Bị xử phạt hơn nửa tỷ đồng vì sử dụng 38 tài khoản thao túng cổ phiếu
Ngày 9/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát đi thông báo xử phạt hành chính đối với ông Bùi Ngọc Bút.
Ảnh minh họa.
Ngày 6/11/2018, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 962/QĐ-XPVPHC, xử phạt hành chính số tiền 550 triệu đồng về hành vi đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (Mã chứng khoán: IBC) đối với ông Bùi Ngọc Bút (Địa chỉ: số 12 Ngõ 68 Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Cụ thể, ông Bùi Ngọc Bút đã sử dụng 38 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu IBC.
Căn cứ kết quả xác minh của cơ quan công an, chưa có căn cứ chứng minh ông Bùi Ngọc Bút có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Mức phạt trên được đưa ra theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) được sửa đổi tại Khoản 1 và Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, để khắc phục hậu quả Ông Bùi Ngọc Bút buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là hơn 149 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.
Như vậy, tổng số tiền ông Bùi Ngọc Bút phải nộp là hơn 699 triệu đồng.
Video đang HOT
Vương Gia
Theo phapluatplus.vn
Tham vọng lớn, đại gia Nguyễn Đức Tài gặp khó khăn chưa từng có
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài xoay sở liên hồi để đối mặt với nguy cơ tăng trưởng tụt giảm, vốn không làm hài lòng các cổ đông. Nhưng dường như kết quả và diễn biến thực tế đang cảnh báo những thách thức và nguy cơ cho đại gia này.
Chưa năm nào, Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài lại gặp khó khăn như vậy. Hai quý sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận liên tiếp khiến doanh nhân gốc Nam Định đối với bài toán khó khăn giữ vững tốc độ tăng trưởng.
Việc cổ phiếu sụt giảm liên tục, cổ đông lớn thua lỗ và cổ đông nội bộ, liên quan bán cổ phiếu ra... là những dấu hiệu cho thấy giới hạn tăng trưởng cũng như triển vọng đang là vấn đề lớn đối với một doanh nghiệp tăng trưởng bùng nổ trong nhiều năm trước đó.
MWG vừa trải qua 2 quý liên tiếp sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu mỗi quý sụt giảm 1.000 tỷ đồng, sau khi ghi nhận kỷ lục 22.800 tỷ đồng trong quý 1/2018. Lợi nhuận cũng giảm khoảng 10% mỗi quý.
Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, bán hàng online khiến nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ truyền thống như đế chế Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài hay FPT Retail của ông Trương Gia Bình... đối mặt với nhiều thách thức.
Cú tụt giảm mạnh về giá gần đây khiến chính các cổ đông nhà đại gia nhìn nhau tháo chạy. Người nhà của hàng loạt đại gia trong đó có bà Nguyễn Thị Thu Tâm và Nguyễn Thị Thu Thảo, em gái ông Nguyễn Đức Tài đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu.
Một số cổ đông lớn mất tiền như trưởng hợp Elite Fund - một quỹ đầu tư thành lập tại Phần Lan có thâm niên tại Việt Nam và tiền thân là Mutual Fund Elite - lỗ cả chục triệu USD.
Giấc mơ tỷ USD gặp khó, động lực tăng trưởng bị hoài nghi, mảng điện thoại đã chững lại, mảng điện máy không còn nhiều dư địa tăng trưởng, trong khi mảng Bách hóa xanh thì đang bị cạnh tranh mạnh.
Ông Nguyễn Đức Tài tính kế đối đầu cùng chị hàng chợ, có tín hiệu hiệu tập trung cạnh tranh với chợ truyền thống.
Trong khi ông Võ Trường Thành mất nghiệp ông trùm ngành gỗ, thì Nguyễn Đức Tài đã xây dựng cho mình một đế chế bán lẻ. Tuy nhiên, con giữ vững vị thế của mình không hề dễ trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay.
MWG có dấu hiệu bắt đầu gặp những khó khăn từ trong ra ngoài. Từ những áp lực từ những cổ đông bên trong hay như vấn đề quản lý nhân sự cho tới những áp lực từ các đối thủ bên ngoài cùng với những vấn đề về an toàn, bảo mật của một hệ thống đồ sộ, mạng lưới rộng lớn.
Vụ nữ quản lý siêu thị Điện Máy Xanh bị bảo vệ đâm tử vong qua chưa lâu thì đến vụ rò rỉ thông tin nhiều triệu khách hàng được cho là của Thế giới Di động.
Trong vài ngày qua, thông tin một hacker ngờ công bố đã có trong tay thông tin 5 triệu khách hàng của Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài, bao gồm cả email, lịch sử giao dịch và thậm chí cả thẻ tín dụng đang gây rúng động trong nước.
Hiện tại, chưa thể khẳng định TGDD có bị tấn công hay không, các thông tin thẻ tín dụng này có chính xác hay không nhưng rõ ràng hành động của hacker khiến cho MWG gặp rất nhiều khó khăn. Việc thông tin bị tiết lộ một cách nhỏ giọt đã thu hút sự chú ý của truyền thông.
Ông Nguyễn Đức Tài là một doanh nhân khá trẻ và có tham vọng lớn. Những quyết định táo bạo, những cú bứt phá ngàn tỷ và những tham vọng tỷ USD, nhóm lên nguồn cảm hứng lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Trong đại hội cổ đông năm nay, cổ đông của CTCP Thế giới Di động (MWG) đã thông qua ngân sách 2,5 ngàn tỷ đồng để HĐQT, đại diện là chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài, thực hiện mục tiêu thâu tóm và mở rộng chuỗi cửa hàng điện máy, đồng thời xây dựng một chuỗi cửa hàng dược phẩm.
Kế hoạch phát triển Thế giới Di động của ông Nguyễn Đức Tài đã vượt lên một tầm cao mới, khác hẳn so kế hoạch cũ vừa thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017. Kế hoạch thâu tóm này nhằm mở rộng hệ thống bán lẻ của Thế giới Di động, giờ đã lớn gấp nhiều lần so với hơn 1 năm trước đó.
Tốc độ triển khai cũng rất nhanh với thương vụ mua cổ phần của CTCP Thế giới số Trần Anh (TAG), đối thủ lớn của MWG tại miền Bắc Việt Nam.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán vẫn lớn, rập rình tăng trở lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lớn có kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3 vừa qua vẫn đang đóng vai trò là trụ đỡ cho thị trường như VietJet, Vinhomes, Vincom Retail, Vietcombank, ACB...
MWG sau thông tin bị lộ thông tin khách hàng tiếp tục giảm 2.000 đồng xuống 110.000 đồng, thấp khá nhiều so với đỉnh cao gần 140.000 đồng/cp.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
SHS cho rằng nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi lên khoảng 930-940 điểm để bán giảm tỷ trọng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao cũng chưa nên vội vã giải ngân trong thời điểm này khi mà thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro sau khi trendline tăng trưởng từ năm 2016 đến nay bị xuyên thủng trong phiên 24/10.
Rồng Việt cho rằng, thanh khoản là yếu tố đáng chú ý tại thời điểm này. Trong ngắn hạn, thị trường chưa thể bứt phá với điều kiện thanh khoản hiện tại. Nhà đầu tư cần thận trọng khi mở vị thế mua, nhất là đối với cổ phiếu vốn hóa lớn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/11, Vn-Index tăng 4,12 điểm lên 926,28 điểm; HNX-Index tăng 0,34 điểm lên 104,54 điểm. Upcom-Index tăng 0,44 điểm lên 52,01 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 180 triệu đơn vị, trị giá 3,3 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Tin chứng khoán 9/11: BSR gặp 'điểm nghẽn' tăng trưởng BSR bày tỏ rằng nếu Chính phủ không bảo lãnh cho vay vốn ngân hàng cho BSR thì Nhà máy Lọc dầu Dung Quất "chẳng lần đâu ra tiền mà nâng cấp, mở rộng". BSR gặp 'điểm nghẽn' tăng trưởng Tin chứng khoán: BSR "chẳng lần đâu ra tiền mà nâng cấp, mở rộng" Trong một bản tin phát đi mới đây, Công...