Bitcoin – đã đến thời tỏa sáng hay còn hoài nghi sâu sắc?
‘Hãy thắt dây an toàn, chúng ta đang đi qua Mặt trăng và hướng đến sao Hỏa’, Tyler Winklevoss – một trong những tỷ phú Bitcoin đầu tiên trên thế giới – viết trên Twitter sau thông tin Tesla mua Bitcoin.
Thông báo của Tesla về việc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin để mua xe, được đánh giá là khoảnh khắc thế giới tiền điện tử đã chờ đợi từ rất lâu. Bitcoin vốn “nằm ở rìa hệ thống tài chính”, bị xem là loại tiền có độ rủi ro cao khi đầu tư, bị các cơ quan quản lý và chính phủ nghi ngờ.
Bởi vậy, việc Tesla – một trong những công ty lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của một trong những người giàu nhất hành tinh – đổ hàng tỷ USD vào loại tiền này, đã gieo hy vọng đến lúc nào đó, Bitcoin có giá trị như các loại tiền khác.
Cho đến nay, câu hỏi Bitcoin là tiền hay không phải tiền? Bitcoin có phải là phương tiện trao đổi không? Bitcoin có phải là một đồng tiền dự trữ hay không?… vẫn chưa tìm thấy câu trả lời.
“Chơi Bitcoin”
Trong hơn 10 năm, Bitcoin và hệ sinh thái tài sản kỹ thuật đã có thể tạo ra một không gian kinh tế và tài chính trị giá khoảng 1000 tỷ USD, tương đương với sức mạnh tiền tệ của một nhà nước. Điều gì đã có thể thúc đẩy để tạo ra một kiến trúc kinh tế và tài chính như vậy chỉ trong 10 năm? – niềm tin vào một tài sản kinh tế và tài chính, như Bitcoin và rất nhiều loại tiền điện tử khác được tạo ra tiếp theo.
Trong những phiên giao dịch gần đây, giá của Bitcoin tăng liên tiếp và chạm mức cao nhất mọi thời đại là 58.000 USD vào ngày 21/2, kết thúc tháng Hai với mức tăng hơn 37% và vượt trội so với các đồng tiền mã hóa khác. Bitcoin đã tăng giá hơn 66% trong khoảng một năm qua và hiện đang giao dịch ở mức gần 49.000 USD, theo số liệu của CoinMarketCap.
Trong báo cáo mới nhất của Kraken – sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, các chuyên gia cho rằng, giá Bitcoin có thể sẽ tiếp tục tăng và chạm ngưỡng 75.000 USD trong một vài tháng tới trước khi kết thúc làn sóng tăng giá hiện tại.
Tuy nhiên, do mức độ biến động giá cực lớn, giá Bitcoin có thể tăng, giảm đến vài chục phần trăm ở một thời điểm nhất định, vì vậy, chắc chắn Bitcoin và các tiền ảo khác là kênh đầu tư có độ rủi ro cao. Chẳng hạn, mới đây, giá Bitcoin đã trượt từ đỉnh cao mọi thời đại gần 60.000 USD xuống còn hơn 40.000 USD chỉ trong vài ngày, rồi hồi phục về vùng 50.000 USD.
Ngoài biến động giá, nhà đầu tư còn đối mặt hàng loạt nguy cơ khác khi “chơi” Bitcoin như những vụ tấn công mạng, xóa nhầm dữ liệu, hay mất mật khẩu,… Điều này đồng nghĩa với việc số Bitcoin mà họ đang nắm giữ có thể không bao giờ được khôi phục.
Video đang HOT
Những người có quan điểm hoài nghi cho rằng tiền ảo chẳng qua chỉ là một kênh đầu cơ và đà tăng giá chóng mặt của Bitcoin đã tạo nên một “bong bóng tài chính” vào hàng lớn nhất trong lịch sử, ngang tầm với “bong bóng hoa tulip” hồi thế kỷ 17 hay “bong bóng dotcom” hồi đầu những năm 2000.
Trái lại, những người ủng hộ Bitcoin thì dùng các mỹ từ như “Vàng kỹ thuật số” hay “Đồng tiền dự trữ của tương lai”, cho rằng, Bitcoin có khả năng chống lại sự mất giá của tiền giấy, lạm phát, không tuân theo quy định của bất cứ chính phủ hoặc tổ chức tài chính nào và sẽ đến lúc trở thành phương tiện thanh toán toàn cầu.
Mô hình của niềm tin…
Tuy nhiên, cho đến nay, câu hỏi Bitcoin là tiền hay không phải tiền? Bitcoin có phải là phương tiện trao đổi không? Bitcoin có phải là một đồng tiền dự trữ hay không?… vẫn chưa tìm thấy câu trả lời. Yếu tố nửa tin nửa ngờ vẫn thống trị.
Khái niệm “niềm tin” trong nền kinh tế là một khái niệm cơ bản, đôi khi có phần trừu tượng. Nó hứa hẹn rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn vào ngày mai dưới góc độ kinh tế và tài chính.
Trên thực tế, trong những thế kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến quá trình chuyển đổi từ vốn dựa trên tài sản bằng vàng, sang vốn dựa trên tài sản bằng tiền giấy, trong đó, niềm tin đóng vai trò quan trọng. Và niềm tin chắc chắn lại đóng vai trò quan trọng để “dẫn đường” tìm kiếm các hình thức vốn mới – vốn kỹ thuật số.
Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau đợt tăng giá gần đây của Bitcoin. Nhưng ngoài sự tham gia ngày càng nhiều của nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức, việc “nhảy vào” cuộc chơi tiền số của các “tên tuổi đình đám” như Tesla, BNY Mellon, Mastercard…đã xác nhận nhu cầu và sự quan tâm của nhà đầu tư trong việc giao dịch thanh toán bằng tiền điện tử.
Phải chăng, Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử đang bước vào giai đoạn mới khi nó đang nhận được một “niềm tin” hay một cách đối xử khác?
Tất nhiên, “người chơi” vẫn đang kiểm tra Bitcoin, đánh giá tính thanh khoản của thị trường tiền ảo và khả năng chống chọi của nó với các cú sốc khác nhau.
Sự hoài nghi sâu sắc vẫn tồn tại. Trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước, các chiến lược gia JPMorgan lưu ý hiện tượng các loại tiền ảo vẫn biến động giá gấp nhiều lần các loại tài sản cốt lõi và được sử dụng để đầu cơ nhiều hơn là chi tiêu.
Tuy nhiên, trong một bài phân tích mới đây của CNN cho rằng, môi trường lãi suất thấp khiến nhà đầu tư phải tìm kiếm kênh đầu tư thay thế để tối ưu lợi nhuận, khiến Bitcoin thành một lựa chọn. Bitcoin đang bước vào một giai đoạn trưởng thành mới khi những người tham gia đối xử với chúng bằng sự tôn trọng ngày càng tăng.
Giáo sư về fintech – Gavin Brown, của Đại học Liverpool nhận định, có rất nhiều lý do khiến Elon Musk muốn gắn Tesla với Bitcoin hơn là sự nhạy bén về tài chính thuần túy. Bởi khi tham gia vào tiền điện tử, Tesla sẽ xây dựng được hình ảnh là một công ty có tư duy tương lai, cũng như giành được sự ủng hộ của các nhà đầu tư quan tâm đến Bitcoin.
Với lý do này, Giáo sư Brown nghi ngờ Tesla đang hợp pháp hóa Bitcoin. Ông cho rằng, “Nếu đó là ExxonMobil hoặc một công ty truyền thống nào đó, thông điệp về Bitcoin có thể sẽ mạnh mẽ hơn”.
Bitcoin trở lại ngưỡng 55.000 USD với nhiều rủi ro
Nhiều nhà phân tích tin rằng, một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của Bitcoin là sự theo đuổi của các tổ chức, các nhà đầu tư nổi tiếng và những công ty quy mô lớn.
Vào sáng ngày 10/3, giá Bitcoin đã vượt qua 55.000 USD, tăng hơn 22% so với mức thấp đã điều chỉnh là 45.000 USD, đạt mức cao nhất trong hai tuần và giá trị thị trường chính thức trở lại mốc 1 nghìn tỷ USD.
Giá Bitcoin tiếp tục tăng tốc trở lại sau 2 tuần đầy biến động
Henri Arslanian, Trưởng bộ phận Kinh doanh Mã hóa Toàn cầu tại Pricewaterhouse Coopers cho biết, nhiều tỷ phú nổi tiếng ở Phố Wall công khai ủng hộ Bitcoin và ca ngợi tiềm năng của đồng tiền điện tử này như một hàng rào chống lại lạm phát. Ông dự đoán rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng tới vì hiện nay có nhiều công cụ khác nhau cho phép các tổ chức đầu tư vào Bitcoin. Đồng thời, tâm lý sợ bỏ lỡ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã đẩy giá Bitcoin lên cao.
Tất nhiên, một số nhà phân tích tin rằng, các ngân hàng trung ương trên thế giới duy trì lãi suất cực thấp và thực hiện các chính sách tiền tệ dễ dàng như kế hoạch mua tài sản, làm xói mòn giá trị của những đồng tiền hợp pháp như USD, trong khi Bitcoin có thể cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn.
Các nhà đầu tư tổ chức và nhiều công ty đổ xô mua vào
Gần đây, nhiều công ty lớn bao gồm cả Tesla, Square, Microstrategy và các công ty nổi tiếng khác đang mua Bitcoin. Về nỗi sợ bỏ lỡ của các nhà đầu tư bán lẻ, Henri Arslanian phân tích rằng, việc mua tiền điện tử hiện nay thuận tiện hơn trước đây và nhiều nhà đầu tư bán lẻ có tài khoản trên các sàn giao dịch tiền điện tử hơn trước. "Với sự thúc đẩy của hai yếu tố này, Bitcoin đang có đầy đủ động lực tăng vọt, và tình hình chung của thị trường tiền mã hóa cũng rất lạc quan".
Anthony Pompliano, đồng sáng lập và đối tác của Morgan Creek Digital Assets, nhận định các ngân hàng trung ương toàn cầu đang nới lỏng chính sách tiền tệ. "Hàng nghìn tỷ USD đã được bơm vào thị trường, từ các cá nhân đến các tổ chức tài chính cho đến các công ty đang đổ xô đi khắp thế giới để tìm cách tốt nhất để bảo vệ sức mua của họ, và cuối cùng họ quyết định mua Bitcoin". Ông thậm chí còn mạnh dạn dự đoán rằng, Bitcoin sẽ tăng lên 500.000 USD vào cuối năm 2030.
Nhiều tổ chức tài chính ở Phố Wall cũng đã bắt đầu chia phần giao dịch Bitcoin
Sàn giao dịch tiền điện tử Goldman Sachs đã được khởi động lại và sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin và hợp đồng kỳ hạn không thể phân phối (NDF) bắt đầu từ tuần này. Đây là một phần trong bộ phận thị trường toàn cầu của ngân hàng, được Goldman Sachs thành lập nhằm đáp ứng các hoạt động đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Hiện Goldman Sachs vẫn đang khám phá khả năng của các quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin và đã đưa ra một yêu cầu thông tin để khám phá việc lưu ký tài sản kỹ thuật số.
Ngoài ra, trong tài liệu được JPMorgan Chase gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho biết, một ghi chú có cấu trúc liên quan đến tiền điện tử sẽ được phát hành. Các nhà đầu tư sẽ không đổ tiền trực tiếp vào Bitcoin mà vào các công ty liên quan. 20% số tiền sẽ được đầu tư vào Microstrategy, 18% sẽ được đầu tư vào Square, và số tiền còn lại cũng sẽ được đầu tư vào các công ty như Riot, Blockchain, Paypal và Nvidia.
Trước đó, Fidelity cũng đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiền điện tử. Người đứng đầu toàn cầu về hoạt động vĩ mô của Fidelity, Jurrien Timmer, nói rằng Bitcoin có động lực cung và cầu thuyết phục. Với giá trị 11 nghìn tỷ USD của vàng và 160 nghìn tỷ USD trong tổng tài sản tài chính của thế giới, Bitcoin vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng.
Nhiều rủi ro đe dọa
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng cảnh giác về những rủi ro pháp lý mà Bitcoin có thể phải đối mặt. Anthony Pompliano nói: "Không giống như trước đây, có rất nhiều cơ quan quản lý trên thị trường, và họ cũng là những người chơi trong thị trường giao dịch Bitcoin". Báo cáo gần đây của Citibank cho rằng đối với các loại tiền kỹ thuật số, những thay đổi trong chính sách quản lý là rủi ro lớn nhất, nếu các quy định được thắt chặt, một số quỹ đầu cơ sẽ quay trở lại thị trường vàng.
Hiện tại, rủi ro pháp lý sắp xảy ra nhất đến từ các cơ quan quản lý của Mỹ. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen một lần nữa bày tỏ thái độ đối với Bitcoin. "Tôi không nghĩ Bitcoin có thể trở thành một cơ chế giao dịch được sử dụng rộng rãi". Bà cũng cũng nói rằng, Bitcoin "thường được sử dụng để tài trợ bất hợp pháp".
Bộ trưởng Tài chính Mỹ có nhiều phát ngôn ảnh hưởng trực tiếp tới biến động giá của Bitcoin
Dưới thời chính quyền Trump, ông muốn đưa ra các quy tắc quản lý ngành tiền điện tử mới, yêu cầu các công ty dịch vụ tài chính ghi lại và gửi danh tính cũng như thông tin giao dịch của một số chủ sở hữu tiền điện tử để hạn chế rửa tiền hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác của tiền điện tử. Sau khi Biden nhậm chức, Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) thuộc Bộ Tài chính Mỹ vẫn đang tiến hành bộ quy tắc và thời hạn tham vấn về các quy tắc là vào cuối tháng này.
Phòng Thương mại Mỹ đã tuyên quy định này sẽ gây ra "những hậu quả lâu dài ngoài ý muốn" đối với ngành công nghiệp tiền ảo. Những người trong giới tiền tệ tin rằng, bộ chính sách này sẽ đe dọa đến chức năng "phân quyền" cốt lõi của tiền mã hóa, nếu nó được thực hiện có khả năng khiến giá tiền mã hóa giảm mạnh.
Ngoài Bộ Tài chính, SEC cũng có thể tăng cường giám sát tiền điện tử. Chủ tịch mới của SEC, Gary Gensler, bản thân là một chuyên gia về tiền điện tử và từ những bình luận gần đây cho thấy, ông sẽ tăng cường giám sát có liên quan. Tuần này, Gary Gensler tuyên bố một lần nữa rằng dưới sự quản lý của mình, SEC sẽ đảm bảo rằng, thị trường tiền điện tử "không có gian lận và thao túng".
Trung Quốc ồ ạt đổ tiền vào Bitcoin Tình trạng "sốt" tiền kỹ thuật số Bitcoin đã tạo làn sóng khiến các công ty Trung Quốc ồ ạt rót tiền đầu tư. Các công ty Trung Quốc đang tích cực huy động vốn dành cho khai thác tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tình trạng này diễn ra tại các công ty lớn...