Biển Đông nóng: Trung Quốc chuyển động theo động thái của Mỹ?
Trung Quốc vẫn duy trì lượng tàu lớn với khoảng 114-119 tàu các loại để bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Trung Quốc gia tăng tàu quân sự
Cập nhật thông tin đến thời điểm 16h ngày 3/7, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, phía Trung Quốc vẫn duy trì lượng tàu lớn với khoảng 114-119 tàu các loại để bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981 và không cho các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiến lại gần giàn khoan.
Trong số đó có 44-46 tàu Hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 15-16 tàu kéo, 34 tàu cá và 7 tàu quân sự. Như vậy, so với thời gian vừa qua, đây là đợt Trung Quốc huy động số lượng tàu quân sự lớn nhất, (từ trước tới nay nhiều nhất chỉ có 4-6 chiếc tàu quân sự/ngày).
Cùng ngày, tàu Việt Nam đang hoạt động trên biển Hoàng Sa đã phát hiện một lần chiếc máy bay Y-8X, một lần chiếc máy bay chiến đấu J11 và một lần chiếc máy bay trực thăng của Trung Quốc bay qua khu vực giàn khoan.
Tàu quét mìn 842 của Trung Quốc chạy rất gần tàu kiểm ngư 630 của Việt Nam (chỉ cách hơn 900m)
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đáng chú ý, khi tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc, áp sát các tàu Kiểm ngư để ngăn cản ở khoảng cách 200-300m, không cho các tàu Kiểm ngư Việt Nam cơ động vào gần giàn khoan.
Trước tình thế đó, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng khẳng định các tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã chủ động vòng tránh an toàn, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Trong khu vực tàu cá của ngư dân đánh bắt thủy sản, có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của Việt Nam, không cho các tàu cá của Việt Nam tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Hành động của Trung Quốc không làm thay đổi thực tế chủ quyền Việt Nam
Trong một diễn biến khác,cùng ngày 3/7, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: Những hành động leo thang gần đây của Trung Quốc, trong đó có việc mở rộng cảnh báo bão trên toàn Biển Đông không thể làm thay đổi thực tế chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại buổi họp báo ngày 3/7
Bởi vậy, trước thông tin Trung Quốc vừa đưa ra đạo luật chống xâm nhập vùng Biển cấm do nước này đơn phương đặt ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, phía Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.
Phía Việt Nam cũng sẽ tiếp tục kiên trì các biện pháp đấu tranh hòa bình ở nhiều cấp khác nhau.
“Việt Nam sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,” ông Lê Hải Bình nói.
Mặc dù vậy, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, các bên vẫn cần phải ngồi vào bàn đàm phán dựa trên tinh thần tôn trọng luật pháp và những chuẩn mực quốc tế.
Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Ngày 2/7, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục ghi nhận máy bay EP-3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 ở độ cao khoảng 3.000m.
Đây là lần thứ hai các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Biển Đông, ghi nhận sự xuất hiện của máy bay Mỹ.
Trước đó, hôm 1/7, trong buổi gặp gỡ với Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hà Nội, Thiếu tướng Gari Her, Phó Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trên vùng biển Việt Nam.
Đồng thời, thiếu tướng Gari Her cũng thông báo, vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương – 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chuyên gia Trung Quốc kể tội Bắc Kinh
Trong khi đó, giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoành thuộc Trường ĐH Nhân Dân Trung Quốc cho rằng, các chính sách của chính quyền Bắc Kinh sẽ khiến tranh chấp trên Biển Đông ngày càng tồi tệ hơn.
Giáo sư Thời Ân Hoành
Nhận định của giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoành rất đáng chú ý bởi từ trước đến nay, các quan chức Trung Quốc nhiều lần rũ bỏ trách nhiệm trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ.
Chính quyền Bắc Kinh luôn miệng đổ lỗi cho Mỹ gây rắc rối hòng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhận xét về thông tin Úc và Ấn Độ đang gần nhau hơn, giáo sư Thời Ân Hoành nói rằng hoàn toàn “hiển nhiên” khi các quốc gia này muốn thành lập “liên minh chiến lược” với những nước khác bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Theo ông Thời, đó là cách phản ứng trước sự lớn mạnh cũng như việc mở rộng các hoạt động hải quân của Trung Quốc.
Ông Thời nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược của nước này dù nó có phản tác dụng hay không. “Nguyên nhân xuất phát từ niềm tin cá nhân và quan điểm chiến lược của các nhà lãnh đạo trong nước.
Ngoài ra còn bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang lan tràn ở Trung Quốc trong khi quân đội có những toan tính riêng” – giáo sư Thời cho biết. Do đó, xung đột ở biển Hoa Đông, Biển Đông và dãy Himalaya (khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc) sẽ tiếp tục xấu đi.
Trong 2 năm qua, các xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ leo thang đáng kể. Tất cả đều bùng lên một lần nữa trong những tháng gần đây.
Theo Đất Việt
BBC: Việt Nam Philippines cùng đấu tranh vì chủ quyền
Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines, quan chức Việt Nam kêu gọi khối Asean cùng "đấu tranh ngăn chặn hành vi" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đang có chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 2/7-3/7.
Ông đã có hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong cuộc hội đàm, hai ngoại trưởng đã "trao đổi quan điểm về tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và thảo luận về các giải pháp cấp thiết nhằm làm giảm căng thẳng thông qua biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982.
"Hai bên cũng tái khẳng định cam kết chung trong việc đề cao các quy định của luật pháp và giải quyết hòa bình các tranh chấp."
Việt Nam và Philippines lâu nay đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa Asean và Trung Quốc để đạt một Bộ quy tắc về Cách ứng xử ở Biển Đông (COC) làm nền tảng pháp lý để giải quyết các tranh chấp biển.
Tuy nhiên việc đàm phán gặp nhiều khó khăn trắc trở, một phần vì Trung Quốc vẫn muốn thương lượng song phương với các nước liên quan.
Quan điểm của Philippines, theo tường trình của thông tấn Việt Nam, là Trung Quốc đã có nhiều "hành động mang tính chất gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế", làm cho tình hình Biển Đông xấu đi.
Quan điểm này được phía Việt Nam chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Albert del Rosario ngày 3/7/2014. (Ảnh: Reuters)
Asean cùng đấu tranh
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Albert del Rosario, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời nói "không có cách nào khác, các nước có chủ quyền trên Biển Đông, các nước Asean cần phải đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia của Trung Quốc, kể cả đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế".
Thủ tướng cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế phê phán và phản đối Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế...
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines diễn ra trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu có các động thái "chuẩn bị hồ sơ" kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế.
Philippines đã mang Trung Quốc ra tòa này để khiếu nại về tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông và nhiều lần kêu gọi Việt Nam và các nước láng giềng cùng tham gia.
Đầu tháng Năm, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phản ứng phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố tiếp tục vận hành giàn khoan 981 tới giữa tháng Tám, đồng thời chuyển thêm một số giàn khoan khác vào Biển Đông.
Theo BBC
Trung Quốc tự thú: 1 tàu ngư chính hơn 160 lần cản phá tàu Việt Nam ở Biển Đông Truyền thông Trung Quốc thậm chí lớn tiếng ca ngợi tàu này là "anh hùng" khi cản phá tàu Việt Nam tại Biển Đông. Trang tin của đài Phượng Hoàng (Hong Kong) và một số trang tin Trung Quốc như Sina, Sohu... ngày 1/7 đưa tin, tàu Ngư chính 33006 đã quay trở về cảng Châu Sơn (Chiết Giang, Trung Quốc) sau khi...