Biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Pháp
Hơn 100 tổ chức xã hội và nghiệp đoàn của Pháp đã tổ chức cuộc biểu tình quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành của nước này vào ngày 30.11 để phản đối nạn phân biệt chủng tộc, theo AFP.
Riêng tại thủ đô Paris, các nhà tổ chức cho biết có khoảng 25.000 người đã cùng xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ với Bộ trưởng Tư pháp nước này, bà Christiane Taubira.
Hàng chục ngàn người biểu tình tại các tỉnh thành của Pháp trong ngày 30.11 để phản đối nạn phân biệt chủng tộc
Nhiều chính trị gia cũng có mặt trong đoàn biểu tình như Tổng thư ký đảng Xã hội (đảng cầm quyền) Harlem Désir, Chủ tịch đảng Cánh tả Jean-Luc Mélenchon, Thứ trưởng Giáo dục George Pau-Langevin…
Thời gian vừa qua, bà Taubira liên tục bị nhiều thành viên các đảng phái, tổ chức cực hữu tại Pháp lăng mạ vì bà là người da đen.
Video đang HOT
Từ giữa tháng 10, vị bộ trưởng này lần lượt bị bà Anne-Sophie Leclère (ứng viên kỳ bầu cử địa phương của đảng Mặt trận dân tộc), báo cực hữu Minute và một người biểu tình cực hữu công khai trực tiếp hoặc gián tiếp so sánh bà với… khỉ.
Bà Leclère hiện đã bị đảng Mặt trận dân tộc loại khỏi danh sách ứng viên còn báo Minute đang bị tòa án Paris mở cuộc điều tra với cáo buộc phân biệt chủng tộc.
Những người tham gia đợt biểu tình ngày 30.11 đã giơ nhiều khẩu hiệu như: “Đồng hành chống phân biệt chủng tộc trước khi tệ nạn này giẫm đạp lên xã hội chúng ta”; “Chúng ta đều là Taubira”… để chống nạn phân biệt chủng tộc”…
Theo Thanh Niên
Sức khỏe cựu Tổng thống Nam Phi 'ổn định nhưng nguy kịch'
Chính phủ Nam Phi cho biết sức khỏe của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (95 tuổi) "vẫn ổn định nhưng nguy kịch", theo AFP ngày 18.11.
"Sức khỏe của cựu Tổng thống Mandela vẫn ổn định nhưng nguy kịch", AFP dẫn thông cáo của chính phủ Nam Phi sau khi Tổng thống Nam Phi, ông Jacob Zuma, đích thân đến thăm ông Mandela.
Ông Mandela được xuất viện, điều trị tại nhà kể từ ngày 1.9 đến nay. Trước đó, ông Mandela đã nằm viện gần 3 tháng để điều trị nhiễm trùng phổi.
Chính quyền Nam Phi từ chối cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sức khỏe ông Mandela, với lý do gia đình ông Mandela muốn được đảm bảo quyền riêng tư.
Phát biểu với một tờ báo địa phương, vợ cũ của ông Mandela, bà Winnie Madikizela, cho biết ông Mandela không thể nói được vì các bác sĩ vẫn đang đặt những ống rút dịch phổi.
Nhưng ông Mandela vẫn có thể giao tiếp bằng nét mặt, theo bà Winnie.
Bà Winnie cho hay một đội ngũ 22 bác sĩ đang tích cực chăm sóc sức khỏe cho ông Mandela. Cũng theo bà Winnie, phòng ngủ của ông Mandela (tại nhà riêng ở thành phố Johannesburg, Nam Phi) giờ đây trông giống như phòng hồi sức đặc biệt trong bệnh viện.
Ông Mandela đã trải qua 27 năm trong những nhà tù của chế độ apartheid (chế độ phân biệt chủng tộc) ở Nam Phi. Ông được trả tự do vào năm 1990 và sau đó trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.
Cựu Tổng thống Mandela đã phải ra vào bệnh viện nhiều lần kể từ hồi 2012 để điều trị nhiễm trùng phổi.
AFP cho biết có rất ít thông tin được công bố về tình hình sức khỏe của ông Mandela kể từ khi ông được phát hiện mắc bệnh lao giai đoạn đầu, hồi năm 1988.
Vào cuối tháng 4, ông Mandela trông rất yếu khi chụp ảnh với Tổng thống Zuma và các quan chức cấp cao tại nhà của ông, theo AFP.
Theo AFP, ông Mandela không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chung kết World Cup hồi tháng 7.2010 (tổ chức ở Nam Phi), và không tham gia chính trường trong nhiều năm qua.
Theo TNO
Indonesia điều tra quán cà phê phát xít Nhà chức trách Indonesia đang điều tra một quán cà-phê kiểu phát xít sau khi quán này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ người dân và du khách. Nhà chức trách Indonesia đang lên kế hoạch yêu cầu một chủ nhà hàng giải thích lý do ông này mở một cửa hàng cà-phê kiểu Đức Quốc xã khiến người dân và...