Black Friday: Nguy cơ lỗ chục triệu đồng vì mua đồ điện tử
Nhân ngày Black Friday, nhiều siêu thị điện máy đẩy giá lên cao rồi quảng cáo giảm giá “sốc”, hàng trưng bày, tồn kho nhiều năm cũng được đưa ra bán.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong chương trình Black Friday-Online Friday năm nay, nếu doanh nghiệp nào “trộn” hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ bị loại.
Hiện nay, theo phản ánh của nhiều người tiêu dùng, các mặt hàng điện tử như TV, tủ lạnh, máy giặt…. được giảm với mức rất “sốc”. Cụ thể, theo thông tin quảng cáo của một hệ thống điện máy lớn, chiếc TV OLED đang được giảm giá còn 50% so với giá gốc.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm, nhiều khách hàng mới “ngã ngửa” và và hoang mang trong “mê trận” giá. Theo đó, giá niêm yết của nhà sản xuất là gần 60 triệu đồng nhưng mỗi siêu thị điện máy lại giảm giá một cách khác nhau.
Cụ thể, nếu cửa hàng bán chiếc TV với giá 45 triệu đồng, giá khuyến mại sẽ được giảm khoảng 35%. Trong trường hợp, giá niêm yết của sản phẩm lại là 60 triệu đồng, cửa hàng có thể giảm đến 50%.
Video đang HOT
Khách hàng cần cẩn trọng, tránh tình trạng mua hàng giảm giá Black Friday đắt hơn ngày thường.
Những tưởng sau khi so sánh “giá Black Friday” của các siêu thị điện máy lớn, có thể ước chừng giá của mẫu TV trên trong khoảng 35 – 40 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn đúng model trên, khách hàng có thể tìm thấy tại các cửa hàng nhỏ với giá chỉ hơn 20 triệu đồng.
Không chỉ TV, mẫu máy giặt lồng đứng 3,5 kg được giảm giá đến 59% trên website một hệ thống siêu thị lớn, còn 6,1 triệu đồng. Được biết, giá gốc 14,9 triệu đồng mà hệ thống niêm yết là giá đề nghị của nhà sản xuất khi sản phẩm mới ra mắt, cách đây nửa năm. Do đó, từ vài tháng trước, khách hàng đã có thể dễ dàng tìm mua model này với giá 6 triệu đồng tại các cửa hàng bán lẻ mà không phải chờ đến ngày Black Friday.
Theo chia sẻ của một người buôn đồ điện tử lâu năm trên đường Nhật Tảo, nếu mua sắm trong những đợt giảm giá, người mua nên tỉnh táo kiểm tra hai tiêu chí. Đầu tiên, đây là hàng mới hay hàng tồn kho, trưng bày. Tiếp theo, tìm hiểu và so sánh giá thực tế trên thị trường của sản phẩm với giá đã giảm của siêu thị điện máy.
Về phía cơ quan chức năng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho hay, năm nay, chương trình Black Friday 2019 (online Friday 2019) được triển khai và chú trọng chương trình “Hàng chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”. Theo đó doanh nghiệp tham gia phải cam kết và có chứng từ chứng minh hàng chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thông tin, trong thời gian diễn ra chương trình, khách hàng có thể gửi phản hồi về hàng hóa đã mua với Ban tổ chức. Nếu phát hiện ra vấn đề, toàn bộ hàng hóa của doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi chương trình.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng sẽ kết hợp cùng với các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối chính hãng để triển khai các chương trình Siêu khuyến mãi bao gồm các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ tết như: đồ gia dụng, sản phẩm công nghệ, mỹ phẩm, vé máy bay,…
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thông tin thêm, Ban tổ chức sẽ kiểm duyệt hàng hóa của tất các các doanh nghiệp tham gia chương trình để đảm bảo không để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng hóa gian lận xuất xứ có mặt trong Chương trình Online Friday.
Theo Dân Việt
Siêu thị điện máy giảm giá ảo ngày Black Friday
Trên website một siêu thị điện máy, một mẫu TV OLED giảm giá hơn 40%, còn 35 triệu đồng, nhưng mua ở nơi khác chỉ hơn 20 triệu đồng.
Nguyễn Minh Tiến, nhân viên văn phòng tại TP HCM, nhấp vào một mẫu quảng cáo giảm giá 50% thiết bị điện tử của một hệ thống điện máy lớn ngày Black Friday. Anh lập tức bị thu hút bởi chiếc TV OLED đang được giảm giá còn nửa giá gốc. Tiến lên Google, tìm thông tin về sản phẩm và bắt đầu hoang mang trong "mê trận" giá. Giá niêm yết của nhà sản xuất là gần 60 triệu đồng, nhưng mỗi siêu thị điện máy lại giảm giá một cách khác nhau.
Mẫu TV Oled được giảm giá còn 35 triệu đồng và giảm thêm 15% nếu thanh toán trong ngày Black Friday.
Sau khi tìm hiểu và so sánh, Tiến rút ra một "công thức" về cách các cửa hàng treo giá khuyến mãi. Ví dụ, chiếc TV sẽ được giảm giá khoảng 35% nếu cửa hàng bán với giá 45 triệu đồng. Một cửa hàng khác có thể giảm đến 50% nhưng giá niêm yết của sản phẩm lại là 60 triệu đồng. "Có nghĩa, họ sẽ đẩy giá gốc của sản phẩm lên cao, sau đó giảm giá thật mạnh", Tiến nói.
Sau khi so sánh "giá Black Friday" của ba siêu thị điện máy lớn, Tiến ước chừng giá của mẫu TV mình đang tìm khoảng 35 - 40 triệu đồng. Anh quyết định ra vài cửa hàng nhỏ hơn để kiểm tra lại lần nữa. Một cửa hàng nhỏ lại đang chào bán đúng model anh tìm nhưng giá hơn 20 triệu đồng, bảo hành chính hãng, nguyên tem chưa bóc thùng - rẻ hơn ở siêu thị hơn 10 triệu đồng. "Nếu không so sánh kỹ giá và chạy đi nhiều nơi kiểm tra, có lẽ mình đã 'lỗ' cả chục triệu đồng bởi 'tham' giảm giá", anh nói.
Tương tự, mẫu máy giặt lồng đứng 3,5 kg được giảm giá đến 59% trên website một hệ thống siêu thị lớn, xuống còn 6,1 triệu đồng. Tuy nhiên, từ vài tháng trước, khách hàng đã có thể dễ dàng tìm mua model này với giá 6 triệu đồng tại các cửa hàng bán lẻ mà không cần phải chờ đến ngày Black Friday. Giá gốc 14,9 triệu đồng mà hệ thống niêm yết là giá đề nghị của nhà sản xuất khi sản phẩm mới ra mắt, cách đây nửa năm. Khi ra thị trường, qua vài lần điều chỉnh giá, model này đã rẻ hơn phân nửa. Như vậy, mặc dù đã giảm 59%, giá mẫu máy giặt này vẫn được bán bằng ngày thường.
Nhiều mặt hàng công nghệ khác, như tủ lạnh, điều hoà và thậm chí điện thoại, cũng được treo giá "ảo" tương tự mẫu TV và máy giặt nói trên.
Theo Ngọc Can, một người buôn đồ điện tử lâu năm trên đường Nhật Tảo, nếu mua sắm trong những đợt giảm giá, người mua nên tỉnh táo kiểm tra hai tiêu chí. Đầu tiên, đây là hàng mới hay hàng tồn kho, trưng bày. Tiếp theo, tìm hiểu và so sánh giá thực tế trên thị trường của sản phẩm với giá đã giảm của siêu thị điện máy. "Nhiều nơi họ lấy giá gốc ban đầu tăng lên rồi lại giảm mạnh theo phần trăm để thu hút người tiêu dùng", anh Can nói.
Không chỉ ở Việt Nam, nạn treo "giá ảo" trong ngày Black Friday còn diễn ra ở cả các nước phương Tây. Tờ The Wall Street Journal dẫn chứng, khoảng 1/5 số hàng giảm giá mà báo này theo dõi sẽ tăng giá 8% trước Black Friday. Thậm chí, đồ chơi và dụng cụ sẽ đội giá lên 23%. Vậy nghĩa là, không phải các mặt này được giảm giá khủng mà do mức giá ban đầu của chúng đã được đẩy cao.
Theo vnexpress
Coi chừng "sập bẫy" cơn bão giảm giá Black Friday? Dù ngày Black Friday vẫn chưa tới, nhưng nhiều cửa hiệu đã đồng loạt treo biển sale sập sàn, giảm giá kịch trần, giảm giá 30%-50% thậm chí 70%,... làm mê hoặc không ít người tiêu dùng. Thông thường vào mỗi dịp cuối năm, sẽ có rất nhiều lễ hội mua sắm, ngoài ngày Black Friday còn hàng loạt chương trình giảm giá...