Biên giới Trung-Ấn “căng như dây đàn”: Nguy cơ chiến tranh đang rất gần?
Căng thẳng hiện nay ở biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang gây ra những lo ngại rằng kịch bản có thể lặp lại cuộc chiến biên giới năm 1962 giữa hai nước.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng cho xung đột. (Ảnh: Getty)
Hai bên sẵn sàng cho xung đột
Truyền thông chính thống và giới chuyên gia Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ rằng, một cuộc xung đột có thể dẫn tới chiến danh nếu như sự việc không được giải quyết suôn sẻ, và rằng Ấn Độ nên nhìn lại bài học lịch sử.
Đáp lại những cảnh báo của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley nói: “Ấn Độ hôm nay không còn là Ấn Độ của năm 1962″.
Khi được hỏi về nguy cơ leo thang căng thẳng biên giới Trung-Ấn hiện nay, ông Luo Zhaohui, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, cũng không phủ nhận.
Về phía Ấn Độ, Tham mưu trưởng lục quân Bipin Rawat cũng thừa nhận nguy cơ xảy ra chiến tranh. Ông Rawat nói: “Quân đội Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh đối phó với những đe dọa an ninh từ Trung Quốc, Pakistan và cả trong nước”.
Chính phủ Ấn Độ mới đây đã cho phép quân đội nước này mua sắm khẩn cấp đạn dược, vũ khí, một động thái mà giới quan sát cho rằng New Delhi đã sẵn sàng cho kịch bản căng thẳng nhất.
Ngòi nổ chiến tranh Trung-Ấn không chỉ bắt nguồn từ căng thẳng gần đây ở cao nguyên Doklam thuộc vùng biên giới Sikkim, mà bắt nguồn từ nhiều thập niên trước. Một cuộc chiến tranh giữa 2 quốc gia sở hữu hạt nhân với khoảng 2,6 tỷ dân này, nếu nổ ra, hệ quả sẽ vô cùng khôn lường.
Căng nhưng khó đứt
Video đang HOT
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có những cân nhắc riêng để kịch bản chiến tranh không lặp lại. (Ảnh: AFP)
Tạp chí Dipomat dẫn nhận định của ông Rajeesh Kumar, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng có trụ sở tại New Delhi, cho rằng chiến tranh Trung-Ấn là kịch bản nguy hiểm nhưng khó xảy ra.
Về phía Ấn Độ, dấn vào một cuộc chiến lúc này không phải là lựa chọn khôn ngoan bởi chính phủ hiện thời đang phải đối mặt với những thách thức trước thềm cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5/2019.
Một cuộc chiến dù chớp nhoáng hay lâu dài với Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn gặp nhiều thách thức trong giai đoạn cải cách của Ấn Độ.
Ngay cả khi Ấn Độ giành chiến thắng trong cuộc chiến mà họ phải lao tâm khổ tứ, thì sức mạnh quân sự, kinh tế cũng như những lợi thế chiến lược của Trung Quốc cũng sẽ cho thấy cuộc chiến đó chẳng có ý nghĩa gì với New Delhi.
Vì vậy, lựa chọn tốt nhất của Ấn Độ là chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng không phải là nổ phát súng đầu tiên.
Về phía Trung Quốc, mặc dù liên tục đưa ra những cảnh báo răn đe, rầm rộ tập trận sát nách Ấn Độ, nhưng giới quan sát cho rằng Trung Quốc không dễ dàng quyết định lao vào một cuộc chiến.
Lý do được đưa ra là ưu tiên hiện nay của Bắc Kinh là nâng cao vị thế của một siêu cường kinh tế. Mặc dù quốc tế thừa nhận vị thế kinh tế của Trung Quốc nhưng không thừa nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu trong tương lai của họ. Trong bối cảnh này, nếu Trung Quốc giao chiến với Ấn Độ sẽ chỉ làm xấu đi hình ảnh của họ.
Nói cách khác, điều khiến Trung Quốc-Ấn Độ không rơi vào cuộc chiến chính là những tính toán trong nước của Ấn Độ, trong khi với Bắc Kinh là những tính toán quốc tế.
Minh Phương
Theo Diplomat
Báo Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Ấn Độ
Căng thẳng biên giới Trung-Ấn có dấu hiệu gia tăng và truyền thông Trung Quốc mới đây tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng cho một cuộc xung đột lâu dài với Ấn Độ.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Theo Hindustan Times, Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhau ở khu vực Dokalam từ tháng trước. Đây là vùng biên giới tranh chấp giữa ba bên Ấn Độ, Bhutan và Trung Quốc.
Doka La là tên Ấn Độ đặt cho khu vực này trong khi Bhutan gọi là Dokalam còn Trung Quốc tuyên bố đây là một phần của Donglang.
Căng thẳng leo thang khi quân đội Trung Quốc cho xây dựng một con đường ở đây. Cả hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng cường điều thêm binh sĩ đến khu vực đề phòng xung đột nổ ra.
Bắc Kinh cáo buộc New Delhi muốn đưa lính biên phòng vào khu vực tranh chấp để cản trở việc mở đường. Ấn Độ nói tuyến đường mà quân đội Trung Quốc xây dựng sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh của nước này.
Binh sĩ Trung Quốc-Ấn Độ canh gác ở khu vực biên giới.
Quân đội hai nước sau đó đối đầu tại một thung lũng chiến lược do Trung Quốc kiểm soát.
Trong diễn biến mới nhất, thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải bài xã luận tuyên bố Bắc Kinh không ngại "chiến tranh" với New Delhi.
"Ấn Độ nên sẵn sàng cho một cuộc xung đột lâu dài", Thời báo Hoàn Cầu viết.
Thông điệp của Thời báo Hoàn Cầu phản ánh phần nào lập trường cứng rắn của Trung Quốc về vấn đề căng thẳng biên giới Trung-Ấn, theo Hindustan Times.
"Trung Quốc có biện pháp mạnh hơn nữa dọc Đường Kiểm soát thực tế (Line of Actual Control - LAC). Nếu Ấn Độ tiếp tục gây căng thẳng, nước này sẽ phải hứng chịu hậu quả xung đột toàn diện với Trung Quốc", Thời báo Hoàn Cầu viết. "Trung Quốc không muốn chiến tranh với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh cũng không ngại chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và sẽ sẵn sàng cho xung đột".
Binh sĩ Ấn Độ chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Thời báo Hoàn Cầu nhắc lại sự kiện chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. "Đường biên giới dài 3.500km giữa hai nước chưa bao giờ ngừng tranh chấp. Kể từ sự kiện năm 1962, Ấn Độ liên tục leo thang căng thẳng. Trung Quốc cần sẵn sàng cho xung đột va đối đầu trong tương lai".
"Nếu Ấn Độ muốn dồn quân ở khu vực biên giới thì hãy cứ làm. Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào cuộc chơi với Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự", Thời báo Hoàn Cầu viết.
Bài viết cũng khẳng định sức mạnh quân sự và cơ sở hạ tầng kinh tế của ở biên giới Trung-Ấn sẽ là ưu thế đáng kể của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra một lần nữa.
Cuối cùng, thời báo Hoàn Cầu đề nghị hai bên nên kiềm chế, tránh căng thẳng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Theo Danviet
Hậu quả nếu chiến tranh biên giới Trung-Ấn nổ ra Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể gây thiệt hại nặng nề cho hai nước và ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu. Tờ Global Times của Trung Quốc mới đây cảnh báo sẽ nổ ra "đối đầu tổng lực" nếu Ấn Độ không rút quân khỏi cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc...