Bịt ‘lỗ hổng’ trong thẩm định và thực nghiệm sách giáo khoa
Sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đang được thẩm định giữa những ồn ào chưa dứt về sách giáo khoa lớp 1 là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.
Hiện cả sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đang trong giai đoạn thẩm định vòng 2 – NGỌC DƯƠNG
Hội đồng thẩm định phải kiên quyết
Khi những bức xúc về một số nội dung trong sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh diều nổi lên, Bộ GD-ĐT đề nghị Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) SGK rà soát, HĐTĐ cho rằng từng đề nghị tác giả chỉnh sửa, nhưng nhóm tác giả đã bảo lưu quan điểm. Câu trả lời này khiến dư luận càng khó hiểu, bức xúc với vai trò của HĐTĐ.
Theo ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên – Nhi đồng của Quốc hội, chất lượng một bộ sách khi thực hiện xã hội hóa có vai trò của 3 bên: tác giả, HĐTĐ và cơ quản lý nhà nước. Khi có ý kiến phản ánh thì cả 3 bên đều cần rà soát lại quy trình biên soạn, thẩm định và phê duyệt. “Tôi cho rằng, nếu HĐTĐ thấy thực sự cần phải chỉnh sửa thì cần có thái độ kiên quyết hơn để buộc tác giả phải chỉnh sửa cho phù hợp trước khi thông qua”, ông Thắng nói.
Hiện cả SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đều trong giai đoạn thẩm định vòng 2. Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đây là vòng vô cùng quan trọng và yêu cầu cần tập trung đánh giá để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đặt ra yêu cầu là những ngữ liệu, nội dung kiến thức đưa ra phải thiết thực với hoàn cảnh xã hội và các vùng miền. Ngữ liệu, phương ngữ, ngôn ngữ sử dụng cần thân thiện, phổ thông, dễ sử dụng.
Ông Độ cũng yêu cầu nâng cao trách nhiệm của chủ tịch HĐTĐ. HĐTĐ cần kiên định với quyết định của mình, nếu thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, báo cáo lãnh đạo Bộ để thực hiện theo cái đúng, sách có lỗi thì kiên quyết loại bỏ nhưng không vì thế làm giảm độ mở của sách. HĐTĐ cần cùng Bộ GD-ĐT giải trình các vấn đề với xã hội, cộng đồng… về sản phẩm.
Bổ sung các quy định thực nghiệm
Nhiều giáo viên lớp 1 cũng chia sẻ, việc SGK lớp 1 khi đưa vào thực tế mới nảy sinh những bức xúc do có sách muộn vì dịch Covid-19 nên giáo viên chưa được dạy với học sinh. Do vậy, nếu SGK các lớp sau có sớm hơn thì giáo viên sẽ được dạy thử để có trải nghiệm thực tế và lựa chọn phù hợp. Trên thực tế, hồ sơ về thực nghiệm bản mẫu SGK cũng chỉ được gửi cho Bộ GD-ĐT và HĐTĐ, người trực tiếp sử dụng SGK không được tiếp cận nội dung này.
Video đang HOT
Ông Phạm Tất Thắng cũng cho rằng theo quy trình biên soạn SGK, sau khi biên soạn xong, phải thử nghiệm, sau đó mới hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng chính thức. Do vậy, việc thẩm định của HĐTĐ mới chỉ là bước một, khẳng định bộ sách đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới. Bước hai phải có việc thực nghiệm trong thực tế dạy học và hiệu chỉnh SGK trước khi đưa vào in ấn, xuất bản và tiến hành giảng dạy đại trà.
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định Bộ GD-ĐT đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn SGK.
Thêm kênh góp ý, phản biện trước khi phê duyệt
Theo ông Thắng, Bộ GD-ĐT cần lấy ý kiến của dư luận một cách rộng rãi hơn qua nhiều kênh khác nhau. Tăng cường vai trò phản biện độc lập của chuyên gia, nhà giáo sau khi họ đọc và đóng góp trước khi HĐTĐ thông qua và Bộ GD-ĐT phê duyệt cho phép ban hành.
Trong báo cáo mới nhất mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi Quốc hội cũng khẳng định: Để tiếp tục ghi nhận các thông tin phản ánh về triển khai chương trình, SGK mới, Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng các kênh đóng góp ý kiến để nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân. Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Bộ sẽ nghiên cứu để kịp thời đề ra các giải pháp bổ sung trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu SGK khi được đánh giá “đạt” và lấy ý kiến góp ý rộng rãi trước khi ban hành. Dự kiến việc thực hiện lấy ý kiến trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT tương tự quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Hướng dẫn thay thế ngữ liệu trong sách tiếng Việt nhóm Cánh diều
Với SGK tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh diều, Bộ GD-ĐT cho biết đã yêu cầu nhà xuất bản xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính để kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học. Trước mắt, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế, bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học các bài nằm trong chương trình học kỳ 1.
Đánh giá là “không đạt” và “đạt nhưng cần sửa chữa” đều sẽ bị loại
Bộ GD-ĐT ngày 6.8 đã ban hành Thông tư 23 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 33. Theo đó, mỗi năm, Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức thẩm định SGK nhiều nhất là 2 đợt; mỗi đợt thẩm định không quá 2 vòng, thay vì có 3 vòng thẩm định như đã thực hiện với sách lớp 1. Thông tư 23 quy định các bản mẫu SGK ở vòng thẩm định thứ 2 được Hội đồng quốc gia đánh giá là “không đạt” và “đạt nhưng cần sửa chữa” đều sẽ bị loại do không còn vòng thứ 3. Các bản mẫu SGK được đánh giá “đạt nhưng cần sửa chữa” ở vòng 2 (đợt 1) có thể tiếp tục nộp hồ sơ đề nghị thẩm định vào đợt 2, cùng với các bản mẫu SGK của những môn học, hoạt động giáo dục mà đợt 1 chưa có và các bản mẫu SGK mới. Quy trình thẩm định SGK của đợt 2 được thực hiện giống đợt 1.
Tại vòng 2 thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6, HĐTĐ lần lượt làm việc với từng bản mẫu SGK và tối đa 5 ngày/bản mẫu.
Để SGK lớp 2, 6 tránh 'sạn' như lớp 1: Cần ít nhất 8 tháng thực nghiệm
Sau sách giáo khoa lớp 1, còn tới 11/12 bộ sách giáo khoa (SGK) phải được hoàn thành trong gần 4 năm tới.
Những vấn đề từ SGK lớp 1 tiếng Việt sẽ là kinh nghiệm để sách lớp 2, lớp 6 năm sau đáp ứng tốt hơn yêu cầu của giáo viên, học sinh - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Do vậy, Bộ GD-ĐT cần lắng nghe để điều chỉnh và không lặp lại những bất cập khiến dư luận bức xúc về SGK mới như thời gian gần đây.
Một môn học có nhiều hơn một cuốn SGK được quy định mới lần đầu trong luật Giáo dục. Do đó, ngành GD-ĐT khi triển khai điều luật này, việc gặp phải những khó khăn hay lúng túng là điều khó tránh khỏi. Thiết nghĩ, lắng nghe, đánh giá và điều chỉnh trước những vấn đề được dư luận đặt ra, qua việc ban hành bộ SGK lớp 1, là việc nên làm.
Thực nghiệm SGK mới càng lâu, diện càng rộng thì càng tốt, tránh được mọi sai sót và cơ hội có được bộ sách chất lượng tốt là khả thi. Tháng 9.2020 đã thẩm định xong vòng 1 sách lớp 2 và lớp 6, vì vậy nên triển khai dạy thực nghiệm rộng rãi ít nhất được 8 tháng, cho tới tháng 5.2021, trước khi in và ban hành chính thức cho năm học 2021 - 2022. Với cách làm "gối vụ" như thế này thì tất cả sách trước khi ban hành dạy đại trà đều được thực nghiệm một cách có bài bản.
Đấu thầu in SGK để giảm chi phí cho người dân
Bộ sách lớp 1, phải nói là đẹp hơn hẳn sách cũ. In 4 màu, giấy trắng, kênh hình bắt mắt, đem lại sự hài lòng và hấp dẫn cho học sinh và cha mẹ các em. Đó là điều mừng, là tiến bộ nên cần được duy trì với các bộ sách sẽ ra mắt trong tương lai.
Nên giảm số lượng SGK
Một điều khá đặc biệt là hiện nay chỉ có SGK cho học sinh mà không có sách hướng dẫn dạy cho giáo viên như chương trình cũ năm 2000 đã làm. Phải chăng những người làm chương trình muốn có sự giống nhau giữa môn học, hoạt động giáo dục nên tất cả cùng phải có SGK cho học sinh?
Sự thay đổi này không chỉ cha mẹ học sinh phải bỏ thêm tiền mua sách mà cặp của học sinh sẽ nặng thêm mỗi khi các em tới trường. Không tính môn tiếng dân tộc, lớp 1 có 8 môn học và hoạt động giáo dục, theo chúng tôi chỉ cần 4/8 môn có SGK, còn lại chỉ cần sách hướng dẫn dạy cho giáo viên là phù hợp.
Các môn học đạo đức, nghệ thuật và đặc biệt là giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm chỉ nên có sách hướng dẫn cho giáo viên là đủ, không cần SGK cho học sinh.
Bên cạnh đó, dư luận bức xúc, đòi hỏi phải giảm giá sách, giảm chi phí đầu năm cho nhiều gia đình. Để làm được điều này, sẽ có một số cách:
Xây dựng bản thảo, in và phát hành là 3 công đoạn chính để một cuốn sách được hoàn thiện. Với công đoạn in, SGK nếu được đấu thầu rộng rãi, kể cả đấu thầu cạnh tranh quốc tế, giá sẽ giảm đáng kể. Sự cạnh tranh lành mạnh này sẽ đem lại sự công bằng, phù hợp với cách làm SGK xã hội và cơ chế thị trường. Vòng đời một bộ sách có thể dài tới 20 năm, đồng nghĩa giá sách sẽ tiếp tục thay đổi và thông thường chỉ có thể tăng mà không giảm.
Số trang trong sách cũng là yếu tố tham gia vào giá sách. Tại sao không quy định số trang tối đa cho một cuốn? Tránh tình trạng cùng môn học SGK lại có độ dày mỏng quá khác nhau, khiến giá cũng khác. Sau khi thẩm định vòng 1, hoàn toàn có cơ sở quy định được số trang tối đa cho một cuốn sách ở mỗi môn học. Ngoài ra, khi quy định số trang sẽ giúp nội dung sách viết cô đọng hơn, buộc giáo viên phải động não và tạo điều kiện cho họ được sáng tạo trong quá trình soạn giảng.
Thận trọng nội dung đưa vào SGK
Nội dung sách phải theo chương trình tổng thể và chương trình môn học. Tuy nhiên, ở tiểu học, nội dung SGK mới và cũ không có sự khác biệt quá lớn. Có chăng cái khác biệt ở SGK mới là xây dựng cấu trúc bài học nhằm giúp người học phát triển năng lực bản thân.
Có ý kiến cho rằng SGK hiện nay không là pháp lệnh như trước, chỉ là tài liệu dạy học nên ít chú trọng tới tính khoa học hay tính giáo dục của nó. Đó là một sai lầm.
Hay có chủ biên sách lại quan niệm bộ sách của mình có cách viết riêng, triết lý giáo dục riêng; theo chúng tôi cũng chưa đúng, mà cần hiểu mỗi bộ sách chỉ là cách tiếp cận riêng theo triết lý chung của chương trình tổng thể và lệ thuộc vào chương trình môn học.
Giáo dục cho trẻ lứa tuổi tiểu học vô cùng khó và quan trọng. Chúng ta phải dạy cho các em thấm đậm nhân cách Việt và cốt cách dân tộc.
Từ đó trong lớp trẻ, cái nền yêu nước được tạo dựng, được chắc chắn bền lâu, sẽ xóa nhòa mọi ngăn cách, để cùng hướng về chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước thân yêu, hùng cường. Do đó theo tôi, chưa nên vội đưa quá nhiều văn thơ nước ngoài vào SGK tiểu học, nhất là học sinh các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn đầu đời của cả một con người.
SGK nhiều "sạn", lỗi thuộc hội đồng thẩm định Liên quan đến trách nhiệm để xảy ra vụ "lùm xùm" về sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều vừa qua, PV Báo SGGP trao đổi với GS Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lê Đức Thọ, quận Gò...