Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng và cháy rừng bùng phát ở châu Âu
Châu Âu một lần nữa phải chống chọi với cái nóng thiêu đốt trong mùa hè này và những đám cháy rừng bùng phát khắp lục địa từ Địa Trung Hải đến Tây Ban Nha.
Các đợt nóng với nhiệt độ cao hơn
Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt ngọn lửa tại một nhà máy tái chế ở làng Sesklo, Hy Lạp, ngày 26/7/2023. Ảnh: Reuters
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng lên và khiến các đợt nóng xuất hiện thường xuyên hơn. Hội đồng Nhà khoa học Khí hậu Toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ) và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) xác nhận hầu hết các vùng đất liền đều gặp phải tình trạng này.
Khí thải nhà kính từ những hoạt động của con người đã làm nhiệt độ Trái đất tăng đến 1,2 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Và mức nhiệt trên càng ấm hơn sẽ dẫn tới nhiệt độ đỉnh càng cao hơn khi xảy ra những sự kiện nhiệt độ cực đoan.
Trả lời hãng tin Reuters, bà Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London (Anh), người đồng lãnh đạo tổ chức Nghiên cứu Giới hạn Khí hậu Thế giới (WWA) cho biết các đợt nắng nóng hiện tại có nhiệt độ tăng cao với tần suất lớn hơn do biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các đợt nóng. Như ở châu Âu, hoàn lưu khí quyển cũng là một tác nhân quan trọng.
Những dấu vết của biến đổi khí hậu
Để có thể nghiên cứu chính xác cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới một đợt nóng nhất định, các nhà khoa học đã tiến hành những khảo sát giới hạn nhiệt độ. Kể từ năm 2004, đã có tới hơn 400 khảo sát được tiến hành dựa trên những sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm nắng nóng, lũ lụt và hạn hán, nhằm tính toán vai trò của biến đổi khí hậu trong mỗi sự kiện.
Video đang HOT
Việc nghiên cứu trên cũng đưa vào hàng trăm lần so sánh giữa mô phỏng khí hậu hiện tại với mô phỏng khí hậu khi không có khí thải nhà kính do con người gây nên. Dựa trên cơ sở này, các nhà khoa học của WWA đã nhận định nếu con người không tác động lên khí hậu thì khả năng xảy ra đợt nắng nóng kỷ lục ở Tây Âu vào tháng 6 năm 2019 chỉ còn 1%.
Các đợt nắng nóng sẽ trở nên tồi tệ hơn
Việc nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp đã và đang tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Theo bà Sonia Seneviratne, nhà khoa học của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, các đợt nắng nóng kỷ lục trên đất liền sẽ chỉ xảy ra trung bình 10 năm một lần nếu con người không tạo ra những ảnh hưởng lên khí hậu, tuy nhiên hiện nay các đợt nóng đó đã xảy ra thường xuyên hơn gấp 3 lần.
Nhiệt độ chỉ ngừng tăng khi con người ngừng tạo ra khí thải nhà kính. Cho tới lúc đó, các đợt nóng chắc chắn sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Thất bại trong việc giải quyết vấn đề khí hậu sẽ làm các đợt nóng cực đoan leo thang, ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng.
Các quốc gia đã kí kết Thỏa thuận Paris 2015 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải để Trái đất chỉ ấm lên ở mức 2 độ C và hướng tới 1,5 độ C. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay không thể giúp các nước đạt được mục tiêu đó.
IPCC cho biết, trong thời kỳ tiền công nghiệp, cứ mỗi một thập kỷ sẽ xuất hiện một đợt nắng nóng, còn với điều kiện nhiệt độ tăng 1,5 độ C, sẽ có 4,1 đợt nắng nóng trong một thập kỷ và 5,6 đợt khi nhiệt độ tăng 2 độ C.
Việc để nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C đồng nghĩa với việc hầu hết tất cả các năm, thế giới đều sẽ bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng cực đoan.
Vụ cháy rừng ở đảo Tenerife, Tây Ban Nha vào ngày 17/8/2023. Ảnh: Reuters
Biến đổi khí hậu gây nên cháy rừng
Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng khô nóng, làm lửa lan nhanh, cháy lâu và mạnh mẽ hơn.
Ở Địa Trung Hải, sự biến đổi này đã khiến mùa cháy rừng bắt đầu sớm và thiêu đốt nhiều vùng đất liền hơn. Lửa bùng phát từ giữa tháng 7 trên đảo Rhodes (Hy Lạp) đã buộc 20.000 người phải đi sơ tán vì ngọn lửa lan đến các khu nghỉ dưỡng và làng ven biển ở phía đông nam hòn đảo. Thời tiết nóng cũng rút hết độ ẩm từ thảm thực vật, đồng thời biến chúng thành nguyên liệu khô giúp đám cháy lan rộng.
Nhà khoa học Mark Parrington tại chương trình Copernicus chia sẻ, điều kiện nóng và khô hơn sẽ làm cho các đám cháy trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Một nghiên cứu của WWA cũng cho biết, nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra thì khả năng xảy ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong mùa hè này là rất hiếm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chính con người đã đóng một vai trò hoàn toàn áp đảo trong việc gây nên những đợt nóng gay gắt toàn Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc vào tháng 7 năm nay.
Biến đổi khí hậu không phải nguyên nhân duy nhất gây cháy
Việc quản lý rừng và nguồn phát lửa cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tổng hợp dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, hơn 9 trên 10 vụ cháy ở châu lục này xảy ra do những hoạt động đốt phá, các khay nướng dùng một lần, dây điện hoặc mảnh thuỷ tinh bị vứt bừa bãi.
Tây Ban Nha và các quốc gia khác đang phải đối mặt với vấn đề suy giảm dân số trầm trọng tại các vùng nông thôn khi người dân đều chuyển lên thành phố, để lại một lực lượng vô cùng nhỏ ở lại dọn dẹp những thảm thực vật và nhiên liệu có nguy cơ gây nên cháy rừng.
Một vài giải pháp để giảm các đám cháy đã được đề ra như những đám cháy nhân tạo có thể kiểm soát được nhằm mô phỏng lại các đám cháy cường độ thấp trong vòng tuần hoàn hệ sinh thái, hay tạo nên những khoảng trống trong rừng nhằm ngăn chặn đám cháy lan nhanh. Nhưng các nhà khoa học đều đồng tình rằng, nếu không cắt giảm khí thải nhà kính, các vấn đề biến đổi khí hậu, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán sẽ chỉ càng trở nên tồi tệ hơn.
Một hoặc hai thập kỷ nữa, khi con người nhìn lại hiện tại, họ sẽ thấy những mùa cháy rừng trong thời điểm này vẫn còn khá “nhẹ nhàng”, giáo sư kỹ thuật lâm nghiệp Victor Resco de Dios tại Đại học Lleida (Tây Ban Nha) chia sẻ.
Cảnh báo về trạng thái 'bình thường mới' tại châu Âu do Trái Đất ấm lên
Tình trạng Trái Đất ấm lên sẽ mang đến trạng thái "bình thường mới" tại châu Âu, đó là tần suất dày hơn các đợt nắng nóng cực đoan, ngập lụt nghiêm trọng, cháy rừng dữ dội và các bệnh mẫn cảm với khí hậu trong những tháng hè.
Cảnh ngập lụt tại Conselice, gần Ravenna, Italy, ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) ngày 12/6 đã đưa ra cảnh báo trên, nhấn mạnh đến tính cấp thiết cần có biện pháp thích ứng để ngăn chặn tác động tiêu cực đối với mọi sự sống trên Trái Đất. Những đợt nắng nóng chết người, điển hình như những đợt nắng nóng bao trùm châu Âu mùa hè năm 2022, được dự báo sẽ trở nên thường xuyên hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn, đặc biệt khu vực Nam Âu có khả năng ghi nhận thêm nhiều ca tử vong và nhập viện.
Người già và người bệnh là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương nhất. EEA cũng dự báo các trận mưa lớn dẫn đến lũ lụt thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở Tây Bắc và Trung Âu.
Từ năm 1980 đến năm 2021, thiệt hại do lũ lụt đã lên tới gần 258 tỷ euro (280 tỷ USD) ở châu Âu, với mức tăng hằng năm hơn 2%. EEA cảnh báo người châu Âu cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những đợt hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Sau mùa đông khô hạn, độ ẩm của đất thấp, lượng nước dự trữ trong các hồ chứa giảm và dòng chảy của các con sông ở phần lớn Nam và Tây Âu thấp đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mùa hè khắc nghiệt sắp tới.
Sự gia tăng các vụ cháy rừng gần đây cũng là một mối quan tâm lớn. Kể từ năm 1980, cháy rừng trên khắp châu Âu đã cướp đi sinh mạng của 712 người. Mùa cháy rừng năm 2022 là mùa tồi tệ thứ hai kể từ năm 2000, thiêu rụi hơn 5.000 km2 trong những tháng mùa hè.
Khi nhiệt độ tăng trên khắp châu Âu, các loài mang mầm bệnh có thể lan rộng hơn về phía Bắc châu Âu, dẫn đến sự gia tăng các bệnh mẫn cảm với khí hậu.
Trong nỗ lực chống lại những mối đe dọa này, EU và các quốc gia thành viên đã thiết lập các chính sách thích ứng quốc gia và thông qua Luật Khí hậu của EU.
EEA tin rằng các quốc gia thành viên EU cần liên kết các chính sách thích ứng của họ với các chính sách chung, cụ thể như về y tế. Cơ quan này kêu gọi thực hiện khẩn cấp các biện pháp, như kế hoạch hành động về sức khỏe do nhiệt, tăng cường không gian xanh và xanh lam (khu vực tự nhiên và bán tự nhiên) ở các thành phố, đồng thời cảnh báo sớm các bệnh mẫn cảm với khí hậu trên khắp châu Âu để ngăn chặn thảm họa môi trường.
Châu Âu ghi nhận con số kỷ lục về các vụ cháy rừng trong năm 2022 Theo Hệ thống Thông tin về cháy rừng của châu Âu (EFFIS), mặc dù mùa hè ở châu lục này chưa kết thúc, nhưng năm 2022 đã phá vỡ kỷ lục về các vụ cháy rừng ở "Lục địa Già" với gần 660.000 ha rừng bị tàn phá kể từ tháng 1 năm nay. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại...