Bị “tố”, lãnh đạo Trung tâm GDNN-GDTX lại được giao xử lý người tố cáo
Bị “tố” sai phạm nhưng Lãnh đạo Trung tâm GDNN-GDTX lại được giao xử lý người tố cáo, liệu có “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?
Liên quan đến vụ việc “Trung tâm GDNN – GDTX thu quỹ sai, bị tố trù dập người tố cáo” như báo điện tử VOV đã thông tin, tại Kết luận nội dung tố cáo số 1629 KL-UBND ngày 28/11/2018, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng yêu cầu ông Lê Hồng Hải – Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX quận Hai Bà Trưng: Chỉ đạo thu hồi số tiền 202.604.000 đồng (quỹ PHHS quỹ khuyến học) và số tiền 68.389.000 đồng (quỹ đoàn Thanh niên) mà cán bộ, giáo viên, nhân viên Tổ GDTX đã ký nhận từ ban PHHS do Ban PHHS do Ban PHHS thu chi sai quy định, trả lại cho Ban PHHS. Ban PHHS có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho PHHS năm 2017-2018 theo quy định.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên 14 Lê Gia Đỉnh, quận Hai Bà Trưng.
Thu chi sai hàng trăm triệu, lãnh đạo chỉ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm
Ngày 7/3/2019, UBND quận Hai Bà Trưng có văn số 249/UBND-TTr về việc đôn đốc tổ chức thực hiện sau Kết luận nội dung tố cáo thu hồi số tiền trên.
Ngày 4/4/2019, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Lê Hồng Hải có công văn số 20CV-TT đề nghị Phó Giám đốc Trung tâm này là bà Nguyễn Thị Tuyết (phụ trách tổ giáo dục thường xuyên chỉ đạo Tổ GDTX lập danh sách thu hồi số tiền trên mà cán bộ, giáo viên nhân viên, Tổ GDTX đã ký nhận từ Ban PHHS do Ban PHHS thu chi sai quy định trả lại cho Ban PHHS. Ban PHHS có trách nhiệm trả số tiền trên cho phụ huynh học sinh năm học 2017-2018.
Trao đổi với PV về việc thực hiện kết luận sau Thanh tra, ông Lê Minh Giang – Phó Chánh thanh tra quận Hai Bà Trưng cho biết, hiện tại UBND thành phố, UBND quận đang giải quyết tiếp đơn tố cáo liên quan đến người dân.
“Sau khi có Kết luận thanh tra có rất nhiều nội dung đơn liên quan như phân công nhiệm vụ, điều chuyển đi nơi khác có tính trù dập, UBND quận theo thẩm quyền trên cơ sở nội dung đơn quận đã làm việc với Trung tâm và các phòng ban liên quan, yêu cầu Giám đốc Trung tâm phải thực hiện việc thu hồi số tiền trên”, ông Giang cho biết.
Vị Phó Chánh thanh tra quận Hai Bà Trưng khẳng định, việc thu quỹ sai và sử dụng quỹ sai trước hết thuộc về trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm; đồng thời phải thu hồi và trả lại cho Ban phụ huynh học sinh để trả lại cho từng học sinh đã đóng.
“Việc dùng quỹ phụ huynh học sinh vào việc chi cho giáo viên như may quần áo, ăn uống, quà biếu là hoàn toàn không đúng, Giám đốc Trung tâm phải chịu trách nhiệm về việc này. Sau này quá trình thu lại tiền từ giáo viên có khó khăn thì phải có văn bản báo cáo”- ông Giang nói.
Cả trăm triệu chi sai vẫn chưa được thu hồi, trách nhiệm thuộc về ai?
Video đang HOT
Báo cáo thanh tra quận Hai Bà Trưng, ông Lê Hồng Hải- Giám đốc Trung GDNN-GDTX quận nêu: Đến nay số tiền thu hồi lại được 144.268.000 đồng, tổng số tiền không thu được là 17.602.000 đồng của 2 viên chức và 1 lao động hợp đồng và số tiền không thu được của những người đã chuyển đi, nghỉ hưu và khách là 24.017.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền nhà trường chi sai cho các hoạt động từ 3 quỹ là 86.052.000 đồng, không được lãnh đạo nhà trường đề cập, có thuộc về trách nhiệm người đứng đầu.
Cũng tại báo cáo này, lãnh đạo Trung tâm khẳng định: quá trình thực hiện thu hồi tiền trả lại cho Ban PHHS mặc dù gặp nhiều khó khăn, vì theo đa số viên chức, lao động hợp đồng của Tổ GDTX lương thấp. Khi nhận bồi dưỡng từ Ban PHHS thì đã chia lẻ rải rác suốt năm học, đến khi quyết định thu hồi lại cùng một lúc với số tiền lớn nên gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù khẳng định đời sống giáo viên, nhân viên có lương thấp, gặp khó khăn khi bị thu hồi một số tiền lớn, nhưng cũng tại văn bản này, ông Lê Hồng Hải lại có kiến nghị và đề xuất Thanh tra quận Hai Bà Trưng xử lý đối với 3 trường hợp mà Trung tâm chưa thu hồi được tiền, trong đó lãnh đạo Trung tâm đề nghị trực tiếp xử lý 2 người tố cáo. Hai người này là những công dân đã trực tiếp đứng lên tố cáo sai phạm của chính ông Lê Hồng Hải và bà Nguyễn Thị Tuyết. Một số nội dung tố cáo của các công dân này được UBND quận Hai Bà Trưng xác minh là đúng.
Người tố cáo tố bị trù dập, điều động không đúng quy định?
Về nội dung Kết luận của UBND quận Hai Bà Trưng, những người tố cáo cho rằng, Kết luận thanh tra chung chung và chưa đúng vấn đề. Vì trên thực tế số tiền này do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thu theo chỉ đạo của Phó Giám đốc nhà trường là bà Nguyễn Thị Tuyết, các khoản thu có ký xác nhận của bà Tuyết và nhân viên Văn phòng, sau đó nộp cho Văn phòng Tổ Giáo dục thường xuyên.
Những công dân này khẳng định, “Ban PHHS không hề đứng ra thu của học sinh và chúng tôi chưa nhận bồi dưỡng từ Ban PHHS mà từ nhà trường”.
Ngoài ra khi tiến hành thu hồi những khoản đã chi sai cho giáo viên, nhân viên theo công văn 20/CV-TT “lập danh sách thu hồi số tiền”, nhưng đến nay không có thông báo cụ thể số tiền, danh sách người nộp tiền. Vì thế một số giáo viên, nhân viên không biết mình phải nộp bao nhiều tiền đã nhận từ các loại quỹ thu sai này.
Họ cho biết: “Nếu như nhà trường thông báo công khai, minh bạch danh sách tiền phải nộp trả, chứng từ ký nhận, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cùng với nhà trường hoàn lại số tiền thu sai và chi sai của nhà trường”.
Cũng theo những công dân này, tại cuộc họp chi bộ Đảng tháng 5/2019, họ bị yêu cầu làm Kiểm điểm Đảng viên vì không làm theo Nghị quyết. Họ rất lo lắng và lúng túng vì không biết số tiền phải nộp lại bao nhiêu.
Quá trình làm việc với PV, những công dân cho biết, ngay sau khi có Kết luận nội dung tố cáo của UBND quận Hai Bà Trưng, một số đảng viên, người tố cáo tố bị lãnh đạo Trung tâm trù dập. Cụ thể, có giáo viên dạy Văn năm học 2018-2019 được phân công dạy 17 tiết/tuần nhưng sau khi được xác định là người tố cáo lãnh đạo nhà trường họ đã bị không cho dạy đúng chuyên môn. Mà việc đình chỉ này là do bà Nguyễn Thị Tuyết với tư cách là lãnh người phụ trách Tổ giáo dục thường xuyên thực hiện.
Trong đơn kêu cứu đến tòa soạn Báo điện tử VOV.VN, công dân cho rằng, bà Nguyễn Thị Tuyết tước quyền đứng lớp của giáo viên- trù dập người tố cáo. Theo đó, trong cuộc họp ngày 19/11/2018 bà Tuyết thông báo nhận được các đơn của học sinh, phụ huynh đối với giáo viên tố cáo, trong đó có nội dung giáo viên không trả bài cho học sinh, đi dép.
Ngày 20/11/2018, bà Tuyết tổ chức cuộc họp không thông báo trước yêu cầu giáo viên giải trình. Đến ngày 28/11/2018 bà Tuyết tiếp tục tổ chức cuộc họp cũng không thông báo trước kết luận sự việc, tước quyền đứng lớp của giáo viên. Ngay sau đó, bà này đình chỉ không cho giáo viên dạy các lớp theo chuyên môn đã được phân công mà điều chuyển tham gia vào công việc mới trực lớp xóa mù, không phù hợp với chuyên môn.
Theo công dân phản ánh, việc họ bị điều chuyển công việc từ tháng 12/2018 đến nay là tháng 5/2019 nhưng không hề có bất cứ một quyết định và không có thời hạn. “Giờ đây, chúng tôi những người dám đứng lên đấu tranh chống tiêu cực bị cô lập, các giáo viên trong trường đều ngại không giao tiếp với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu và cảm thông với họ cũng vì miếng cơm manh áo của mình nên họ phải chịu sức ép không dám trái lệnh trên mà thôi”.
Một giáo viên giấu tên nói: “Tôi khẳng định người tố cáo bị trù dập, ngay cả cá nhân tôi cũng bị họ trù dập. Cô giáo này là một giáo viên dạy giỏi, một chủ nhiệm giỏi chưa có vi phạm nào nhưng sau khi cô có đơn tố việc làm sai trái của Trung tâm thì bị thuyên chuyển công việc không đúng với chuyên môn vị trí việc làm. Ngay bản thân tôi, trước đây phát hiện bà Tuyết có những việc làm sai thì cũng trù dập không được chủ nhiệm lớp, trong khi đó có những thầy cô chủ nhiệm 2 lớp liền. Chúng tôi là viên chức giảng dạy nhiều năm có kinh nghiệm, thậm chí đạt giải thi giáo viên giỏi nhưng hiện bị gạt ra để bố trí cho những giáo viên khác. Đối với bà Tuyết, bà hay dùng việc nói cô này, cô kia có đơn thư gửi đến trường để khống chế, trù dập. Bản thân tôi, bà Tuyết cũng nói là có đơn thư tố cáo”.
Công dân này cho biết thêm “đối với trường hợp của cô giáo đang bị bà Tuyết nói “có đơn thư” để điều chuyển công việc khác, tôi thấy không bình thường vì đơn thư của học sinh nhưng lại được đánh bằng văn bản. Tôi lên lớp tâm sự với nhiều học sinh, học sinh chia sẻ cô Tuyết bảo chúng em ký. Đây là môi trường giáo dục nhưng cách hành xử lại rất phản giáo dục”.
Giao người bị tố cáo xử lý người tố cáo, có “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?
Liên quan đến việc điều chuyển giáo viên, ông Phó Thanh tra Quận nhìn nhận, theo phân cấp lãnh đạo nếu phân công, luân chuyển giáo viên theo vị trí việc làm là đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, cần nhìn nhận việc phân công giáo viên có đúng vị trí hay không, vấn đề này cũng cần phải trao đổi.
Vị Thanh tra này thông tin, kể từ sau khi sáp nhập 3 đơn vị tại Trung tâm này có rất nhiều đơn thư tố cáo là do nội bộ mất đoàn kết. Sau khi tiếp nhận nội dung tố cáo, UBND thành phố đã giao cho thanh tra thành phố xem xét. Đối với nội dung phân công nhiệm vụ, Thành phố đã chuyển cho quận và hiện nay quận giao cho lãnh đạo Trung tâm GDNN-GDTX xem xét.
Dư luận đặt câu hỏi, với trách nhiệm của người đứng đầu, ông Hải để bà Tuyết chỉ đạo thu sai, chi sai không mục đích, tổng số tiền hơn 270 triệu đồng, gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục thì với việc Kết luận kiến nghị xử lý bằng hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm với Giám đốc Trung GDNN-GDTX và bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm này là đã đủ sức răn đe và đúng quy định của pháp luật?.
Việc UBND quận Hai Bà Trưng giao cho chính lãnh đạo Trung tâm này (những người đang bị tố cáo) trực tiếp giải quyết đơn thư công dân về việc phân công nhiệm vụ. Công dân cho rằng như vậy chẳng khác nào vừa đá bóng, vừa thổi còi, liệu có đảm bảo được công bằng, khách quan hay không, như thế đã tốt chưa?.
Đề nghị quận Hai Bà Trưng sớm chỉ đạo cơ quan chức năng quản lý Nhà nước vào cuộc để làm rõ theo yêu cầu của công dân tố cáo.
VOV.VN tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo VOV
Giáo dục nhiều tiêu cực do xã hội 'loạn chuẩn' thời 4.0
Ông Giản Tư Trung cho rằng hiện nay, nhiều giá trị bị thách thức, chuẩn mực đảo lộn, niềm tin đổ vỡ, dẫn đến các vụ việc tiêu cực của giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
Mở đầu tọa đàm "Giải pháp giáo dục nào cho thời loạn chuẩn" diễn ra sáng 22/5 ở TP.HCM, ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Giáo dục IRED - điểm lại một loạt sự việc đáng quên của ngành giáo dục và xã hội trong thời gian gần đây. Từ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, đến chuyện thỉnh vong ở chùa Ba Vàng, cưỡng hiếp bạn học ở Quảng Trị, học sinh đánh bạn tàn bạo ở Hưng Yên, rồi chuyện "giang hồ mạng" Khá Bảnh, hiện tượng Phúc XO...
"Nếu nói chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, những sự việc kể trên cũng là một biểu hiện của thời 4.0 đó chứ. Tôi đi đâu cũng nghe người ta nói tới kinh tế, công nghệ thời 4.0, rồi robot, trí tuệ nhân tạo, nhưng tuyệt nhiên không thấy đề cập văn hóa thời này như thế nào, giáo dục sẽ ra sao. Nếu phải dùng từ nào để gọi tên những hiện tượng ấy, tôi cho rằng đó là loạn chuẩn", ông Trung nói.
Ông Giản Tư Trung cho rằng chân giá trị bị đảo lộn dẫn đến nhiều vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục và cả xã hội. Ảnh: M.N.
Cũng theo nhà hoạt động giáo dục này, thời đại hiện nay biến động chóng mặt và khôn lường. Ông ví von nếu lịch sử Việt Nam 4.000 năm cộng lại cũng không bằng sự thay đổi của riêng thế kỷ 20, thì sự thay đổi của cả một thế kỷ cũng không bằng biến động của 10 năm đầu thế kỷ 21.
Trong cơn biến động chóng mặt và khôn lường đó, mọi giá trị đều bị thách thức, nhiều chuẩn mực đảo lộn, không ít niềm tin đổ vỡ. Điều này khiến con người trở nên hoang mang, không phân biệt được đâu là đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà.
Theo ông, bởi vì loạn chuẩn nên nhiều người vẫn ngộ nhận giữa tự do và hoang dã, giữa chân thật và trơ trẽn, giữa cá tính và quái tính, giữa đức tin và mê tín.
"Ai cũng có quyền tự do, các bạn trẻ thường nhân danh quyền tự do của cá nhân để làm điều mình thích. Nhưng các bạn quên mất rằng tự do cũng giới hạn, nếu vượt qua giới hạn đó không còn tự do nữa, mà trở thành hoang dã. Hoang dã cũng là tự do, cũng được làm tất cả điều mình muốn nhưng hoang dã không có giới hạn, còn tự do thì có giới hạn", ông Trung nêu quan điểm.
Người này cho rằng giới hạn đó nằm ở "bốn đạo": Đạo luật (của Nhà nước), đạo lý (của xã hội), đạo thiêng (đời sống tâm linh), đạo sống (lương tri của mình). Sống đạp lên các "đạo" này sẽ là vượt qua ranh giới của tự do, để bước qua thế giới của nổi loạn hay hoang dã.
Tương tự, ông cho rằng chân thật, cá tính, và đức tin là những điều rất đẹp đẽ và cần có của mỗi người. Khi đã bước qua giới hạn, chân thật trở thành trơ trẽn, cá tính thành quái tính, và đức tin đẩy con người đến mê tín, cuồng tín.
Chính vì nhiều giá trị bị thách thức, giá trị bị đảo lộn, niềm tin đổ vỡ nên chưa bao giờ, chưa có thời đại nào mà cha mẹ và thầy cô lại gặp nhiều thách thức như vậy trong việc dạy con và dạy trò như hiện nay. Làm sao để trẻ sống đúng, sống chuẩn trở thành câu hỏi của thời đại.
Theo ông Giản Tư Trung, trước hết, thầy cô và phụ huynh phải giúp các em định nghĩa lại giá trị chuẩn. Thế giới biến động vẫn luôn có những giá trị bất biến, luôn đúng ở mọi không gian và thời gian.
"Không có cách nào ngoài sự học, nhưng là sự học trong khai minh và khai tâm, hay còn gọi là khai phóng. Thầy cô, nhà trường, cha mẹ nên hướng các con đến nền giáo dục khai phóng, hiểu mình, hiểu người, hiểu đời và chú trọng nhân tính, quốc tính, cá tính. Sự học khai phóng xoay quanh 3 câu hỏi: Tại sao phải học và học để làm gì?, Học gì để đạt được mục tiêu đó? Học như thế nào?", ông Trung nêu.
Theo Zing
Khi Giáo dục ngăn học sinh, thầy cô bêu xấu ngành mình... Ai cũng nói về việc phải tạo ra một môi trường giáo dục lấy người học làm trung tâm, thế nhưng cái quyền được nói thật của "đối tượng trung tâm" lại đang bị đe doạ bởi những quy định kỳ quặc, không giống ai của chính ngành giáo dục. Nếu ngành nào cũng cấm Một em học sinh ở Sơn La, Hà...