Biến thể virus ở Ấn Độ là từ 15 đột biến chuyên biệt
Biến thể B.1.617 dễ lây lan hơn nhưng không chắc gây chết người nhiều hơn. Biến thể này có lẽ cũng không phải là nguyên nhân duy nhất khiến dịch bùng phát ở Ấn Độ.
Ngày 19-4, người lao động ồ ạt ra bến xe về quê sau khi thủ đô New Delhi bị phong tỏa một tuần – Ảnh: PTI
Sau các biến thể được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil, đến lượt biến thể mang đột biến kép xuất hiện ở Ấn Độ (biến thể B.1.617).
Báo Ouest-France (Pháp) ngày 19-4 đã giải thích rõ năm vấn đề liên quan đến biến thể này.
Biến thể B.1.617 xuất hiện cuối năm 2020
Biến thể B.1.617 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 5-10-2020 tại thành phố Nagpur (bang Maharashtra) thuộc miền trung Ấn Độ.
TS di truyền học Rakesh Mishra – giám đốc Trung tâm Sinh học phân tử và tế bào Ấn Độ (CCMB) – cho biết: “Chúng tôi phải mất một thời gian để nhận ra biến thể thực sự xuất hiện nên đến tháng 12-2020 mới có thể xác nhận”.
Biến thể mang hai đột biến L452R và E484Q đã biết
Biến thể B.1.617 được gọi là biến thể kép vì chứa đột biến L452R đã được quan sát thấy trên biến thể ở California và đột biến E484Q trên hai biến thể ở Nam Phi và Brazil.
Video đang HOT
Đột biến L452R giúp virus tăng sức đề kháng với kháng thể và vắc xin, còn đột biến E484Q làm tăng thêm khả năng lây nhiễm.
Trước đó hai đột biến này chưa từng xuất hiện cùng nhau trong cùng một chủng virus.
Về khoa học, gọi “đột biến kép” là không phù hợp vì biến thể B.1.617 không chỉ đột biến hai lần và không phải là virus tái tổ hợp từ hai biến thể khác nhau.
TS Anurag Agrawal – giám đốc Viện Gen đơn bội và sinh học tích hợp ở New Delhi – giải thích: “Biến thể ở Ấn Độ là kết quả của 15 đột biến chuyên biệt. Chúng tôi không quan sát thấy có hiện tượng tái tổ hợp các đột biến từ hai biến thể ở California và Nam Phi”.
Bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Lok Nayak Jai Prakash (LNJP) ở New Delhi ngày 15-4 – Ảnh: REUTERS
Có thể dễ lây hơn nhưng chưa chắc gây chết người nhiều hơn
Mặc dù biến thể B.1.617 mang đột biến kép nên dễ lây hơn nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định biến thể này gây chết người nhiều hơn.
TS Benjamin Davido ở Bệnh viện Raymond-Poincaré tại Garches (Pháp) xác nhận “chúng ta chưa biết nhiều về khả năng gây chết người của biến thể ở Ấn Độ”.
Ngoài ra, cần lưu ý một số đặc điểm khác của biến thể B.1.617.
Biến thể mang đột biến E484Q, do đó sẽ kháng lại các kháng thể mạnh hơn, như vậy có thể làm giảm khả năng miễn dịch dù đến nay vấn đề này chưa được chứng minh.
Do đó, Cơ quan Y tế công cộng quốc gia Pháp (SPF) cảnh báo người đã tiêm vắc xin hoặc đã nhiễm COVID-19 có thể sẽ không được bảo vệ đầy đủ để chống lại biến thể B.1.617.
Không phải là nguyên nhân duy nhất thúc đẩy dịch bùng phát
Mặc dù biến thể B.1.617 dễ lây lan hơn nhưng các nhà khoa học vẫn còn thận trọng về tác động của biến thể mới này đối với tình hình COVID-19 ở Ấn Độ vì còn nhiều yếu tố khác có thể tác động.
Ngày 8-4, Cơ quan Y tế công cộng quốc gia Pháp lưu ý tình hình COVID-19 ở Ấn Độ xấu đi còn do nhiều cuộc tụ tập đông người gần đây và người dân ít quan tâm phòng ngừa.
TS virus học Shahid Jameel giải thích dân Ấn Độ đã tập trung đông người trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương gần đây và trong lễ hội Kumbh Mela với hàng triệu tín đồ Ấn giáo trầm minh dưới sông Hằng.
Trên thực tế biến thể B.1.617 dường như lây nhiễm phổ biến ở một số vùng. Tại bang Maharashtra, biến thể B.1.617 chiếm hơn 55% số ca nhiễm so với từ 15-20% vào tháng 3-2021.
Tuy nhiên, cần xem xét thận trọng số liệu này vì xét nghiệm giải trình tự gen chưa phổ biến ở Ấn Độ.
Các tín đồ Ấn giáo tập trung trên bờ sông Hằng trong lễ hội Kumbh Mela ở Haridwar ngày 12-4 – Ảnh: AFP
Biến thể B.1.617 đã được phát hiện ngoài Ấn Độ
Cơ quan Y tế công cộng quốc gia Pháp cho biết biến thể B.1.617 đã được phát hiện không thường xuyên ở Anh, Đức, Canada, Singapore và Guadeloupe (Pháp).
Trang web outbreak.info (Mỹ) dựa trên dữ liệu từ nền tảng quốc tế GISAID cho biết một số ca nhiễm biến thể B.1.617 cũng đã được phát hiện tại Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý.
Anh điều tra biến thể SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ
Giới chức y tế Anh đang điều tra về một biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ, tuy nhiên chưa có đủ bằng chứng để nhận định biến thể này nguy hiểm đến đâu.
Giáo sư Susan Hopkins, Giám đốc của Cơ quan Y tế công của Anh (PHE) cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn với kênh BBC ngày 18/4.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Giáo sư Hopkins cho biết: "Chúng tôi hiện chưa có đủ dữ liệu về biến thể này để biết biến thể có đáng lo ngại hay không. Để xác định, chúng tôi phải xem xét mức độ làm tăng lây nhiễm, tăng độ trầm trọng của các triệu chứng cũng như khả năng kháng vaccine. Chúng tôi hiện vẫn đang theo dõi các dữ liệu hằng ngày". PHE cho biết đã ghi nhận 77 ca nhiễm biến thể này tại Anh.
Liên quan đến vấn đề nguồn cung vaccine của Liên minh châu Âu (EU), ngày 18/4, Ủy viên châu Âu về thị trường nội khối Thierry Breton để ngỏ khả năng EU có thể quyết định không tiếp tục đặt hàng vaccine của AstraZeneca do việc giao hàng đợt 1 chậm trễ hơn thỏa thuận.
EU ban đầu đặt mua 120 liều vaccine AstraZeneca cho 27 nước thành viên trong quý I/2021 và 180 triệu liều trong quý II/2021. Tuy nhiên đến nay AstraZeneca mới chuyển giao 30 triệu liều, và dự kiến trong quý tiếp theo chỉ có thêm 70 triệu liều.
Ông Breton khẳng định hiện chưa có gì chắc chắn và EU vẫn đang đàm phán với AstraZeneca. Tuy nhiên ông nhấn mạnh dù quyết định thế nào cũng không xuất phát từ lý do y tế hay dịch tễ học, đồng thời khẳng định vaccine AstraZeneca mang lại nhiều lợi ích hơn là nguy cơ.
Trước đó, ngày 16/4, Bộ trưởng công nghiệp Pháp Agnes Pannier-Runacher cũng đề cập đến khả năng EU sẽ không gia hạn hợp đồng với AstraZeneca và cả Johnson&Johson trong năm 2022.
Một số nước EU đã ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca do lo ngại nguy cơ xảy ra phản ứng phụ xuất hiện huyết khối. Tuy nhiên, phần lớn các nước đã nối lại chương trình tiêm chủng bằng vaccine AstraZeneca sau khi cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine này.
Phát hiện biến thể SARS-CoV-2 mang đột biến kép ở Mỹ Khu vực vịnh California ở Mỹ đã xuất hiện một biến thể mới của SARS-CoV-2 mang đột biến kép. Ảnh minh họa: Getty Images Theo Foxnews, thông qua giải trình tự gien, Phòng thí nghiệm Virus Lâm sàng Stanford đã xác nhận thông tin về ca mắc biến thể mới xuất hiện này. Biến thể có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ít nhất...