Bình Phước: Cần tiếp tục củng cố hệ thống dạy học trên nền tảng số
Ngày 24/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước, nhằm nắm bắt việc thực hiện chủ trương đảm bảo phát triển đồng đều, bình đẳng trong giáo dục giữa các vùng miền; trao đổi một số quan điểm, chủ trương, giải pháp, các nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục và lắng nghe nhu cầu địa phương.
Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho rằng, để thúc đẩy giáo dục Bình Phước phát triển trong giai đoạn tới, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đề nghị Bộ GD&ĐT hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, bởi hiện nay Bình Phước đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực trình độ cao.
“Tỉnh cũng mong muốn Bộ GD&ĐT hỗ trợ thực hiện xã hội hóa giáo dục; phát triển một số trường phổ thông tiêu chuẩn cao; dạy nghề và đào tạo cao đẳng; triển khai khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương công tác phân luồng, hướng nghiệp, qua đó, phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động” – ông Nguyễn Mạnh Cường nói.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả ấn tượng về kinh tế – xã hội, thực hiện mục tiêu kép trong năm 2021: Vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa ứng phó tốt với dịch Covid-19.
Bộ trưởng cho hay, tỉnh Bình Phước cần tiếp tục củng cố hệ thống dạy học trên nền tảng số. Đây không phải hoạt động chỉ ứng phó với dịch bệnh mà còn là giải pháp lâu dài, nên cần tập trung thực hiện có chiều sâu theo xu hướng chuyển đổi số, phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, tỉnh có thể huy động nguồn lực từ nhiều phía gồm ngân sách của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia… Bình Phước hiện là một trong những địa phương có chỉ số kiên số hóa trường học thấp. Vì vậy, trong Nghị quyết của tỉnh cần đưa ra chỉ tiêu cho chỉ số này để tập trung triển khai thực hiện, từ đó nâng cao tỷ lệ kiên cố hóa trường học.
Quang cảnh cuộc làm việc
Kiến nghị với đoàn công tác, tỉnh Bình Phước đề nghị Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng 1.154 phòng học, phòng chức năng với tổng kinh phí khoảng 820 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ học trực tuyến tại 156 trường phổ thông với kinh phí khoảng 500 tỷ đồng; bổ sung 1.902 biên chế; hỗ trợ tỉnh Bình Phước xây dựng các trường liên cấp tiên tiến, chuẩn quốc tế và trường đại học; có chính sách hỗ trợ, chế độ cho cán bộ, giáo viên mầm non.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trao tặng 60 suất học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học ở 2 trường: THPT chuyên Quang Trung và Bình Long; tặng ti vi cho một số trường phổ thông dân tộc nội trú để phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Không nên cấm dạy thêm, nhưng ai "làm tiền" ép trò học thêm phải xử lý nặng
Hoạt động dạy thêm phải hướng đến sự phát triển hài hòa của trẻ về trí tuệ, tình cảm và các phẩm chất tâm sinh lý khác.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quốc hội tháng 11/2021, dạy thêm, học thêm là một trong 3 vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, bên cạnh câu chuyện dạy trực tuyến và chất lượng sách giáo khoa.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ngoài ra, các tỉnh đã có văn bản riêng về việc dạy thêm, học thêm. Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát thêm nội dung này để xử lý phù hợp hơn.
Để có góc nhìn đa chiều về vấn đề trên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận một số ý kiến từ nhà giáo, chuyên gia giáo dục.
Thay vì cấm nên quản lý thật chặt chẽ
Liên quan đến đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên Hoá học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng: "Học thêm, dạy thêm là nhu cầu chính đáng của xã hội, bởi chương trình đào tạo ở trường không thể cá nhân hoá. Hơn nữa, học sinh học kém cần bổ sung kiến thức, những bạn học lực tốt nên có chương trình riêng để bồi dưỡng, phát huy năng lực".
Cũng theo thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên có chuyên môn tốt, khả năng giảng dạy, truyền cảm hứng cho học sinh, cũng cần môi trường để phát huy sở trường.
Dạy thêm là một ngành nghề và bình đẳng như bao ngành nghề khác trong xã hội. Ở Việt Nam, việc cho trẻ học IELTS, thậm chí học võ, học đàn, học vẽ ở trung tâm... tất cả đều là học thêm nhưng lại được mọi người chào đón, trong khi học thêm các môn văn hoá, một số cá nhân lại có cái nhìn phân biệt, điều này là không công bằng.
Thầy Ngọc bày tỏ, Bộ cần làm rõ hơn quy định giáo viên không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang đứng lớp và có chế tài với những thầy cô vi phạm, còn học thêm, dạy thêm tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của người dạy và người học thì hoạt động này không nên cấm.
Theo thầy Vũ Khắc Ngọc, học thêm, dạy thêm tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của người dạy và người học thì hoạt động này không nên cấm. (Ảnh: NVCC)
Nói về kiến nghị của Bộ, thầy Vũ Khắc Ngọc chia sẻ: "Tôi hoàn toàn đồng tình với đề xuất này. Bổ sung giáo dục vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, chuyên môn của giáo viên mà các trung tâm dạy thêm cũng sẽ đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Thay vì cấm dạy thêm, hãy quản lý thật chặt chẽ. Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương hiện tại vẫn chưa thỏa đáng, đời sống giáo viên cần được quan tâm hơn nữa. Khi nào giáo viên yên tâm sống được với nghề thì họ sẽ không còn coi dạy thêm như một cách để mưu sinh".
Cần giải quyết căn nguyên của vấn đề dạy thêm, học thêm
Cùng trao đổi về vấn đề trên, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, bên cạnh các quy định mang tính kỹ thuật, cần giải quyết căn nguyên của vấn đề dạy thêm, học thêm.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). (Ảnh: NVCC)
Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, có 4 nguyên nhân cơ bản của dạy thêm, học thêm.
Đầu tiên là yếu tố kinh tế. Hiện nay, thu nhập các gia đình được cải thiện nhờ tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong hơn 2 thập kỷ qua. Mỗi gia đình có từ một đến hai con nên muốn đầu tư nhiều hơn cho con cái. Mặt khác, chi phí cho cuộc sống nơi đô thị đắt đỏ trong khi đồng lương giáo viên không tăng tương ứng.
Tiếp theo là yếu tố văn hóa. Tình trạng ganh đua điểm số vẫn phổ biến ở cả phụ huynh và giáo viên bộ môn.
Ngoài ra, học thêm, dạy thêm còn chịu ảnh hưởng từ các vấn đề xã hội. Điển hình là tư duy bằng cấp đã ăn sâu, thành thói quen khó bỏ, ai cũng muốn cho con cái, học trò mình được vào các trường đại học tốt... để có cơ hội việc làm cao, lương tốt trong thị trường lao động khá cạnh tranh.
Nguyên nhân nữa là trong giáo dục vẫn còn chạy đua thành tích, kiểm tra đánh giá thiếu chuẩn mực, công tác tư vấn hướng nghiệp làm chưa tốt... Bên cạnh đó, dù đã giảm tải, chương trình phổ thông vẫn còn nhiều phần chưa hợp lý, quá tải, thiếu kết nối với chương trình giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Từ những nguyên nhân trên cho thấy hiện tượng dạy thêm và học thêm diễn ra rất phức tạp. Bên cạnh những chính sách kinh tế vĩ mô, chế độ lương, phụ cấp làm thêm do phụ đạo học sinh yếu kém, truyền thông đến mọi người, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên triển khai một số biện pháp sau:
Thứ nhất, phân cấp mạnh hơn cho địa phương, áp dụng mô hình quản lý theo nhà trường để tăng cường giám sát hoạt động dạy thêm và học thêm không chính đáng; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo phải chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân về những tiêu cực trong dạy thêm và học thêm trên địa bàn của mình quản lý.
Thứ hai, tổ chức học hai buổi một ngày cho học sinh ở những đô thị lớn dạy thêm diễn ra phổ biến. Với những học sinh yếu kém, nhà trường tổ chức dạy phụ đạo thêm thì Nhà nước phải chi trả phần việc làm thêm giờ cho giáo viên dựa vào hợp đồng công việc.
Thứ ba, tiếp tục xem xét tinh giản chương trình và đi kèm là bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng thi kiểm tra đánh giá và phải đổi mới thi kiểm tra đánh giá, đảm bảo tính khách quan trong đo lường và đánh giá giáo dục.
Thứ tư, cần có quy hoạch và xây dựng chính sách phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Những giáo viên yếu kém về chuyên môn, không có khả năng phát triển và những giáo viên vi phạm đạo đức "ép buộc" học sinh học thêm vô lối cần có biện pháp kỷ luật hoặc sa thải.
Thứ năm, nên tổ chức việc dạy thêm học thêm có trật tự, có tổ chức và quản lý và trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, miễn sao ở địa phương có năng lực quản lý và tổ chức thực hiện tốt.
Tất cả việc dạy thêm học thêm đều phải hướng đến sự phát triển hài hòa của trẻ về trí tuệ, tình cảm và các phẩm chất tâm sinh lý khác. Nghiêm cấm hành vi vì chỉ tiêu thành tích để ép học sinh học thêm, cũng như cấm giáo viên "làm tiền" bằng cách ép buộc cha mẹ học sinh và học sinh phải học thêm mới cho điểm cao.
Cuối cùng, cái gốc văn hóa ganh đua thành tích học tập của con cái ở một bộ phận phụ huynh và ngay cả giáo viên cũng cần thay đổi và nhìn thấy lợi ích chính đáng của con mình là những phẩm chất trí tuệ, tình thương yêu, đạo đức và các giá trị lành mạnh mà trẻ nhận được từ giáo dục.
"Hơn ai hết phụ huynh cần thông cảm và thấu hiểu con cái, không nên ép học đến mức quá tải gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ mà có thể còn để lại những hệ quả không mong muốn.
Phương pháp giáo dục tốt nhất là tự học và tự trưởng thành. Học thêm chỉ là biện pháp nhất thời hướng đến mục tiêu dạy để có điểm thi tốt nhưng hiệu quả mang lại không lâu dài trong quá trình học đại học hoặc sau này khi ra làm việc thực tế.
Có nhiều em nhà nghèo, ở vùng khó khăn nhưng biết cách tự học, được thầy cô tâm huyết, nghiệp vụ giỏi giúp đỡ... ngoài việc các em thi đạt kết quả cao thì còn sở hữu khả năng làm việc với tư duy độc lập tốt, có năng lực học tập suốt đời", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Cứ xếp Lịch sử vào môn thi bắt buộc tuyển sinh đại học, chất lượng sẽ khác "Ngay ở các nước phát triển, phần đông học sinh cũng chỉ học Lịch sử để đối phó, bởi cơ hội việc làm ít mà thu nhập lại rất thấp", Giáo sư Tung thông tin. "Nếu dạy Lịch sử theo cách bắt học sinh nhớ dằng dặc những số liệu, ngày tháng, sự kiện, hỏi cụ thể trận đánh đó địch chết bao...