Biden ‘thanh lọc’ bộ máy chính quyền thời Trump
Một trong những động thái của Biden trong ngày đầu nhậm chức là sa thải loạt quan chức được Trump bổ nhiệm trong nỗ lực xóa bỏ “tàn dư” của chính quyền trước.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lập tức yêu cầu tổng cố vấn Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia Peter Robb, giám đốc Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Mỹ Michael Pack và giám đốc Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Kathleen Kraninger từ chức. Khi Robb từ chối, Biden đã thẳng tay sa thải ông này, thậm chí còn loại bỏ tiếp quyền tổng cố vấn Alice Stock một ngày sau đó.
Toàn bộ loạt quan chức này đều là những người được cựu tổng thống Donald Trump bổ nhiệm. Ngoài những quyết định nổi bật, Biden còn tiến hành một “đợt sóng ngầm” khác nhằm thanh lọc những quan chức được trọng dụng từ thời Trump, những người được yêu cầu dọn dẹp đồ đạc và rời đi ngay lập tức, bất chấp hậu quả pháp lý ra sao.
“Điều đáng chú ý trong tuần đầu nhiệm kỳ của chính quyền Biden chính là tốc độ chớp nhoáng của tân Tổng thống trong việc ghi dấu ấn của mình lên bộ máy chính quyền mà Trump từng coi là ‘Nhà nước Ngầm’ thù địch và cố tìm cách dỡ bỏ”, bình luận viên David Sanger của NYTimes nhận xét.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump, người không có kinh nghiệm chính trị nào, gây chú ý với cam kết “rút cạn đầm lầy”, chỉ giới chính trị gia kỳ cựu tại Washington, với mục tiêu thu hẹp quy mô bộ máy nhà nước Mỹ.
Để thực hiện cam kết này, Trump thường xuyên yêu cầu các cơ quan chính phủ cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô, ngay cả khi ông chưa hiểu rõ về chức năng hay số nhân sự cần thiết để các cơ quan đó vận hành. Ông liên tục sa thải những người “không trung thành”, đưa vào bộ máy những trợ lý thân cận, bổ nhiệm họ vào các vị trí cấp cao với một mệnh lệnh là “cắt giảm quy mô”.
Điều này trở thành một niềm tự hào với Trump, khi nhiều cơ quan chính phủ Mỹ xuất hiện hàng loạt ghế trống. Tuy nhiên, Sanger chỉ ra rằng trên thực tế, Trump không khiến quy mô bộ máy chính quyền thay đổi đáng kể, trừ một số cơ quan như Bộ Giáo dục.
Cơ quan được cho là minh chứng rõ ràng nhất là Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi từng bị Trump gọi là “Bộ Nhà nước Ngầm”. Rex Tillerson, ngoại trưởng đầu tiên dưới thời Trump, kể lại rằng ông từng dành nhiều tháng nghiên cứu về vấn đề giới hạn thẩm quyền, nhằm vạch ra chiến lược cắt giảm 30% nhân sự. Tuy nhiên, quốc hội đã chặn hầu hết đề xuất cắt giảm nhân viên này.
Theo thống kê, đến tháng 6/2019, khi Trump đã nắm quyền quá nửa nhiệm kỳ, gần 40% chức danh trong chính phủ cần Thượng viện phê chuẩn vẫn còn khuyết, hơn 50% chức danh ở Bộ Tư pháp chưa có người đảm nhận. Trong số 24 vị trí cao cấp được liệt kê trên website của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, 12 vị trí đang là tạm quyền hoặc bỏ trống.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 27/1. Ảnh: AFP .
Sau khi Biden lên nắm quyền, Bộ Ngoại giao Mỹ giờ đây nằm dưới sự chỉ đạo của Antony Blinken, thứ trưởng ngoại giao dưới thời Barack Obama và đã gia nhập cơ quan từ năm 1993. Ông mới bổ nhiệm một số vị trí, nhưng ấp ủ kế hoạch lấp đầy ghế trống cơ quan bằng những viên chức chuyên nghiệp phục vụ trọn đời như trước đây.
Dưới thời Trump, các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và viên chức bị coi là “hạt nhân” của “Nhà nước Ngầm” và lần lượt bị gây sức ép rời khỏi chính quyền. Thay vào đó, Trump trọng dụng các quan chức được bổ nhiệm chính trị, làm việc theo nhiệm kỳ và thường không cần sự phê chuẩn của Thượng viện.
Đối với Hội đồng An ninh Quốc gia, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã tăng “gần gấp đôi số lượng nhân viên sẵn sàng bắt tay vào việc so với Trump hồi năm 2017 hay Obama năm 2009″. Dù không nêu con số cụ thể, Nhà Trắng giải thích rằng quyết định này phản ánh “nhu cầu khẩn trương xây dựng, trong một số trường hợp là tái xây dựng, khả năng ứng phó các vấn đề như khí hậu, an ninh mạng, y tế toàn cầu hay phòng thủ sinh học”.
“Trong vấn đề bổ nhiệm với tư cách tân Tổng thống, công việc của Biden gian nan hơn Trump rất nhiều. Tái xây dựng một chính phủ luôn khó khăn hơn là rà soát và cắt giảm nhân viên”, Michael Beschloss, nhà sử học chuyên về quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống Mỹ, nhận định.
Trước cả lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1, Biden đã công bố danh sách đề cử gồm gần như tất cả bộ trưởng trong nội các, cùng những cấp phó trực tiếp của họ. Phần lớn là những gương mặt quen thuộc từ chính quyền Obama. Với nỗ lực nhanh chóng “thanh lọc bộ máy” của Biden, sau khi Trump rời Nhà Trắng, rất nhiều quan chức trong chính quyền tiền nhiệm cũng ra đi.
Tại Lầu Năm Góc, vài ngày trước khi Thượng viện phê chuẩn Lloyd Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên của Mỹ, 20 quan chức cấp cao đã sẵn sàng rời nhiệm sở. Ngày 25/1, Biden sa thải bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley, người phụ trách điều trị Covid-19 cho Trump và từng thừa nhận đã cố đưa ra những thông tin tích cực về sức khỏe của cựu tổng thống. Người thay thế vị trí này là Kevin O’Connor, bác sĩ từng chăm sóc cho Biden khi ông giữ chức phó tổng thống.
Trump dường như cũng tìm cách gây khó dễ cho chính quyền Biden bằng cách đưa một số người trung thành vào những vị trí khó bị sa thải hơn. Vào đêm trước khi Biden nhậm chức, quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã bổ nhiệm Michael Ellis, một đồng minh của Trump, vào vị trí cục trưởng Cục Pháp chế Cơ quan An ninh Quốc gia. Đây được coi là trường hợp điển hình của việc “cài” một quan chức được bổ nhiệm chính trị vào bộ máy nhà nước để đảm nhận một nhiệm vụ phi chính trị, khiến người này rất khó bị loại bỏ.
Bất chấp điều đó, chính quyền mới của Biden vẫn tìm cách “vô hiệu hóa” những người như Ellis, dù có thể vướng phải những rắc rối pháp lý nhất định.
Victoria Coates, người được bổ nhiệm làm lãnh đạo Mạng lưới Truyền thông Trung Đông trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Trump, sở hữu hợp đồng làm việc ít nhất hai năm, không thể bị sa thải trừ khi bị kết trọng án. Tuy nhiên, đội ngũ của Biden cho biết họ không quan tâm đến điều này và khóa email của bà hồi cuối tuần trước, động thái mà Coates gọi là “sự trái ngược gây sốc với lời kêu gọi đoàn kết và hòa giải của Biden”.
Biden cũng đã chuẩn bị sẵn đội ngũ để lấp đầy những ghế trống trong mọi cơ quan của chính phủ, như Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị (HUD) vốn thiếu nhân sự trầm trọng. Lựa chọn đầu tiên và quan trọng nhất cho cơ quan này là Jenn Jones, cố vấn chính sách hàng đầu của cựu bộ trưởng HUD Julian Castro. Bà được bổ nhiệm làm chánh văn phòng, người đứng đầu HUD trên thực tế trong lúc chờ Thượng viện xác nhận Marcia Fudge, người được Biden đề cử làm bộ trưởng.
Tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cơ quan thường bao gồm hơn 100 nhân viên và phần lớn bị coi nhẹ dưới thời Trump, ít nhất 18 người đã nhận nhiệm vụ theo hình thức bổ nhiệm chính trị. Một trong những gương mặt đáng chú ý, được cho là có thể tạo bước ngoặt cho hoạt động của Bộ, là tiến sĩ Benjamin Sommers, nhà kinh tế học y tế từ Đại học Harvard.
Đối với Bộ An ninh Nội địa, quá trình xác nhận Alejandro Mayorkas, người được Biden đề cử làm bộ trưởng, đang bị đình trệ do bất đồng giữa các bên về vấn đề nhập cư. Do đó, chính quyền Biden đã nhanh chóng đưa những người được bổ nhiệm chính trị có quan điểm tương đồng họ vào trong bộ máy.
Tại Bộ Tư pháp, nơi chính quyền Biden nóng lòng đảo ngược những chính sách của Trump về quyền công dân, nhập cư và giám sát cảnh sát, tất cả vị trí lãnh đạo đều được “chọn mặt gửi vàng” cho các cựu quan chức, gồm một số người từng làm việc cho nhiều chính quyền. Cho đến khi Thẩm phán Merrick Garland được xác nhận làm Bộ trưởng Tư pháp, quan chức kỳ cựu Monty Wilkinson sẽ đảm nhiệm công việc ở cơ quan này.
Bên cạnh đó, chính quyền Biden còn nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu với một đội ngũ trẻ, bao gồm nhiều người từng được tuyển chọn dưới thời Obama, sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí liên quan. Tiernan Sittenfeld, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ tại Liên đoàn Cử tri Bảo thủ, cho biết đội ngũ này sẽ nhanh chóng đảo ngược các chính sách của Trump.
“Chính quyền chống lại môi trường và vấn đề khí hậu tồi tệ nhất mà chúng ta từng trải qua rõ ràng không còn tồn tại”, bà nói.
Biden đình chỉ loạt thương vụ vũ khí tỷ đô
Chính quyền Biden hoãn loạt thương vụ vũ khí với nước ngoài, bao gồm việc bán 50 tiêm kích F-35 cho UAE, được khởi xướng dưới thời Trump.
"Bộ Ngoại giao Mỹ đang tạm dừng hoạt động chuyển giao và bán vũ khí để lãnh đạo sắp tới rà soát lại", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 27/1.
Việc đình chỉ các thương vụ vũ khí quy mô lớn "là hoạt động hành chính thông thường" trong quá trình chuyển giao quyền lực nhằm thể hiện cam kết với "minh bạch và quản trị tốt", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo.
Các quan chức Mỹ cho biết các thỏa thuận chuyển nhượng vũ khí bị dừng có hợp đồng bán 50 tiêm kích tàng hình F-35, 18 máy bay không người lái (UAV) và các loại vũ khí khác cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), trị giá 23,4 tỷ USD.
Biên đội F-35 đóng tại căn cứ Hill bay trên Thao trường Thử nghiệm và Huấn luyện Utah, tháng 3/2017. Ảnh: USAF .
Những thương vụ vũ khí mới trị giá hàng tỷ USD này được ký trong những ngày cuối của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump. Thông báo về các hợp đồng được đưa ra không lâu sau khi Trump để thua Joe Biden trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 và Israel ký hiệp định Abraham với Bahrain và UAE về bình thường hóa quan hệ.
Thỏa thuận vũ khí với UAE và một số thương vụ lớn với các quốc gia Arab ở Vùng Vịnh bị các nghị sĩ phản đối, song Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo bỏ qua quốc hội bằng cách tuyên bố bán vũ khí trong trường hợp khẩn cấp. Các nghị sĩ Mỹ lo ngại số vũ khí này có thể được sử dụng trong cuộc chiến tại Yemen, quốc gia chịu khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Thượng viện Mỹ tìm cách ngăn thỏa thuận bán 50 tiêm kích F-35 cho UAE song không thành công. Các thượng nghị sĩ cho rằng việc duyệt bán số thiết bị quốc phòng này quá nhanh và đặt ra nhiều nghi vấn.
Chính quyền cựu tổng thống Trump cho rằng thương vụ bán F-35 cho UAE là biện pháp răn đe Iran. Nếu được thông qua, UAE sẽ là quốc gia Arab đầu tiên và quốc gia Trung Đông thứ hai sở hữu F-35, sau Israel.
Luận tội Trump cản trở Biden thống nhất nước Mỹ Biden dành tuần đầu nhiệm kỳ thuyết phục hai đảng của Mỹ đoàn kết vượt khủng hoảng, nhưng luận tội Trump có thể khiến hy vọng "tan thành mây khói". Sau 4 năm đất nước chìm trong chia rẽ đảng phái nghiêm trọng và nền dân chủ bị đe dọa, nhiều người Mỹ "thở phào" khi Donald Trump lui về khu nghỉ dưỡng...