Biến tấu với cách nấu chè thưng đơn giản cùng bột khoai
Món chè thưng cùng bột khoai là sự biến tấu hoàn hảo của đặc sản chè thưng Nam Bộ nổi tiếng khắp cả nước. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu chè thưng đơn giản qua bài viết sau nhé.
Nguyên liệu làm món chè thưng
Đậu xanh đã cào vỏ: 100g;
Đậu phộng: 100g;
Bột khoai: 100g;
Bột báng: 50g;
Nấm mèo (mộc nhĩ): 20g;
Đường cát trắng: 200g;
Dừa khô: 3 trái;Lá dứa: 10 lá
;Gia vị: muối.
Những nguyên liệu chính cần chuẩn bị để thực hiện món chè thưng bột khoai đơn giản
Các bước nấu món chè thưng
Còn gì tuyệt vời hơn với một chén chè thưng trong những ngày hè oi bức. Món chè này hoàn toàn có thể thực hiện được tại nhà với các bước thực hiện sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu luôn là bước đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hương vị của mỗi món ăn. Từng bước sơ chế để nấu món chè thưng được thực hiện như sau:
Đậu xanh
Đãi vỏ đậu xanh, loại bỏ những hạt bị mốc, mọt;Nếu không có nhiều thời gian bạn nên mua đậu xanh đã cào vỏ sẵn. Tuy nhiên nếu được nên chọn đậu xanh còn nguyên vỏ để mình có thể tự tay làm sạch và lựa chọn những hạt đậu ngon và ưng ý nhất;Điều này tuy mất thời gian và công sức hơn nhưng đảm bảo được chất lượng an toàn và giá thành rẻ hơn so với việc mua đậu đã cào vỏ;Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 30 phút để đậu mềm và nở ra nhanh hơn;Sau khi đã ngâm, vớt đậu xanh ra để ráo.
Đậu xanh bạn ngâm trong nước ấm trong thời gian 30 phút
Dừa khô
Video đang HOT
Ba trái dừa khô đập vỏ lấy hết nước dừa trong;Nạo sạch cùi dừa và thêm 1 chén nước lọc rồi vắt lấy khoảng 400ml nước cốt dừa.
Nạo sạch cùi dừa rồi vắt lấy khoảng 400ml nước cốt
Đậu phộng
Đậu phộng rửa sạch, loại bỏ những hạt bị hư hỏng;Ngâm đậu phộng trong nước lạnh 30 phút sau đó vớt ra để ráo.
Ngâm đậu phộng trong nước lạnh khoảng 30 phút
Nấm mèo, lá dứa
Nấm mèo ngâm trong nước lạnh đến khi nở ra, cắt bỏ phần gốc rồi dùng dao thái sợi lớn;Lá dứa rửa sạch rồi cuộn lại thành bó.
Lá dứa bạn rửa sạch rồi cuộn lại thành bó để tạo thêm vị thơm cho món chè
Bước 2: Nấu chè thưng
Đậu xanh sau khi để ráo đem hấp chín, sau đó lấy ra để nguội;
Hấp chín đậu xanh rồi để nguội
Đậu phộng để nguyên vỏ đem luộc chín cho đến khi hạt đậu mềm;Bột báng và bột khoai cho vào từng nồi để luộc riêng, nấu cho đến khi nhìn thấy phần bột nở trong lại sau đó đem ra xả sạch với nước;
Luộc bột báng và bột khoai rồi xả sạch với nước
Cho nồi lên bếp, để lửa vừa;Cho nước dừa trong, nước cốt dừa và 500ml nước lọc vào đun sôi;Khi thấy nước bốc lên hơi nóng, hạ bớt lửa, cho bột khoai, đậu phộng và lá dứa vào tiếp tục đun;Cho thêm 200g đường cát trắng và dùng muôi khuấy đều cho đến khi đường tan hết;
Thêm đường cát vào nồi chè và khuấy tới khi đường tan hoàn toàn
Tiếp theo cho bột báng, đậu xanh và nấm mèo vào nồi, đảo nhẹ tay để tránh việc đậu xanh và đậu phộng bị nát;Cho thêm muỗng cà phê muối vào nồi và tiếp tục đun với lửa vừa;Đun cho đến khi thấy chè sôi trở lại thì tắt bếp.
Yêu cầu thành phẩm món chè thưng
Món chè thưng sau khi chế biến cần phải đạt được những yêu cầu thành phẩm sau:
Đậu xanh trong chè không bị nát, đậu phộng mềm còn nguyên hạt;
Món chè thưng sau khi chế biến cần phải đảm bảo yêu cầu thành phẩm không bị nát, hạt đậu vẫn còn nguyên
Chè có mùi thơm ngọt của nước dừa, thoang thoảng mùi thơm của lá dứa hòa cùng với vị béo đậu xanh, đậu phộng tạo nên món chè thơm ngon độc đáo;Chè thưng là món ăn đơn giản, dễ thực hiện, có thể kết hợp với rất nhiều loại thực phẩm khác như hạt sen, đậu trắng, khoai môn,… nhưng thành phần chính vẫn là đậu xanh, đậu phộng và nước cốt dừa;Chè thưng ngon nhất khi ăn nóng, phù hợp vào những ngày đông lạnh lẽo ngồi quây quần cùng gia đình và bạn bè để cùng thưởng thức món ăn ngọt dân dã này.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách nấu chè thưng đơn giản với bột khoai tạo nên một hương vị hoàn toàn mới so với món chè truyền thống. Chúc bạn có thể thực hiện thành công món chè thơm ngon, chuẩn vị Nam Bộ này ngay tại nhà để thưởng thức cùng bạn bè, gia đình của mình nhé!
Hướng dẫn cách nấu xôi vò miền Nam ăn hoài không chán
Hạt xôi dẻo thơm mùi đậu xanh, nước cốt dừa hòa quyện hòa hảo cùng nhiều nguyên liệu khác đã tạo nên món xôi vò miền Nam. Hãy cùng tìm hiểu cách chế biến món ăn này qua bài viết sau nhé.
Nguyên liệu làm món xôi vò miền Nam
Món xôi vò miền Nam gồm những nguyên liệu chính sau:
Gạo nếp: 1kg;
Đậu xanh còn vỏ: 300g;
Đường cát trắng: 100g;
Dừa khô: 2 trái.
Nguyên liệu chế biến món xôi vò miền Nam bạn cần chuẩn bị
Cách làm món xôi vò miền Nam
Xôi vò miền Nam dẻo thơm hòa quyện hoàn hảo với vị bùi bùi của đậu xanh mang đến cho thực khách một món ăn vô cùng độc đáo. Bạn hoàn toàn có thể tự chế biến món xôi này tại nhà qua bài viết sau:
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu luôn là bước đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hương vị của mỗi món ăn. Từng bước sơ chế được thực hiện như sau:
Dừa khô
Hai trái dừa khô đập vỏ lấy hết nước dừa trong. Nạo sạch cùi dừa và thêm 1 chén nước lọc rồi vắt lấy khoảng 200ml nước cốt dừa.
Dừa khô nạo sạch cùi dừa rồi vắt lấy 200ml nước cốt
Đậu xanh
Đãi vỏ đậu xanh, loại bỏ những hạt bị mốc, mọt. Nếu không có nhiều thời gian bạn nên mua đậu xanh đã cào vỏ sẵn. Tuy nhiên nếu được nên chọn đậu xanh còn nguyên vỏ để mình có thể tự tay làm sạch và lựa chọn những hạt đậu ngon và ưng ý nhất. Điều này tuy mất thời gian và công sức hơn nhưng đảm bảo được chất lượng an toàn và giá thành rẻ hơn so với việc mua đậu đã cào vỏ.
Đậu xanh bạn ngâm trong nước 6 - 7 tiếng đồng hồ
Ngâm đậu xanh trong nước từ 6-7 tiếng đồng hồ, tốt nhất nên ngâm để qua đêm. Ngâm trong nước đủ lâu sẽ làm cho hạt đậu có thời gian mềm và nở ra đều hơn.Sau khi đã ngâm, vớt đậu xanh ra để ráo
. Gạo nếp
Gạo nếp nên sử dụng gạo nếp cái hoa vàng của Tây Bắc bởi sự dẻo dai và mùi thơm của hạt nếp sau khi được nấu thành xôi.Gạo nếp đãi sạch sau đó ngâm với nước từ 6-8 tiếng để hạt gạo mềm dẻo hơn khi nấu xôi. Trong bước ngâm gạo có thể cho thêm 1 thìa muối ăn để khi nấu xong xôi sẽ có một chút xíu vị mặn đậm đà hơn.
Ngâm gạo nếp trong khoảng 6 - 8 tiếng để hạt gạo mềm dẻo hơn khi nấu
Bước 2. Nấu xôi
Toàn bộ các bước hấp xôi vò miền Nam mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà
Cho đậu xanh và nước dừa tươi vào nồi bắc lên bếp nấu chín. Sau đó lấy muỗng nghiền nhuyễn đậu xanh đã nấu chín đó. Không nên dùng máy để xay đậu bởi lực tác động quá mạnh sẽ làm cho đậu xanh bị khô ảnh hưởng đến hương vị của xôi sau khi hoàn thành.Đặt xửng hấp lên bếp, để lửa vừa.Bạn nên đổ nước khoảng 1/2 nồi hấp để tránh tình trạng cạn nước khi hấp.Trải gạo nếp đã ngâm dàn đều lên bề mặt nồi hấp.Sau 15 phút hấp, tắt lửa sau đó rưới phần nước cốt dừa và đảo đều tay lên bề mặt gạo. Nước cốt dừa giúp cho món xôi có được mùi thơm béo và vị ngọt thanh vừa phải.Sau khi cho nước cốt dừa, bật bếp lên lại với ngọn lửa vừa và hấp thêm khoảng 5 phút. Sau đó cho đậu xanh đã nhuyễn và đường cát trắng vào xôi và trộn đều cho đến khi từng hạt xôi tách rời nhau.Đậy vung và hấp thêm 10 phút nữa để xôi được thơm ngon và dẻo. Tắt bếp và bày xôi ra đĩa.
Yêu cầu thành phẩm của món xôi vò miền Nam
Xôi vò miền Nam khác biệt so với những món xôi khác bởi hạt xôi giống như hạt gạo sống và không dính vào nhau. Khi ăn xôi có vị dẻo của gạo nếp, vị thơm bùi của đậu xanh hòa quyện cùng mùi thơm béo của nước cốt dừa tạo nên sự hấp dẫn của món ăn.
Món xôi vò miền Nam sau khi chế biến phải đạt độ dẻo của nếp, thơm của đậu xanh và béo ngậy của nước cốt dừa
Món xôi vò miền Nam có thể ăn kèm với giò chả, ruốc, pate, vừng (mè) hoặc một chút dừa nạo đều rất ngon.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về món xôi vò miền Nam, món ăn sáng tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng cho cả nhà. Chúc bạn có thể chế biến thành công món ăn để thay đổi thực đơn bữa sáng thêm phần độc đáo hơn nhé.
Học ngay cách nấu chè bí đỏ thơm ngon tuyệt đỉnh như ngoài hàng Món chè bí đỏ vàng ươm với hương vị thơm mát chính là món ăn giải nhiệt giúp bạn xua tan đi cái nóng của mùa hè. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu chè bí đỏ cực đơn giản tại nhà qua bài viết sau nhé. Nguyên liệu làm món chè bí đỏ Những nguyên liệu chính của món chè bí đỏ Để...