Biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi
Bạn biết không chỉ số huyết áp có thể thay đổi theo độ tuổi, giới tính. Theo đó mỗi lứa tuổi sẽ có chỉ số huyết áp lý tưởng khác nhau. Vậy theo biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi thì chỉ số như thế nào là tốt nhất?
Theo nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội tim mạch Mỹ. Huyết áp bình thường và nằm trong ngưỡng an toàn dành cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mmHg. Vậy chỉ số huyết áp lý tưởng dành cho người cao tuổi được thể hiện trên biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi như thế nào?
1. Chỉ số huyết áp có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số huyết áp bình thường, được xác định dựa trên hai trị số là tâm thu và tâm trương. Số đứng trước là huyết áp tâm thu còn số đứng sau là huyết áp tâm trương. Ở mỗi độ tuổi khác nhau hai trị số này cũng có những thay đổi khác nhau. Cụ thể:
Các chỉ số đo huyết áp đều có một ý nghĩa riềng để phản ánh tình trạng huyết áp của từng người (Ảnh: Internet)
- Các chỉ số huyết áp:
Huyết áp tâm thu thể hiện áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim đập.
Còn huyết áp tâm trương lại cho thấy huyết áp của bạn đang tác động đến thành động mạch như thế nào, trong khi tim đang được nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.
- Chỉ số nào quan trọng hơn?
Thực tế, huyết áp tâm thu được xem là yếu tố làm cho người trên 50 tuổi mắc bệnh tim mạch. Đa số huyết áp tâm thu tăng lên một cách đều đặn do tuổi tác, hoặc do tăng độ cứng động mạch lớn. Hay do sự phát triển lâu ngày của mảng bám làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Nhìn chung, huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương tăng lên, cũng sẽ khiến cho huyết áp tăng cao. Có rất nhiều người có nguy cơ bị đột quỵ, bệnh về tim bởi huyết áp tâm trương tăng cao.
- Vậy tại sao huyết áp lại được đo bằng mmHg?
mmHg là tên viết tắt của milimet thủy ngân. Thông thường milimet thủy ngân được sử dụng trong các máy đo huyết áp chính xác đầu tiên. Đến nay nó vẫn được sử dụng để làm đơn vị tiêu chuẩn cho áp suất trong y học.
2. Các tình trạng huyết áp thường gặp
Đo huyết áp thường xuyên để biết mình đang trong tình trạng nào? Có bị cao huyết áp hay không? (Ảnh: Internet)
- Huyết áp bình thường: Đối với người lớn thì huyết áp tâm thu (tối đa) dưới 120mmHg. Còn huyết áp tâm trương (tối thiểu) ở mức dưới 80mmHg.
- Huyết áp cao : Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, hay huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Thì được chẩn đoán là đã bị bệnh cao huyết áp.
Video đang HOT
- Tiền cao huyết áp: Sau khi đo huyết áp thu về giá trị nằm ở giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao thì được xem là tiền cao huyết áp. Nói một cách dễ hiểu thì khi huyết áp tâm thu ở mức 120 đến 139 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương đo được ở mức 80-90 mmHg thì người đó bị tiền cao huyết áp.
- Huyết áp thấp: Khi huyết áp tâm thu ở dưới ngưỡng 90mmHG hoặc giảm 25mmHg so với bình thường, thì được xem là huyết áp thấp.
3. Biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi
Tất cả những chỉ số trên đều được thể hiện bằng biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi. Nhìn vào bảng biểu đồ đó bạn sẽ biết được huyết áp của mình thuộc diện nào. Từ đó giúp cho bạn và người thân trong quá trình sử dụng máy đo huyết áp biết được chỉ số đó có nghĩa là gì. Cụ thể:
Bạn có thể tham khảo thêm quá trình Lựa chọn máy đo huyết áp: Những tiêu chí và lưu ý bạn nhất định phải biết để đo huyết áp có kết quả chính xác.
Biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi:
4. Nguyên tắc khi đo huyết áp bạn cần biết
Để có được những chỉ số đo huyết áp chính xác nhất khi thực hiện đo huyết áp cho người cao tuổi. Hay bất kỳ lứa tuổi nào đó bạn cần nắm được một số nguyên tắc sau:
Để có được chỉ số đo huyết áp chính xác bạn cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản nhất (Ảnh: Internet)
- Thư giãn khoảng 10 phút trước khi tiến hành đo huyết áp.
- Các lần đo liên tiếp cách nhau ít nhất 2 phút.
- Không ăn no, hay hút thuốc lá, uống rượu bia trước khi thực hiện đo.
- Nên đo huyết áp trên cùng một cánh tay, thường đo ở cánh tay bên trái sẽ cho kết quả chính xác hơn.
- Giữ vị trí động mạch cánh tay luôn ngang bằng so với tim bạn nhé.
- Tuyệt đối không mặc áo bó chặt bắp tay khi đo.
- Không nói chuyện, di chuyển, bắt chéo tay chân hoặc co bóp cơ tay trong suốt quá trình đo.
- Nếu đo thấy chỉ số quá cao, thì bạn nên lặp lại lần đo ở các ngày kế tiếp trong cùng một điều kiện. Trong trường hợp không thấy thay đổi nhiều bạn nên tìm đến sự tham vấn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích cũng như những chia sẻ về biểu đồ huyết áp cho người cao tuổi theo độ tuổi. Từ đó có thể tự đo và đọc chỉ số đo huyết áp cũng như hiểu về ý nghĩa của từng chỉ số theo độ tuổi. Và có được những phương pháp để chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình một cách tốt nhất.
Các bước đo huyết áp chính xác nhất bạn cần phải biết
Việc xác định chính xác chỉ số huyết áp của bản thân là vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị cao huyết áp. Vậy đo huyết áp cần qua các bước nào để có kết quả chính xác nhất?
Cao huyết áp rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nó được coi như là "kẻ giết người thầm lặng". Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên nhớ chỉ số huyết áp như nhớ số tuổi của mình.
Với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà bằng các máy đo huyết áp điện tử hay bằng tay. Nhưng để có được kết quả chính xác nhất, chúng ta cần nắm vững các bước đo huyết áp. Dưới đây là quy trình đo huyết áp chuẩn được Bộ Y tế ban hành.
1. Nguyên lý đo huyết áp
Để có được chỉ số huyết áp chính xác, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc nguyên lý đo huyết áp. Theo đó, chúng ta cần bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch.
Khi tiến hành đo huyết áp, chúng ta sẽ thu được các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Các trị số này sẽ đánh giá được chúng ta có bị cao huyết áp hay không.
Cụ thể:
- Huyết áp tâm thu: Chỉ số này thu được ở thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi sức ép ở băng cao su giảm.
- Huyết áp tâm trương: Chỉ số này tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi không còn sức ép của bằng cao su.
Để đo huyết áp, chúng ta cần bơm căng một băng tay bằng cao su - Ảnh Internet.
2. Những quy định chung khi tiến hành đo huyết áp
- Trước khi đo huyết áp, cần kiểm tra các bộ phận của máy như van, dải băng quấn, bơm cao su, áp lực kế đồng hồ,... . Nên dùng một máy đo huyết áp cho các lần đo.
- Vị trí đo huyết áp: Thông thường đo ở động mạch cánh tay. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đo ở động mạch khoeo chân và các vị trí khác tùy theo từng trường hợp cụ thể
- Khi ghi chỉ số huyết áp, cần lưu ý phải ghi cả vị trí đo huyết áp.
- Muốn đo huyết áp ở vị trí nào cần tìm động mạch ở vị trí đó.
- Không dừng lại giữa chừng rồi bơm hơi tiếp vì làm như vậy sẽ cho kết quả sai.
- Khi xả hơi, cần lưu ý xả liên tục cho tới khi kim hoặc cột thủy ngân hạ xuống vị trí số 0.
- Khi thấy các chỉ số huyết áp không bình thường như cơn tăng huyết áp kịch phát, huyết áp kẹt, sốc,,... cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Hướng dẫn nguyên lý tự đo huyết áp tại nhà qua bài viết: Bị cao huyết áp tự đo ở nhà được không? Mẹo hay tự đo huyết áp tại nhà chính xác nhất.
Những quy định chung khi tiến hành đo huyết áp - Ảnh Internet.
3. Quy trình đo huyết áp chính xác
Dù tiến hành đo chỉ số huyết áp tại các phòng khám hay tại nhà, chúng ta đều cần thực hiện đúng theo quy trình sau:
- Trước khi đo huyết áp, cần nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 - 10 phút.
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia trước khi đo huyết áp 2 tiếng.
- Tư thế đo chuẩn xác nhất: Người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang với mức tim. Ngoài ra, cũng có thể được đo huyết áp ở các tư thế nằm hoặc đứng. Lưu ý, những người cao tuổi hoặc người mắc bệnh đái tháo đường nên đo huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.
Tư thế đúng khi đo huyết áp là cánh tay duỗi thẳng - Ảnh Internet.
- Khi đo huyết áp, cần sử dụng máy đo huyết áp và các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn định kỳ.
- Bề dài của bao đo huyết áp (nằm trong băng quấn) tối thiểu phải bằng 80% chu vi của cánh tay người đo, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Người thực hiện đo huyết áp cần lưu ý quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang bằng mức với vị trí tim.
- Trong trường hợp không sử dụng máy đo huyết áp tự động, cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe trước khi đo huyết áp . Khi không còn thấy mạch đập, người tiến hành đo cần bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập.
- Chỉ số huyết áp tâm thu thu được ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên (hay còn gọi là pha I của Korotkoff) và trị số huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
- Không nói chuyện, cười đùa khi đang đo huyết áp.
- Trong lần đo chỉ số huyết áp đầu tiên, cần đo ở cả hai cánh tay. Lưu ý đo huyết áp tay nào có trị số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi chỉ số huyết áp ở các lần sau.
- Nên đo huyết áp tối thiểu là 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 đến 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi người cần đo đã nghỉ trên 5 phút.
- Chỉ số huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
- Đo huyết áp nhiều lần giúp làm tăng độ chính xác ở những người có tiền sử rối loạn nhịp tim.
- Cần ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 120/80 mmHg). Lưu ý không làm tròn số quá hàng đơn vị và cần thông báo ngay kết quả cho người được đo để có những bước xử trí tiếp theo nếu cần thiết.
Như những thông tin được cung cấp trong bài viết ở trên. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách đo huyết áp để đo chính xác và kịp thời phát hiện để điều trị bệnh đúng cách không để bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe bản thân cũng như có cách xử lý kịp thời nếu người thân hoặc người xung quanh gặp phải tình trạng cao huyết áp.
Những điều cần biết về chỉ số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số Một trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh về huyết áp là hiểu rõ tình trạng huyết áp của bản thân. Trong đó, nắm vững chỉ số huyết áp là điều vô cùng quan trọng để có cách chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp qua bài viết dưới...