Bình Dương: Phụ huynh ủng hộ phương án cho học sinh trở lại học tập trung
Qua kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn phụ huynh ủng hộ phương án cho học sinh học tập trung trở lại.
Trên đây là trao đổi với phóng viên của tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương.
Theo đó, sáng 12/12 nhiều trường Trung học phổ thông (THPT), Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức test nhanh, sàng lọc Covid-19, kết hợp tổ chức cho học sinh làm vệ sinh sân trường, lớp học trước khi trở lại học tập trung trong tuần tới.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bình Dương cho biết: Trước đó, học sinh khối 12 các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở cấp độ (cấp độ dịch Covid-19 – PV) vùng 1 và 2 đã trở lại học tập trung; nay tiếp tục mở rộng sang khối 10 và 11. “Dù đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhưng trước khi cho học sinh trở lại học, nhà trường phải tổ chức kiểm tra, sàng lọc Covid-19″ – bà Hằng nói.
Giám đốc Sở GD& ĐT Bình Dương Nguyễn Thị Nhật Hằng (bìa phái) kiểm tra công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại học tập trng tại một trường THPT trên địa bàn P Thuận An (Ảnh: Duy Chí).
Theo bà Hằng, thời gian học và tổ chức sàng lọc Covid-19 do địa phương quyết định, trong đó có một số trường khối THCS. Hiện tại, một số trường THCS tại nhiều địa phương trong tỉnh đã đủ điều kiện cho học sinh trở lại học tập trung, nhưng do trước đó địa phương trưng dụng cơ sở vật chất làm khu cách ly, điều trị Covid-19, giờ phải sửa chữa, làm vệ sinh. Dự kiến đến 20/12, các trường thuộc khối THCS sẽ tổ chức cho học sinh trở lại học tập trung theo kế hoạch.
“Dù trở lại học tập trung, các trường vẫn chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện song song 2 phương án dạy trực tiếp cho học sinh tại lớp và dạy trực tuyến nếu có trường hợp học sinh là F0, F1 phải học tại nhà” – bà Nhật Hằng thông tin.
Video đang HOT
Cũng theo Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương, riêng khối mầm non, tiểu học, tỉnh này chỉ mở thí điểm học tập trung với các trường hợp bức thiết, phụ huynh phải đi làm, gia đình không người trông coi (từ 12 đến 24/12 – PV) và phải có giấy cam kết, tự nguyện cho con học tập trung.
Theo kế hoạch đến ngày 3/1/2022 tất các các trường thuộc khối phổ thông, giáo dục thường xuyên, dạy nghề sẽ đồng loạt trở lại học tập trung. Quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, trước khi cho học sinh trở lại học tập trung, nhà trường phải tổ chức khảo sát, lấy ý kiến phụ huynh. Kết quả tại một số trường cho thấy, 95% phụ huynh, có nơi đến 98% ủng hộ phương án cho học sinh trở lại học tập trung.
“Lý do phụ huynh ủng hộ phương án trở lại học tập trung là vì học trực tuyến ở nhà ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của học sinh và thời gian của phụ huynh. Các nhà khoa học cũng đưa ra nhận xét: Điều trị Covid-19 chỉ mất 14 ngày, nhưng để giải tỏa tâm lý ức chế do lo sợ Covid-19, có trường hợp gần như tự kỷ… thì phải mất rất nhiều thời gian. Qua đây cho thấy, công tác tuyên truyền và nhận thức của phụ huynh về tinh thần thích ứng với Covid – 19 là rất tốt” – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương chia sẻ thông tin.
Ngày đầu học sinh lớp 9 thuộc vùng xanh ngoại thành trở lại trường: An toàn phòng, chống dịch được siết chặt
Sáng 22/11, cánh cổng 200 trường THCS thuộc vùng xanh ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội đã mở rộng đón chào hơn 27.000 học sinh lớp 9 đến trường sau 7 tháng đóng cửa.
Háo hức, rộn ràng, hạnh phúc... là tâm trạng chung của không chỉ học sinh, phụ huynh mà còn của cả các thầy cô giáo.
Chủ động, sẵn sàng mọi phương án
Với tinh thần chủ động, linh hoạt cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc học sinh đi học trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 được chuẩn bị kỹ lưỡng suốt thời gian qua. Do đó, dù nhận được quyết định cho học sinh lớp 9 cấp THCS đến trường chỉ 2 ngày trước đó nhưng các trường học thuộc vùng ngoại thành Hà Nội không hề lúng túng, bị động; ngược lại, luôn trong tâm thế sẵn sàng.
Đặt yêu cầu cao nhất là đảm bảo an toàn nên điều kiện đầu tiên khi đón học sinh trở lại là các huyện, thị xã phải ở mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2; trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 19/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng. Trường học bắt buộc đạt các tiêu chí an toàn tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 của Sở GD&ĐT và Sở Y tế kèm các điều kiện như: Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường; học sinh tự mang theo nước uống cá nhân (trừ trường Phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì).
Học sinh trường THCS Mai Đình, huyện Sóc Sơn phấn khởi vì được đến trường. Ảnh: Nam Du
Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Hiệu trưởng trường THCS Phù Linh (huyện Sóc Sơn) Ngô Thị Tuyết Mai cho biết: Khi nhận được thông tin về việc cho học sinh lớp 9 đến trường trở lại, nhà trường đã tiến hành họp hội đồng trường để thống nhất nội dung, kế hoạch giảng dạy. Đồng thời họp phụ huynh khối lớp 9 phổ biến, tuyên truyền, đề nghị hỗ trợ về công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau khi đến trường; đo thân nhiệt ở nhà; chuẩn bị bình nước uống riêng; thực hiện yêu cầu 5K; ký cam kết "một cung đường hai điểm đến". Qua đó, 100% học sinh, phụ huynh đồng ý học trực tiếp với tâm trạng phấn khởi, háo hức, tuân thủ tốt mọi quy định.
Tương tự, trường THCS Mai Đình đã chủ động xây dựng kịch bản, phương án đón học sinh trở lại trường với học sinh lớp 9, vệ sinh khử khuẩn lớp học, bàn ghế, phòng chức năng với yêu cầu cốt lõi là đảm bảo an toàn phòng, chống dịch nhưng cũng có những tiết học chất lượng ngay từ đầu.
Sáng 22/11, trực tiếp đi kiểm tra tình hình tổ chức dạy học tại một số trường THCS thuộc huyện Sóc Sơn và Mê Linh, Đoàn công tác Sở GD&ĐT Hà Nội do Phó Giám đốc Phạm Xuân Tiến làm Trưởng đoàn ghi nhận tinh thần chủ động của các trường học trong việc chuẩn bị tốt mọi điều kiện đón học sinh. Ngoài đảm bảo công tác vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, các trường học đều chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế; có phòng y tế, phòng cách ly y tế, phòng học cách ly, phòng học dự phòng; phân công bộ phận đo thân nhiệt, khử khuẩn, vẽ sơ đồ, hướng dẫn học sinh lên từng lớp. Bên cạnh đó, các phòng học cũng được bố trí giãn cách, đảm bảo quy định.
Giáo viên, học sinh đều phấn khởi và trách nhiệm
Em Nguyễn Tuấn Anh - học sinh trường THCS Chi Đông (huyện Mê Linh) chia sẻ: "Khi đến trường học trực tiếp, chúng em được gặp thầy cô, bạn bè, giờ học hiệu quả hơn do không phụ thuộc thiết bị, đường truyền và được tương tác trực tiếp. Chúng em tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc phòng, chống dịch từ nhà đến trường, tại trường và từ trường về nhà".
Nhận xét về buổi học trực tiếp đầu tiên, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Hòa (huyện Chương Mỹ) Bùi Tố Hoa chia sẻ: "Quá lâu không được đến trường nên cả thầy và trò đều phấn khởi. Trường có 5 lớp 9 với 234 đi học rất đầy đủ. Do đã được tuyên truyền và có ý thức nên các em tuyệt đối tuân thủ quy định 5K cũng như các nội quy của nhà trường. Buổi học đầu tiên diễn ra rất vui vẻ, an toàn".
Xác định, thời gian học trực tiếp là rất quý nên trước ngày "mở cửa", hầu hết các nhà trường đều tổ chức họp tổ chuyên môn để định hướng cô giáo bộ môn về chương trình học. Cụ thể, tuần đầu tiên, các trường dành thời gian ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất ở nửa học kỳ 1 cho học sinh. Từ tuần thứ hai, các thầy cô sẽ triển khai chương trình tiếp theo, mục đích để học sinh lớp 9 có kiến thức cơ bản, vững chắc, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Bên cạnh đó, vấn đề tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh cũng rất được các thầy cô giáo quan tâm để có hình thức tháo gỡ, tư vấn kịp thời.
Khi đi học trực tiếp, trường hợp phát hiện học sinh có biểu hiện bất thường hoặc ca nghi nhiễm được nhiều phụ huynh quan tâm, nhất là khi học sinh chưa được tiêm vaccine phòng Covid- 19. Liên quan đến vấn đề trên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến bày tỏ: "Quá trình học trực tiếp, nếu phát hiện trường hợp có biểu hiện bất thường, nghi ca nhiễm thì lập tức sẽ đưa xuống phòng cách ly, nhân viên y tế trường học báo Trung tâm Y tế địa phương phối hợp xem xét cụ thể. Đồng thời theo dõi, thực hiện quy trình, quy định của ngành y tế, tránh việc lây lan sang học sinh khác và thầy cô giáo. Tất cả đã có kế hoạch và được tập huấn kỹ nên các nhà trường hoàn toàn chủ động trước các tình huống có thể xảy ra và có cách thức ứng phó phù hợp".
Trước đó, sau khi UBND TP đồng ý tiếp tục cho học sinh trở lại trường học trực tiếp tại các huyện và thị xã, ngày 20/11, Sở GD&ĐT có Công căn số 3995/SGDĐT-CTTT gửi UBND các huyện, thị xã trên địa bàn TP về việc cho học sinh tại các địa bàn này trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian đi học trực tiếp của học sinh lớp 9 thuộc 18 huyện, thị xã và học sinh trường phổ thông nội trú Ba Vì được thực hiện từ ngày 22/11 (thứ Hai).Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, có thể bố trí thời gian đi học của học sinh phù hợp, chậm nhất trước ngày 24/11/2021. Việc đi học phải được thực hiện trên tinh thần chủ động, chuẩn bị tốt điều kiện, đảm bảo an toàn; thầy cô chú trọng chất lượng bài học; có hình thức bồi đắp kiến thức phù hợp với từng nhóm học sinh để đảm bảo yêu cầu cốt lõi của chương trình; các học sinh cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ học hành và luôn tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid- 19.
"Căn cứ tiến độ theo kế hoạch, từ nay đến 28/11, Hà Nội sẽ tiêm
vaccine mũi 1 cho toàn bộ học sinh lớp 10, 11, 12 cấp THPT trên toàn địa bàn theo quy trình cuốn chiếu. Ngay sau đó, TP sẽ bố trí, sắp xếp để học sinh THPT trở lại trường (dự kiến khoảng đầu tháng 12/2021). Tiếp đó, TP thực hiện tiêm cho học sinh THCS từ đủ 12 - 17 tuổi và khi tiêm xong, học sinh các khối này cũng được đi học trở lại. Với học sinh khối còn lại, đặc biệt là bậc mầm non, ngành GD&ĐT và TP rất băn khoăn nhưng thấu hiểu mong muốn của phụ huynh và học sinh, ngành xác định khi tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid- 19 được phủ kín, hạn chế mức thấp nhất tình trạng lây nhiễm cộng đồng thì các sở, ngành liên quan sẽ thống nhất, đề xuất cho học sinh nhỏ tuổi; trong đó có học sinh mầm non được đến trường." - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến
Theo báo cáo nhanh của Sở GD&ĐT Hà Nội, 10 huyện của Hà Nội tổ chức cho học sinh lớp 9 THCS đi học gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Phú Xuyên và Ứng Hòa. Trong ngày 22/11 có 200/459 trường cho học sinh đến trường học tập trực tiếp với tổng số 794 lớp học. Tổng số học sinh đi học là 27.216/27.923 em (97,47%); số học sinh vắng là 707 em (2,6%); số giáo viên đến trường là 1880/1923 (97,76%); số giáo viên vắng là 33.
Các huyện còn lại: Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, thị xã Sơn Tây và trường Phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì đang chuẩn bị các điều kiện và sẽ cho học sinh đến trường từ các ngày 23, 24/11/2021.
Giám đốc Sở GD Nam Định: phụ huynh rất cảm tính khi nói về chất lượng tiếng Anh Tỉnh Nam Định có đến 450.000 học sinh với khoảng 900.000 phụ huynh thì cho dù có 1.000 phụ huynh có ý kiến thì tỉ lệ đó cũng vô cùng bé. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết "Phụ huynh THPT Xuân Trường B than tiếng Anh người nước ngoài dạy chất lượng kém", bài viết thu...