Bơ booth rớt giá thê thảm chỉ 5.000 đồng/kg, nông dân neo quả trên cây chờ giá lên
Nếu như tại thời điểm năm 2016 giá bơ booth lên đến 100.000 đồng/kg thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thương lái chỉ thu mua với giá vài nghìn đồng/kg, khiến nhiều hộ nông dân trồng bơ không khỏi ngao ngán, nhiều nhà vẫn tìm cách neo trái trên cây chờ giá lên.
Cách đây 6 năm, nhận thấy bơ booth cho hiệu quả kinh tế cao, anh Bùi Nguyên, trú tại phường An Lạc (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng mua cây giống về trồng xen canh với sầu riêng trên diện tích đất hơn 1ha của gia đình. Thế nhưng, lượng cây cho trái chỉ đạt chưa đến 50%, việc chăm sóc cũng khó khăn hơn khiến anh phải tự tay chặt hạ vườn bơ của mình.
“Năm đó, thấy thương lái lùng mua bơ này với giá cao gấp 2-3 lần bơ thường, cơm cũng ngon, dẻo nên tôi đi mua cây giống về trồng. Người nông dân cứ thấy loại nào có giá cao thì trồng mặc dù chưa biết đầu ra ra sao, đổ xô đi mua cây giống với giá 80-100.000 đồng/cây. Vậy mà trồng lên, nhiều cây tốt xum xuê nhưng không có quả, số còn lại có quả thì giá rớt thê thảm”, anh Nguyên kể.
Giống bơ booth có nguồn gốc từ Mỹ, được đưa vào trồng ở Đắk Lắk từ đầu những năm 2000 và phát triển mạnh trong 5 năm gần đây.
Theo anh Nguyên, năm ngoái, giá thương lái thu mua tại vườn còn đạt 30-35.000 đồng/kg, nếu tự cắt mang bán thì được giá 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay chỉ còn 6-7.000 đồng/kg đối với loại to đẹp, da bóng bẩy; loại nhỏ và xấu chỉ còn 4-5.000 đồng/kg khiến anh không buồn hái, vẫn neo quả trên cây chờ giá lên.
“Cứ hy vọng vậy thôi nhưng theo tôi khó mà có thể lên được. Loại bơ này không như bơ sáp hay 034, nó rất khó cho trái bởi là giống bơ nhập khẩu. May là tôi trồng xen sầu riêng chứ như một số hộ khác phá rẫy trồng bơ hoặc chặt hết các loại cây ăn quả khác đi trồng loại này thì lỗ to”, anh Nguyên thở dài.
Những năm trước đây bà con nông dân thấy bơ booth có mức giá cao nên đã chạy theo phong trào trồng bơ ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu.
Cũng trồng bơ booth tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk), chị Chu Thị Kiều Oanh phải tự hái bơ nhà mình đem đi bán với giá 7.000 đồng/kg, đồng thời thu mua giúp bà con một số xã lân cận nhằm “giải cứu” bơ.
Video đang HOT
“Nhiều nhà thương lái trả rẻ quá họ để rụng cho bò ăn chứ không bán, thậm chí có người cầm 3 quả bơ đi mấy chục km để dò giá xem chỗ nào mua cao thì mới bán”, chị Oanh cho hay.
Những quả bơ booth da bóng, sáng, đẹp từ 2-3 quả/kg chỉ được thu mua với giá 6-7.000 đồng/kg.
Theo chị Oanh, nếu như năm ngoái giá cao, từ 35-40.000 đồng/kg nhưng lại rất dễ bán thì năm nay giá rẻ mà không có người mua bởi bơ ít trái, trái lại nhỏ và bị nám nhiều, mặt khác do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không xuất khẩu được. Hơn nữa, từ tay người nông dân đến người tiêu dùng tốn quá nhiều khâu trung gian và chi phí, nhất là tiền công vận chuyển.
“Thương lái chỉ trả 2-3.000 đồng/kg bơ xô nên nhiều nhà không bán, họ tự lên mạng đăng bài rồi bán lẻ cho các mối. Tôi tự bán thì được 6-7.000 đồng/kg nhưng lại mất tiền mua thùng đóng hàng 17.000 đồng/50kg, thuê người chở 20.000 đồng/thùng, rồi ủ 2-3 hôm để vận chuyển khỏi hư hỏng, chưa kể hao hụt hay hập nát. Tính ra mỗi tạ bơ lãi được vài chục nghìn mà rất mệt”, chị Oanh nói.
Trên chợ mạng, bơ booth được rao bán tràn lan với giá chỉ 7.000 đồng/kg.
Trao đổi với PV, ông Hồ Sỹ Nguyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin xác nhận giá bơ booth trên địa bàn huyện đang được thu mua với giá chỉ 5.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyên, trên địa bàn huyện Cư Kuin có khoảng 600-700ha bơ và sầu riêng, diện tích bơ khoảng 200ha, chủ yếu là bơ booth và một số giống bơ cao sản, chất lượng ngon nhưng đầu ra chưa ổn định, chưa hình thành được chuỗi giá trị nên bị tư thương ép giá.
“Giá thấp một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc vận chuyển, tiêu thụ gặp không ít khó khăn, phần còn lại là do diện tích trồng ngày càng lớn, bà con lại không đảm bảo được đầu ra, phụ thuộc quá nhiều vào tư thương”, ông Nguyên nhận định.
Để đảm bảo được đầu ra ổn định và tạo nên giá trị cao cho trái bơ, ông Nguyên cho rằng bà con nông dân phải tự mình hình thành được chuỗi giá trị, đảm bảo được chất lượng đầu ra để điều tiết được thị trường bởi nhu cầu sử dụng bơ trên thị trường còn rất rộng mở.
Bơ sáp "nữ hoàng chân dài" rớt giá, thương lái ôm vườn "ngậm trái đắng"
Nông dân trông bơ 034 trên đia ban tinh Lâm Đồng đang bươc vao thơi ky thu hoach rô. Tuy nhiên, bơ rơt gia thê tham chi băng khoang 1/3 so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giống bơ sáp 034 được người dân tại Lâm Đồng đặt với cái tên là "nữ hoàng chân dài" bởi hình dáng dài và mướt mắt của nó. Được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi lớp vỏ xanh bóng đẹp mắt, kích thước mỗi quả từ 30-50cm,vị ngon, ngọt, béo ngậy cùng mẫu mã đẹp.
Trước đây, giá bơ 034 luôn ở mức cao khi thu mua tại vườn giao động từ 80-90.000 đồng/kg và bán ra thị trường với giá 120-150.000 đồng/kg. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá loại bơ này xuống thấp kỷ lục với giá mua tại vườn chỉ từ 18.000 đồng/kg.
Bơ 034 có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Đồng, trái dài, hạt lép, cơm vàng, vỏ mỏng.
Trồng 2ha bơ 034 xen kẽ với cà phê tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), chị Hồ Thị Bích Quyên cho biết giá bơ tại thời điểm hiện tại rất rẻ. "Nhà tôi có 2ha cà phê xen kẽ bơ 034, năm ngoái giá bơ thu mua tại vườn khoảng 70.000 đồng/kg, năm nay có 30.000 đồng/kg mà không có người mua".
"Năm ngoái lái buôn họ đến tận vườn cắt với giá cao, năm nay bơ già quá chừng mà không bán được bao nhiêu. Cà phê năm nay cũng xuống giá, năm ngoái họ mua giá 38.000 đồng/kg mà năm nay họ mua có 29.000 đồng/kg thôi. Bán hết cà phê chỉ đủ tiền phân bón, còn tiền công làm cành, tưới nước đầy đủ, xịt thuốc vi sinh, làm cỏ cả năm của hai vợ chồng tôi coi như không có. Giờ đến lượt thu hoạch trái bơ thì giá lại rẻ đi quá nửa, chán lắm", chị nói thêm.
Được gọi là "nữ hoàng chân dài", bơ 034 có quả nặng đến 1,5kg, dài 40cm, thớ màu vàng, mịn và dẻo, hàm lượng chất béo cao.
Với sản lượng ước chừng 50 tấn bơ 034, gia đình chị Hảo ở xã Lộc Thanh, huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) mới bán được khoảng 5 tạ. "Bơ năm nay rẻ mà bán chậm lắm, giá cắt tại vườn chỉ từ 25-40.000 đồng/kg tùy chất lượng. Nhà tôi bắt đầu hái tỉa được một ít, tôi để già mới cắt nên vẫn có người mua. Một số hộ gia đình lo ngại dịch bệnh không bán được nên cắt non bán phá giá khiến giá bơ lại càng xuống thấp nữa", chị Hảo cho biết.
Theo chị Hảo, một phần bơ rẻ vì nhà vườn cắt non, phần còn lại do bơ không đạt được như mọi năm. "Đợt tháng 2, giá bơ vẫn được mua với giá 60-80.000 đồng/kg tại vườn, nhưng từ tháng 3 trở lại đây giá chỉ ở mức 25-40.000 đồng/kg. Một phần do nhiều hộ gia đình không chăm được nên trái nhỏ, bán không được giá, loại 4-5 quả/kg vựa hoa quả họ không mua, họ chỉ mua loại 2-3 quả/kg. Hơn nữa, do tình hình dịch bệnh nên đầu ra không có, nhiều khách đặt nhưng xe không chạy nên không chuyển bán cho họ được".
Bán cả vườn cho thương lái từ khi bơ còn non, chị Phạm Hồng Thanh ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết năm nay ai mà ôm cả vườn như vậy sẽ chịu lỗ to.
"Đợt tháng 2 nhà tôi bán trắng cả vườn cho thương lái với giá 82 triệu rồi họ tự tưới nước, ngừa sâu, tỉa quả, tỉa cành và tự bán. Nghe họ nói lỗ nhiều lắm vì cả vườn được khoảng 3 tấn mà họ chỉ bán được bơ 034 với giá khoảng 22.000 đồng/kg, mấy loại bơ khác thì không ai mua", chị Thanh nói.
Để tìm đầu ra cho trái bơ, nhiều người đã lên chợ mạng đăng bài "giải cứu".
Theo chị Thanh, vì sợ dịch bệnh nên nhà chị mới bán với giá vậy: "Trước đây, nhà tôi lọc theo từng loại, chia theo đầu mùa và cuối mùa với giá từ 60.000 đồng/kg trở lên. Năm nay sợ Covid-19 nên mới bán rẻ vậy chứ mọi năm làm sao có giá đó được".
Được biết, giống bơ 034 thích nghi tốt với vùng đất Tây Nguyên, kháng bệnh tốt, có năng suất và chất lượng cao nên bà con nông dân tại Lâm Đồng trồng rất nhiều. Vì ngon và mới lạ nên rất được ưa chuộng, tiêu thụ mạnh các nhà hàng, siêu thị trong nước và xuất đi một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên, năm nay thực sự khó khăn đối với người nông dân khi đang có rất nhiều loại cây trồng chủ lực cùng nhau rớt giá. Tại thời điểm này, một số loại cây trồng người dân đã thu hoạch xong, một số loại cây trồng đang trong thời kỳ thu hoạch
Nông dân Đắk Lắk điêu đứng vì thanh long rớt giá còn 2.000 đồng/kg Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thanh long chính vụ năm nay giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, thậm chí bí đầu ra khiến người trồng thanh long ở xã Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) điêu đứng. Gia đình anh Đoàn Ái Hòa (thôn 2, xã Cư Êbur) có 450 trụ thanh long đang vào giai đoạn chín rộ....