món bơ chấm nước mắm ăn cùng cơm cũng đều là những món ăn với trải nghiệm vô cùng độc đáo và thú vị mà mỗi chúng ta ai cũng nên một lần dám thử món ăn dân dã, vô cùng dễ làm này.
Loạt đặc sản Việt được ví như "thần dược quý ông", có món giá triệu bạc
Không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị lạ miệng, hấp dẫn, loạt đặc sản như cà xỉu (Kiên Giang), ngọc dương dê,... còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, được ví như "thần dược" của phái mạnh.
Cà xỉu Kiên Giang
Vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) có món đặc sản nức tiếng không thể không nhắc đến là cà xỉu. Cà xỉu là loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh, phần thịt mềm và ngọt. Chúng sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ nên có phần chân dài lộ ra ngoài để dễ dàng tìm kiếm thức ăn.
Theo người dân địa phương, cà xỉu có thể thu hoạch quanh năm nhưng rộ lên nhiều từ khoảng tháng 6 đến tháng 8.
Đặc sản cà xỉu Kiên Giang được ví như "thần dược quý ông"
Theo người dân địa phương, cà xỉu ngon, bổ nhất là phần chân dài có độ giòn sần sật rất vừa miệng. Chúng được ví như "thần dược", có tác dụng tăng cường sinh lực nam giới nên trở thành món khoái khẩu của "cánh mày râu".
Mắm cà xỉu là đặc sản "thương hiệu" chất chứa mùi vị hòa quyện của đất và biển xứ Hà Tiên. Cà xỉu muối lâu ngày làm thành mắm nhưng người dân Hà Tiên thường sử dụng cà xỉu muối trong thời gian ngắn khoảng vài tiếng đồng hồ để làm món ăn.
Cà xỉu có mùi vị hấp dẫn, được chế biến thành nhiều món ngon (Ảnh: Đặc sản Hà Tiên)
Món ăn được yêu thích nhất là cà xỉu xào. Khi chế biến, phần vỏ được giữ nguyên nên món ăn này được cho là trọn vẹn hương vị nhất. Ngoài ra, gỏi, mắm cà xỉu cũng là một trong những đặc sản của xứ Hà Tiên với cách chế biến được xem là "đỉnh cao" nhất trong các món ăn từ cà xỉu.
Đến Kiên Giang, thực khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức món cà xỉu trứ danh vùng đất Hà Tiên tại các khu chợ đông đúc hay ở quán ăn vỉa hè, nhà hàng. Mỗi món ăn từ cà xỉu có giá dao động từ 30.000 - 70.000 đồng.
Ngọc dương dê
Ngọc dương dê là tinh hoàn của con dê đực. Từ xa xưa, người Việt đã truyền tai nhau: các món ăn từ ngọc dương dê có thể bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe sinh lý hay nói cách khác, chúng được ví von như "thần dược" phòng the.
Ngọc dương dê là món ngon bổ dưỡng có giá thành đắt đỏ (Ảnh: Khôi Vũ)
Theo khoa học, ngọc dương dê có chứa nhiều chất đạm, chất khoáng và vitamin, có tác dụng hữu hiệu trong việc cải thiện, tăng cường khả năng sinh lý ở nam và nữ giới.
Đó là lý do mà tại nhiều nhà hàng chuyên các món thịt dê, ngọc dương dê luôn đắt khách, thậm chí liên tục "cháy hàng". Ngọc dương dê thường được chế biến thành món hầm thuốc bắc, món xào, ngọc dương hấp rượu, nấu lẩu... và phổ biến nhất chính là ngâm rượu.
Ngọc dương dê là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon hấp dẫn thực khách
Ngọc dương dê được bán tại một số nhà hàng với giá khoảng 300.000 - 500.000 đồng/bộ. Với loại dê núi đá ở Ninh Bình thì mức giá ngọc dương có thể lên tới 1 triệu đồng/bộ, thậm chí vài triệu đồng tùy thuộc vào độ tuổi của dê và không phải dễ kiếm.
Loại ngọc dương này được cho là phải lấy từ những con dê nuôi ở núi đá Ninh Bình, nơi có khí hậu 4 mùa và có rất nhiều lá thuốc nên khi dê ăn được sẽ tích vào thịt, ngọc dương mới đạt chất lượng tốt nhất.
Sá sùng
Sá sùng là một loại hải sản thân mềm quý hiếm màu hồng nhạt, xuất hiện nhiều ở các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là ở Vân Đồn hay Quan Lạn (Quảng Ninh). Chúng thường có độ dài khoảng 5-10 cm, cũng có những con có độ dài đến 15-40 cm. Tùy theo vùng miền mà sá sùng mang tên gọi khác nhau như sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển...
Sá sùng được xem là đặc sản hiếm có, khó tìm nên giá bán trên thị trường khá cao
Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng sá sùng lại được ví như "thần dược" cho cánh mày râu, có giá trị dinh dưỡng cao.
Sá sùng có vị ngọt đậm đà nên thường được sử dụng như loại gia vị tăng độ hấp dẫn cho món ăn
Sá sùng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phổ biến nhất là sá sùng hầm thuốc bắc, xào đỗ... Sá sùng phơi khô có thể dùng làm ngọt nước phở hoặc nướng lên cũng rất giòn và thơm. Đây là một đặc sản hiếm nên giá thành khá cao. Hiện nay, 1kg sá sùng tươi có khoảng 300.000 đồng, loại khô lên tới 4-5 triệu đồng/kg.
Ẩm thực Việt: Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp Cơm huyết rồng có màu đỏ nâu nổi bật, khiến thực khách không khỏi tò mò. Trải dọc ba miền đất nước, nền ẩm thực Việt Nam có nhiều nét đặc sắc, biến đổi đa dạng từ bắc chí nam. Chính nhờ sự đa dạng ấy làm nên sức hút của ẩm thực nước nhà đối với du khách quốc tế. Nhưng cũng...