Bloomberg: Thông điệp Tập Cận Bình ở lễ duyệt binh 3/9 láng giềng khó nuốt
Có một tín hiệu khá thô bạo đối với cộng đồng quốc tế (từ cuộc duyệt binh này) rằng Trung Quốc là một cường quốc hiện đại không thể cợt nhả với nó.
Trung Quốc đại binh áp cảnh ép Triều Tiên phải xuống thang với Hàn QuốcTrung Quốc âm thầm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất ở bán đảo Triều TiênKim Jong-un chỉ thị duyệt binh to hơn Trung Quốc
Hình minh họa, ảnh: Đa Chiều.
Bloomberg ngày 31/8 đưa tin, ngày 3/9 tới ông Tập Cận Bình sẽ chủ trì lễ duyệt binh hoành tráng ở Thiên An Môn kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II và sẽ có bài phát biểu cam kết bảo vệ hòa bình thế giới. Nhưng đó sẽ là một tin “ khó nuốt” đối với các nước láng giềng khi Trung Quốc ra sức bành trướng cơ bắp, sức mạnh quân sự từ Hoa Đông, Biển Đông cho tới Ấn Độ Dương, Bloomberg bình luận.
Việc đầu tiên thông qua cuộc duyệt binh này Tập Cận Bình muốn cho công luận thấ sức mạnh quân sự trung tâm của “giấc mơ Trung Quốc” với 12 ngàn binh lính, gần 200 máy bay hiện đại nhất cùng các bệ phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân được cho là có thể bắn sang tận nước Mỹ.
Ông Rory Medcalf, người đứng đầu trường Cao đẳng an ninh thuộc Đại học Quốc gia ÚC ở Canberra bình luận: “Có một tín hiệu khá thô bạo đối với cộng đồng quốc tế (từ cuộc duyệt binh này) rằng Trung Quốc là một cường quốc hiện đại không thể cợt nhả với nó. Nhưng điều này không hay ho gì lắm so với sự lo lắng đã tồn tại lâu nay trong khu vực”.
Video đang HOT
Cuộc duyệt binh này cũng tạo cho Tập Cận Bình cơ hội công khai thể hiện mình là nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức năm 2012. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để ông đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận đối với nền kinh tế đang suy giảm, một thị trường chứng khoán hỗn loạn và một vụ nổ ở Thiên Tân làm ít nhất 150 người chết trong tháng này.
Ông Tập Cận Bình đứng đầu Quân ủy trung ương, chỉ huy lực lượng vũ trang tự hào có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 thế giới và tăng chi tiêu gấp đôi trong thập kỷ qua. Bắc Kinh tập trung phát triển hải quân và không quân khiến các nước láng giềng buộc phải tăng cường phòng thủ. Việt Nam và Philippines đang phải đối mặt với hoạt động khai hoang, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp ở Trường Sa.
Ông Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ấn Độ lên kế hoạch chi ít nhất 61 tỉ USD mở rộng lực lượng hải quân trước hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm, chiến hạm Trung Quốc ngoài Ấn Độ Dương. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tháng trước thúc đẩy thông qua dự luật an ninh mới cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài.
Đối với ông Bình, bình luận về cuộc duyệt binh này từ nước ngoài như thế nào ít quan trọng hơn so với những gì công dân Trung Quốc sẽ nghĩ về sức mạnh đất nước họ và lãnh đạo của họ. Hồ Tinh Đấu, một giáo sư kinh tế – chính trị từ Viện Công nghệ Bắc Kinh bình luận:
“Đó là một cách củng cố thêm sức mạnh. Trong nước, cuộc duyệt binh cho thấy sự đoàn kết và sức mạnh dưới sự lãnh đạo của ông Bình. Bên ngoài, ông Tập Cận Bình muốn dùng cuộc duyệt binh này để tuyên bố ‘hồ sơ chính trị đang lên’ của Bắc Kinh trên trường quốc tế”.
Giống như khi tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Trung Nam Hải đã nỗ lực đảm bảo cho cuộc duyệt binh lần này diễn ra hoàn hảo. Các nhà chức trách đã có một loạt biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán để ngăn chặn sự rối loạn có thể làm mất sự chú ý vào cuộc duyệt binh. Các nhà máy phải tạm đóng cửa để giảm bớt ô nhiễm cho Bắc Kinh trong ngày đại lễ.
Willy Lam từ Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông cho rằng, Tập Cận Bình muốn thông qua cuộc duyệt binh này để hiển thị sức mạnh, kích thích “tự hào quốc gia” trong khi nền kinh tế vốn là nền tảng duy trì quyền lực cho đảng Cộng sản Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.
“Ông ấy đã thổi lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc từ những ngày đầu tiên, đó là nền chính trị Trung Quốc trong kỷ nguyên Tập Cận Bình. Các đời lãnh đạo Trung Quốc thường cần một cuộc duyệt binh quy mô lớn để chứng minh họ là nhà lãnh đạo tối cao”, Willy Lam bình luận.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Tổng thống Hàn không muốn dự duyệt binh vì Trung Quốc bành trướng Biển Đông
Bà Park Geun-hye ở lễ duyệt binh 3/9 có thể phát đi "thông điệp sai lầm" với thế giới rằng, Hàn Quốc úng hộ sự leo thang quân sự của Trung Quốc.
"Nga nên suy nghĩ nghiêm túc việc ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông"Nhân Dân nhật báo: Việt Nam ngày càng bất an về Trung QuốcPhilippines: Tiền ít, mua vũ khí phải biết chọn lọc
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 20/8 đưa tin, hai nguồn tin ngoại giao cấp cao hôm Thứ Năm cho biết, Tổng thống Park Geun-hye có khả năng tránh không tham dự lễ duyệt binh 3/9 ở Thiên An Môn trong khi bà đang ở thăm Trung Quốc từ ngày 2/9 đến ngày 4/9 để tránh dư luận hiểu lầm Seoul ủng hộ các hành vi bành trướng quân sự của Bắc Kinh ở châu Á.
Cuộc duyệt binh này đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II mà Trung Quốc gọi là ngày "kháng chiến chống xâm lược Nhật Bản thắng lợi". Nó có thể làm nổi bật hơn nữa sự đối đầu Trung - Nhật thay vì một cử chỉ hòa giải. Hiện các quan chức ngoại giao Trung - Hàn vẫn đang tham vấn về việc bà Park Geun-hye có nên xuất hiện ở Thiên An Môn ngày 3/9 cùng với Tập Cận Bình và Putin hay không.
Sự xuất hiện của bà Park Geun-hye ở lễ duyệt binh 3/9 có thể phát đi "thông điệp sai lầm" với thế giới rằng, Hàn Quốc úng hộ sự leo thang quân sự của Trung Quốc ở vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp, bao gồm Biển Đông.
"Theo hiểu biết của tôi, Tổng thống Park Geun-hye sẽ học theo Thủ tướng Đức Angela Merkel", một nguồn tin ngoại giao cho biết. Bà Angela Merkel đã bỏ qua cuộc duyệt binh 9/5 tại Hồng Trường, nhưng đã đến thăm Moscow một ngày sau đó và hội đàm với Putin.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Cận cảnh đợt 'giải cứu' thị trường chứng khoán của Trung Quốc Cứ đến buổi chiều, thị trường chứng khoán Trung Quốc dường như đợi chờ các quỹ được hậu thuẫn của chính phủ đến để "giải cứu". Những ngày trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai, chứng khoán Trung Quốc đều đặn khởi sắc. Những ngày trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ...