Biểu tình ủng hộ người Mỹ da đen lan sang châu Âu
Hàng nghìn người đã xuống đường tại các thủ đô Berlin của Đức và London của Anh trong chiều ngày 31/5 để phản đối phân biệt chủng tộc
Hàng nghìn người đã xuống đường tại các thủ đô Berlin của Đức và London của Anh trong chiều 31/5 để chống phân biệt chủng tộc và ủng hộ các cuộc biểu tình đang lan rộng tại Mỹ.
Người biểu tình xuống đường tại Berlin, Đức sau cái chết của George Floyd (Ảnh: AP)
Tại thủ đô Berlin của Đức, cuộc xuống đường của những người biểu tình đã bước sang ngày thứ hai. Trong chiều 31/5, hàng trăm người đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại Berlin, hô vang các khẩu hiệu phản đối hành động bạo lực của c ảnh sát Mỹ cũng như tên của George Floyd, nạn nhân người Mỹ da đen đã thiệt mạng khi bị cảnh sát Mỹ bắt giữ tại thành phố Minneapolis cách đây vài ngày.
Video đang HOT
Các đám đông sau đó đã kéo đến khu vực bức tường Berlin trước đây và vẽ bức chân dung của George Floyd. Nhiều ngôi sao bóng đá Đức sau đó đã thể hiện sự ủng hộ và tưởng nhớ đến George Floyd trong các trận bóng đá thuộc giải Vô địch quốc gia Đức, Bundesliga.
Trong khi đó, tại thủ đô London của Anh, hàng nghìn người đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ và quảng trưởng Trafalgar, mang theo các biểu ngữ ủng hộ các cuộc biểu tình đang lan rộng trên khắp nước Mỹ hai ngày qua.
Một người biểu tình tuyên bố, cô vẫn quyết tâm xuống đường bất chấp các rủi ro nhiễm bệnh trong tình cảnh đại dịch Covid-19 tại Anh vẫn đang nghiêm trọng.
“Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc giết chết bao sinh mạng mỗi ngày. Trước khi có đại dịch, người da đen vẫn thiệt mạng. Vì thế, hôm nay tôi đến đây đấu tranh cho những người đang chết ngày hôm nay, ngày hôm qua hay từ 400 năm trước. Đúng là chúng ta có thể chết vì virus nhưng có những người đang bị cảnh sát giết hại”./
Người Hồi giáo cầu nguyện ở nhà thờ Công giáo Đức để bảo đảm giãn cách
Đây là tín hiệu mừng về tình đoàn kết giữa Hồi giáo và Công giáo trong mùa dịch Covid-19.
Một nhà thờ Công giáo ở thủ đô Berlin (Đức) đã đón người Hồi giáo đến cầu nguyện, do nhiều nhà thờ Hồi giáo không có đủ không gian tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội cho các tín đồ đến cầu nguyện. Đây là tín hiệu về tình đoàn kết giữa các tôn giáo trong đại dịch Covid-19.
Biểu tượng của Kitô giáo và Hồi giáo. Ảnh: NPR.
Nhà thờ Hồi giáo Dar Assalam tại quận Neuklln (Berlin) thường đón hàng trăm người Hồi giáo đến dự thánh lễ ngày thứ 6 nhưng hiện chỉ có thể đón 50 người vì yêu cầu giãn cách mà chính phủ ban hành để chống dịch Covid-19.
Trong tháng lễ Ramadan, nhà thờ Công giáo Martha Lutheran gần đó đã đề nghị giúp đỡ, đón các tín đồ Hồi giáo đến cầu nguyện bằng tiếng Arab và tiếng Đức.
Thầy tế Mohamed Taha Sabry cho biết: "Đại dịch đã đưa chúng tôi trở thành 1 cộng đồng, khủng hoảng đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. Những gì diễn ra là tình đoàn kết. Nhà thờ Công giáo chứng kiến khó khăn của người Hồi giáo và đã hỏi chúng tôi: Các bạn có cần không gian để cầu nguyện không? Và họ cho chúng tôi nơi để cầu nguyện trong thánh lễ ngày thứ 6, đó là tín hiệu tuyệt vời của tình đoàn kết giữa mùa dịch bệnh".
Tuy nhà thờ Công giáo, được xây bằng gạch đỏ theo phong cách kiến trúc Phục Hưng mới, khác xa các thánh đường Hồi giáo nhưng theo các tín đồ Hồi giáo tới cầu nguyện ở đây thì nếu bỏ qua các chi tiết nhỏ thì các nhà thờ đều là Ngôi nhà của Chúa.
Đức cho phép mở cửa trở lại những nơi thờ tự từ ngày 4-5 sau nhiều tuần đóng cửa phong tỏa để chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, các tín đồ đến cầu nguyện tại các địa điểm thờ tự phải duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5m./.
Nữ hoàng Anh: 'Đừng bao giờ tuyệt vọng' Nữ hoàng Elizabeth II kêu gọi người Anh "đừng bao giờ bỏ cuộc, đừng bao giờ tuyệt vọng" trong thông điệp kỷ niệm 75 Ngày Chiến thắng phát xít. Nữ hoàng Elizabeth II có bài phát biểu được truyền hình trực tiếp vào 21h ngày 8/5 (3h ngày 9/5 giờ Hà Nội) từ lâu đài Windsor, Berkshire, Anh, nhân kỷ niệm 75 năm...